Các tin tức tại MEDlatec

Bệnh lao hạch có lây không? Các triệu chứng của bệnh?

Ngày 03/04/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Lao hạch có thể khởi phát ở cả nam và nữ, kể cả trẻ em, người già. Khi mắc bệnh, một số bộ phận trên cơ thể sẽ xuất hiện khối hạch, điển hình như nách, cổ, bẹn,... là những vị trí thường gặp nhất. Vậy bệnh lao hạch có nguy hiểm không? 

1. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân

Hầu hết những đối tượng khi bị bệnh lao đều xuất hiện một hoặc một vài khối hạch với kích thước ngày một lớn hơn. Ở thời điểm khởi phát, người bệnh thường khó có thể nhận biết bệnh và chỉ khi khối hạch lớn kèm theo một vài triệu chứng thì mới cảm thấy bất thường. Vậy bệnh lao hạch có nghiêm trọng không? Thực tế, để xác định bệnh có nguy hiểm không thì bác sĩ cần phải thăm khám và chẩn đoán thể hạch.

Các triệu chứng phổ biến ở người bị lao hạch

Phần lớn các bệnh nhân đều cảm nhận được sự phát triển của hạch với kích thước ngày một lớn hơn nhưng hoàn toàn không gây ra triệu chứng đau nhức. Mặt khác, mật độ của các khối hạch cũng khá chắc chắn, tại vị trí vùng da xuất hiện hạch cũng không có biểu hiện đỏ hoặc nóng, làn da nhẵn. Đa số các trường hợp đều nhận thấy hạch xuất hiện với số lượng ngày một nhiều hơn và cùng có biểu hiện sưng. Theo thời gian, chúng sẽ tạo thành một chuỗi với nhiều hạch hoặc chỉ có một hạch duy nhất nhưng sưng rất to ở vùng da trên cổ.

Bệnh nhân cảm nhận khối hạch sưng và đau

Những trường hợp bị bệnh hạch ở dạng viêm hạch lao phì đại (hay còn gọi là khối u) thì vùng cổ của bệnh nhân sẽ xuất hiện khối u ở cổ. Một số bệnh nhân cảm thấy có một vài hoặc nhiều hạch tập trung lại và nổi lên khá to. Sau một thời gian, chúng sẽ kết dính lại với nhau tạo thành một khối lớn nhưng hoàn toàn không làm đỏ da hoặc gây đau. Ngoài ra, những bệnh nhân bị hạch ở vùng mang tai, dưới hàm,... vẫn có nguy cơ cao bị phì đại.

2. Các giai đoạn phát triển của bệnh lao hạch

Khi mắc bệnh lao hạch, bệnh nhân có thể cảm nhận được sự xuất hiện của một hoặc nhiều hạch. Tuy nhiên, không phải bệnh khởi phát ngay thời điểm khối hạch nổi lên ngoài bề mặt da. Thực tế, hạch đã phát sinh, ẩn náu và phát triển bên trong một thời gian rồi mới lộ ra ngoài. Ngoài ra, hạch có thể xuất hiện độc lập ở nhiều vị trí khác nhau hoặc tập trung lại tại một vùng da.

Theo bác sĩ, các thể hạch của bệnh lý này thường phát triển với 3 giai đoạn đặc trưng, cụ thể như:

  • Giai đoạn đầu: hạch có biểu hiện sưng nhẹ, kích thước của các khối hạch không đều nhau và có thể dịch chuyển sang nhiều vị trí khác. Sau một thời gian, kích thước khối hạch sẽ lớn hơn rõ rệt và đặc trưng cho tình trạng viêm quanh hạch hoặc viêm hạch do nhiễm khuẩn.

Khối hạch chỉ sưng nhẹ trong giai đoạn đầu

  • Giai đoạn hai: thường đặc trưng đối với thể viêm hạch hoặc viêm quanh hạch. Ở những trường hợp này, hạch thường xuất hiện với kích thước khá lớn. Đồng thời, các hạch có thể dính vào nhau thành mảng hoặc dính vào da và các tổ chức xung quanh làm hạn chế di động.

  • Giai đoạn ba hay còn gọi là giai đoạn nhuyễn hóa: thường đặc trưng với tình trạng hạch mềm dần, khi chạm vào có thể cảm nhận được sự bùng nhùng ở vùng da xung quanh vị trí hạch xuất hiện. Bên cạnh đó, vùng da này thường có biểu hiện sưng tấy kèm theo sắc da hơi đỏ nhưng hoàn toàn không đau, không nóng. Quan sát kĩ có thể thấy trên miệng khối hạch xuất hiện mủ, có miệng và nhăn nhúm như sẹo. Nếu nước mủ chảy ra, bệnh nhân có thể thấy những bã đậu lổn nhổn và màu xanh nhạt.

