Các tin tức tại MEDlatec

Bệnh lang trắng ở trẻ em - Sự nhầm lẫn bệnh lý các phụ huynh cần biết

Ngày 20/12/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Khi thấy trên da trẻ xuất hiện những vùng loang trắng, bị ngứa ngáy, nhiều phụ huynh cho rằng con đã bị bệnh lang trắng ở trẻ em. Nhưng thực tế, tình trạng này có phải là bệnh lang trắng không hay là bệnh lý khác. MEDLATEC sẽ chia sẻ thông tin chi tiết trong bài viết sau đây.

1. Có bệnh lang trắng ở trẻ em không và sự nhầm lẫn thường gặp

Trong thực tế, rất nhiều phụ huynh nhầm lẫn giữa bệnh lang ben bệnh lang trắng ở trẻ em. Cụ thể hơn, bệnh lang trắng chỉ là bệnh lý được nhiều người truyền miệng nhưng trong y học không tồn tại căn bệnh này. 

Thay vào đó, bệnh lang ben ở trẻ là bệnh lý da liễu liên quan đến ký sinh nấm. Khi đó, da của trẻ bắt đầu xuất hiện nhiều vùng sắc tố không đồng nhất, màu sáng (loang trắng) hoặc màu tối. 

Bệnh lang trắng ở trẻ em không tồn tại, thường bị nhầm với bệnh lang ben liên quan đến tình trạng ký sinh nấm

Lang ben có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Trong nhiều trường hợp vùng bị loang thường nổi vảy, bong đi một cách tự nhiên. Tuy nhiên nếu vùng loang trắng tiếp tục gây ngứa, lan rộng, trẻ cần được điều trị. Trường hợp không điều trị sớm, khu vực da tổn thương sẽ ngày càng lan rộng, khiến trẻ khó chịu hơn.

2. Nguyên nhân và triệu chứng 

2.1. Nguyên nhân 

Nguyên nhân gây bệnh lang ben ở trẻ em là do nấm ký sinh phát triển trên da. Loại nấm này đặc biệt sinh trưởng mạnh dưới tác động của một số điều kiện sau: 

  • Vận động thể lực cường độ cao: Gây toát mồ hôi, tập trung tại vùng lưng, vùng ngực, vùng cổ, vùng bẹn. Trường hợp mồ hôi không được thấm khô, nấm sẽ sinh sôi thuận lợi. 
  • Vệ sinh cơ thể không đúng cách: Khi tắm rửa, nhiều ba mẹ thường quên lau khô cơ thể cho trẻ. Khi đó, nấm có thể phát triển mạnh hơn gây lang ben. 
  • Điều kiện môi trường ẩm ướt, nóng ẩm: Độ ẩm môi trường tăng cao kết hợp thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện lý tưởng cho nấm sinh sôi. Với sức đề kháng còn non nớt, cơ thể trẻ khó chống lại sự tấn công của nấm. 
  • Đặc điểm cơ địa của từng trẻ: Những trẻ sở hữu làn da nhờn, kết hợp nội tiết tố thay đổi, nấm dễ sinh sôi mạnh, dẫn đến bệnh lang ben. 

Trẻ vận động thể lực cường độ cao dễ bị tiết mồ hôi tạo điều kiện cho nấm phát triển 

2.2. Triệu chứng 

Triệu chứng dễ nhận thấy ở trẻ bị bệnh là trên da xuất hiện nhiều mảng trắng, đôi khi là mảng hồng hoặc mảng nâu nhạt. Ngoài ra, bề mặt da của trẻ còn nổi vảy mịn. Nếu thời tiết không thay đổi thất thường, vùng loang trắng hầu như không bị ngứa. Bên cạnh đó, trẻ còn biểu hiện một vài triệu chứng như:

  • Vùng loang trắng bị tổn thương. 
  • Lang ben tập trung nhiều trước ngực, lưng. 
  • Trẻ thường bị ngứa khi đổ mồ hôi, nhiệt độ môi trường tăng cao, triệu chứng ngứa hay xuất hiện vào mùa hè. 
  • Vùng loang trắng xuất hiện ngày càng nhiều, gây suy yếu hệ miễn dịch. 

