Tin tức

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời: Hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ

Ngày 17/12/2024
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời là một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và cẩn thận để đảm bảo trẻ lớn lên khỏe mạnh, an toàn. Nắm vững được những kiến thức cơ bản về cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời qua những chia sẻ sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ trải qua khoảng thời gian này một cách nhẹ nhàng.

1. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời trong những ngày đầu

1.1. Vệ sinh cơ thể cho trẻ sơ sinh

Những ngày đầu sau sinh, cha mẹ chỉ nên dùng sữa tắm dịu nhẹ và tắm cho con bằng nước ấm. Hãy dùng khăn bông mềm lau rửa nhẹ nhàng vùng cổ, tay, chân và vùng kín của bé.

Điều đặc biệt trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời cha mẹ cần lưu tâm là vệ sinh rốn cho trẻ. Vùng rốn của trẻ cần luôn khô ráo và sạch sẽ. Hàng ngày, cha mẹ nên vệ sinh rốn cho trẻ bằng tăm bông và cồn 70 độ.

Trẻ sơ sinh mới chào đời cần được tắm bằng nước ấm và sữa tắm dịu nhẹ với da

Trẻ sơ sinh mới chào đời cần được tắm bằng nước ấm và sữa tắm dịu nhẹ với da

1.2. Chăm sóc da và tắm nắng cho bé

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh, đề kháng kém nên dễ bị tổn thương. Vì vậy, ngoài việc vệ sinh sạch sẽ, cha mẹ cũng cần phải chăm sóc da cho trẻ đúng cách. Nên dùng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp với trẻ sơ sinh, không chứa chất độc hại để bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ.

Hàng ngày, cha mẹ cũng nên cho con tắm nắng vào buổi sáng sớm cho con khoảng 5 - 10 phút. Tắm nắng là cách giúp trẻ sơ sinh hấp thụ vitamin D, giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa bệnh còi xương. 

2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời khi cho trẻ bú

Sữa là nguồn dinh dưỡng chính trong những tháng đầu đời của trẻ và cách thức cho trẻ bú sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé. Để biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời qua quá trình cho con bú, mẹ cần lưu ý:

2.1. Đối với trẻ bú sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, vì sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và chứa kháng thể bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật.

Trẻ sơ sinh cần bú mẹ ít nhất 8 - 12 lần mỗi ngày, tương đương với 2 - 3 giờ/cữ bú. Để trẻ bú hiệu quả, mẹ cần đảm bảo cho con ngậm đúng khớp ngậm bao gồm cả núm vú và quầng vú. 

Mẹ có thể cho bé nằm ngang bên cạnh mình và dùng tay nâng bé lên để ngậm vú. Tư thế này giúp trẻ không bị mỏi và dễ dàng bú sữa. Hoặc mẹ cũng có thể ngồi thoải mái, tựa lưng vào điểm cố định, dùng một chiếc gối hỗ trợ để nâng bé lên và cho bé bú. Tư thế này sẽ giúp trẻ bú thoải mái và mẹ cũng không bị đau lưng.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời trong các lần bú sữa mẹ không có quy tắc cụ thể về thời gian cho trẻ bú, vì mỗi trẻ có nhu cầu khác nhau. Mẹ nên để bé bú hết một bên vú sau đó mới cho con chuyển sang bên vú còn lại. Trung bình, trẻ có thể bú 15 - 20 phút/bên vú. 

Mẹ có thể dựa trên một số dấu hiệu sau để quan sát và nhận biết trẻ bú đủ sữa:

- Trẻ bú hết một bên vú và có vẻ thỏa mãn, không khóc hoặc có dấu hiệu đói sau khi bú.

- Trẻ có giấc ngủ sâu trong vài giờ sau khi bú.

- Trẻ có sự tăng trưởng cân nặng đều đặn.