Nhìn chung, từ thời điểm bệnh xuất hiện đến khi khởi phát thành những triệu chứng trên có thể, bệnh nhân hoàn toàn không bị ảnh hưởng nhiều. Một số ít trường hợp, sức đề kháng yếu, bệnh nhân có thể thường xuyên bị sốt hoặc xuất hiện cảm giác mệt mỏi. Ngoài ra, những đối tượng bị bội nhiễm hoặc cùng lúc cơ thể còn bị tổn thương lao ở một số cơ quan khác như xương, phổi,... thì các triệu chứng cơ thể thường nghiêm trọng hơn.

3. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh

Với sự phát triển của y khoa và công nghệ kỹ thuật, ngày nay để chẩn đoán và điều trị bệnh lao hạch, bác sĩ có thể dựa vào nhiều phương pháp tiên tiến. Cụ thể như:

3.1. Trong chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán bệnh, thông thường bác sĩ sẽ phải dựa trên một số triệu chứng lâm sàng hoặc kết quả của một vài xét nghiệm như chụp X - quang phổi, chọc hạch để tiến hành xét nghiệm tế bào, cấy BK hoặc thực hiện sinh thiết hạch nhằm chẩn đoán mô bệnh. Đối với những trường hợp phức tạp, bác sĩ cần phải đưa ra những chẩn đoán phân biệt thể hạch của bệnh nhân.

Tiến hành sinh thiết hạch để phân biệt bệnh

3.2. Các phương pháp điều trị bệnh

Để điều trị bệnh lao hạch hiệu quả, bác sĩ cần xác định tình trạng của từng bệnh nhân để xây dựng phác đồ can thiệp. Nhìn chung, bệnh lý này hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm với những phương pháp như:

  • Điều trị nội khoa: chủ yếu điều trị bằng thuốc theo phác đồ điều trị lao đã ban hành. Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì bệnh nhân còn phải chú trọng việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. Điển hình như vệ sinh sạch sẽ vùng răng miệng, điều trị dứt điểm tình trạng sâu răng,v.v. Đối với những trường hợp hạch hóa mủ và có biểu hiện sắp vỡ, bác sĩ sẽ ưu tiên hút mủ để hạn chế nguy cơ để lại những vết sẹo xấu trên làn da. Nhìn chung, các loại thuốc sử dụng trong điều trị bệnh hạch đều gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng của gan. Do đó, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân sử dụng kèm một số dược phẩm có chức năng hạ men gan hoặc bảo vệ gan.

Điều trị nội khoa bằng thuốc là chủ yếu

  • Điều trị ngoại khoa: là phương pháp mổ để lấy hạch ra ngoài để hạn chế khả năng vi khuẩn tràn lan sang nhiều vị trí khác. Trong đó, bác sĩ có thể tiến hành mổ lấy toàn bộ hạch hoặc chỉ mổ kèm theo nạo toàn bộ mủ bã đậu để đắp kháng sinh chống lao. Đối với trẻ em, bác sĩ cần phải cân nhắc và hạn chế lựa chọn phương pháp này.

4. Biện pháp ngăn ngừa bệnh

Phần lớn mọi người thường nghĩ rằng bệnh hạch không gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì không cần phải phòng ngừa. Tuy nhiên, bất kỳ bệnh lý nào cũng cần được theo dõi và điều trị dứt điểm để bảo vệ sức khỏe cũng như vẻ đẹp của bản thân. Đối với những trường hợp chuyển biến nặng nề, bệnh lao hạch có thể để lại trên làn da nhiều vết sẹo rỗ khiến vẻ đẹp thẩm mỹ của cơ thể bị ảnh hưởng. Vậy những giải pháp nào có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả? Dưới đây là một số gợi ý cụ thể nhất:

  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể, ăn đúng giờ - đủ bữa mỗi ngày, dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.

  • Tham gia các bộ môn thể thao, thể dục để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật.

  • Chủ động tiêm ngừa vacxin lao đẩy đủ để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

  • Hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng cũng như đảm bảo đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Đối với những đối tượng bị sâu răng, răng hư,v.v.. cần phải thăm khám và điều trị dứt điểm sớm nhằm hạn chế nguy cơ bị trực khuẩn lao tấn công và gây bệnh.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng mọi người đã hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm, sự phát triển và lây lan của bệnh lao hạch. Ngoài ra, mọi người có thể tham khảo một số phương pháp thường được bác sĩ lựa chọn chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.