Ngứa ngáy khi đổ mồ hôi hoặc khi thời tiết nóng bức là triệu chứng thường xuất hiện ở trẻ bị lang ben 

Những triệu chứng trên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, dễ khiến mọi người chủ quan. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, bạn cần đưa trẻ đi khám da liễu

3. Bệnh lang ben ở trẻ có nguy hiểm không?

Như vậy, phụ huynh đã phần nào được giải đáp cụ thể về bệnh lang ben và bệnh lang trắng ở trẻ em. Bệnh lý này hầu như không tác động nghiêm trọng đến sức khỏe. Thực tế, bệnh lý da liễu này chỉ gây mất thẩm mỹ, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của trẻ. Tuy vậy, bệnh lang ben có thể lây lan qua đường tiếp xúc gần, sử dụng chung đồ dùng cá nhân. 

4. Cách chẩn đoán và điều trị 

4.1. Chẩn đoán 

Dựa vào triệu chứng kết hợp một vài biện pháp kiểm tra, bác sĩ không khó để xác định trẻ có đang bị lang ben hay không. Cụ thể:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ trước tiên sẽ thăm hỏi triệu chứng, kiểm tra dấu hiệu bất thường trên da của trẻ, khai thác tiền sử bệnh lý. 
  • Soi da bằng đèn Wood: Bác sĩ dùng đèn Wood chiếu ánh sáng chứa tia cực tím lên da. Biện pháp soi da giúp kiểm tra vùng loang trắng và nhiều bất thường khác trên da. 
  • Kỹ thuật nhuộm soi vi nấm: Phương pháp cho phép kiểm tra nấm phát triển trên da (soi mẫu bệnh phẩm lấy từ vùng da tổn thương dưới kính hiển vi). 

4.2. Điều trị

Tuy rằng không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng bệnh lại khiến trẻ gặp phải nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh lý này chủ yếu được điều trị bằng thuốc bôi ngoài da, sử dụng dầu gội hoặc loại dung dịch chuyên dụng khác. 

Đôi khi, trẻ cần dùng thuốc uống chống nấm từ bên trong 

Nếu như vùng loang trắng lan rộng, trẻ có thể được kê đơn dùng thêm thuốc uống, kháng sinh chống nấm giúp ngăn chặn nấm từ bên trong. Trong thời gian cho trẻ dùng thuốc, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. 

Trường hợp nhận thấy trẻ không thuyên giảm bệnh lý, bạn cần thông báo với bác sĩ để đổi thuốc, điều chỉnh phương pháp điều trị. Ngoài ra trong khi cho trẻ dùng thuốc, bạn nên để trẻ mặc đồ thoáng mát, không bó sát. Đồng thời, bạn không nên cho trẻ vận động mạnh dẫn đến tình trạng tiết mồ hôi. 

5. Cách phòng ngừa bệnh lang ben ở trẻ em

Bệnh lang ben ở trẻ có thể được phòng ngừa nếu ba mẹ chú ý đến trẻ. Cụ thể, bạn nên thử áp dụng một vài biện pháp đơn giản như: 

  • Không cho trẻ dùng những sản phẩm gây kích thích da, gây nhờn da. 
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời gay gắt. Nếu trẻ phải ra ngoài, bạn cần che chắn cho trẻ. 
  • Không cho trẻ mặc quần áo bó sát, quần áo ẩm ướt chưa khô hoàn toàn.
  • Lau khô cơ thể trẻ sau khi tắm rửa cho trẻ. 
  • Bổ sung cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng thông qua chế độ ăn khoa học, đặc biệt là bổ sung vitamin và khoáng chất kẽm. 
  • Với trẻ sơ sinh, bạn cần thay tã thường xuyên cho trẻ.

Bạn cần lau khô cơ thể trẻ sau khi tắm rửa cho trẻ

Nếu như nhận thấy dấu hiệu bất thường trên da của trẻ, bạn cần nhanh chóng cho trẻ đi khám da liễu, không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc tại nhà. Vì nếu sử dụng loại thuốc không phù hợp, tình trạng bệnh lý ở trẻ có thể trở nên nghiêm trọng hơn. 

Nhìn chung, không có bệnh lang trắng ở trẻ em mà đó là bệnh lý lang ben. Bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Thế nhưng nếu không điều trị sớm, tình trạng tổn thương da sẽ lan rộng, khiến trẻ bị khó chịu, quấy khóc lóc, gây mất thẩm mỹ về sau cho trẻ. Vì thế nếu nhận thấy trẻ xuất hiện triệu chứng của tình trạng bệnh lý này, bạn nên cho trẻ đi khám tại chuyên khoa Da liễu hoặc chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt đặt lịch khám cụ thể, Quý khách hãy liên hệ với MEDLATEC theo tổng đài tư vấn 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.