Gợi ý cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời qua các tư thế bú thoải mái cho mẹ và bé

Gợi ý cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời qua các tư thế bú thoải mái cho mẹ và bé 

2.2. Đối với trẻ dùng sữa công thức

Trong một số trường hợp, mẹ không thể cho trẻ bú trực tiếp sữa mẹ được, lúc này trẻ sẽ thay thế sữa mẹ bằng sữa công thức. Sữa công thức có thành phần dinh dưỡng gần giống với sữa mẹ nhưng cũng sẽ có thêm các thành phần đặc biệt để hỗ trợ hệ tiêu hóa non yếu của trẻ.

Trước khi cho trẻ dùng sữa công thức, mẹ cần đảm bảo rằng bình sữa và các dụng cụ khác được tiệt trùng hoàn toàn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con. Nên dùng nước pha sữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Khi cho trẻ bú bình, mẹ cần đảm bảo cho trẻ ngậm đúng khớp ngậm, tránh nuốt hơi khi ti bình. Mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu đói của trẻ để quyết định thời gian giữa các bữa bú.

Mỗi giai đoạn phát triển trẻ cần một lượng sữa nhất định. Lúc đầu, trẻ có thể chỉ uống một ít sữa, nhưng sau vài tuần, lượng sữa sẽ tăng lên khoảng 90 - 120 ml/cữ bú.

2.3. Lưu ý khi cho trẻ bú

Sau mỗi bữa bú sữa mẹ hay sữa công thức, mẹ đều cần vỗ ợ hơi cho con, tránh tình trạng đầy hơi và khó chịu. Mẹ cần kiên nhẫn và cẩn thận để đảm bảo trẻ nhận đủ dinh dưỡng và cảm thấy an toàn trong quá trình bú.

3. Cách chăm sóc cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh

3.1. Trẻ cần ngủ trong môi trường an toàn

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời không thể bỏ qua các vấn đề về giấc ngủ. Vì vậy, mẹ nên chọn một chiếc nôi hoặc cũi có kích thước vừa vặn và có thành cao để bảo vệ bé không bị ngã trong giấc ngủ.

Nhiệt độ phòng lý tưởng cho trẻ sơ sinh là khoảng 22 - 24 độ C. Mẹ cần tránh để bé ngủ trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh.

Môi trường an toàn với điều kiện ánh sáng dịu nhẹ giúp trẻ sơ sinh có giấc ngủ sâu

Môi trường an toàn với điều kiện ánh sáng dịu nhẹ giúp trẻ sơ sinh có giấc ngủ sâu

3.2. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 16 - 18 giờ/ngày. Trong những tháng đầu, bé có thể ngủ giấc ngắn và thức dậy để bú sữa. Để tránh tình trạng hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), các chuyên gia khuyến cáo nên cho bé nằm ngửa khi ngủ.

4. Chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh trong thời gian mới chào đời

4.1. Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ 

Tiêm vắc xin phòng bệnh là một trong những cách chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ cần đặc biệt quan tâm. Trẻ sơ sinh cần được tiêm các mũi tiêm phòng cơ bản như viêm gan B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván... theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể sốt nhẹ. Nếu trẻ sốt, cha mẹ có thể chườm ấm cho con và theo dõi các biểu hiện gặp phải, nếu phát hiện bất thường cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế.

4.2. Khám sức khỏe định kỳ

Mẹ nên cho con thăm khám bác sĩ Nhi khoa hàng năm để kiểm tra cân nặng, chiều cao và sự phát triển toàn diện của trẻ. Các bác sĩ sẽ kiểm tra các mốc phát triển của trẻ để đảm bảo trẻ đang phát triển bình thường.

Hy vọng rằng các thông tin trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh biết thêm về cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời để chăm sóc con yêu tốt nhất. Trường hợp phát hiện dấu hiệu nghi ngờ bất thường về sức khỏe của trẻ, cha mẹ có thể liên hệ đặt lịch khám cho con cùng bác sĩ chuyên khoa Nhi - Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