Các tin tức tại MEDlatec

Bệnh nha chu là gì? nhận biết và điều trị bệnh nha chu

Ngày 08/02/2023
Bệnh nha chu thường hay bị bỏ qua vì tâm lý chủ quan nên vô tình tạo cơ hội cho bệnh trở nên trầm trọng, bị tổn thương xương hàm khiến chức năng nhai gặp khó khăn. Vậy nha chu là gì và tại sao mắc bệnh nha chu, điều trị như thế nào, dưới đây sẽ là nội dung giúp bạn hiểu rõ những vấn đề này.

1. Bệnh nha chu là bệnh gì?

Nha chu là tổ chức ở quanh răng để chống đỡ và lưu giữ cho chân răng ở trong xương. Sở dĩ răng khỏe mạnh, được giữ trong xương hàm là nhờ vào dây chằng, nướu và xương ổ răng. Phần nướu ôm sát lấy răng có tác dụng che chắn cho mô nhạy cảm bên dưới khỏi bị vi khuẩn gây hại xâm nhập.

Bệnh nha chu gây viêm nhiễm mô xung quanh răng

Vậy bệnh nha chu là gì? Đây là bệnh lý viêm nhiễm làm ảnh hưởng trực tiếp đến các lớp mô nâng đỡ răng. Tình trạng viêm mô nướu khiến cho tại nơi có vi khuẩn xâm nhập phát triển túi nha chu, làm tụt nướu và lộ hẳn chân răng ra ngoài. Trường hợp nhiễm trùng ngày càng lây lan và trở nên nghiêm trọng thì xương và mô nướu sẽ bị tổn thương, răng bị lung lay và thậm chí bị mất răng hoàn toàn do không được điều trị.

2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu là gì?

2.1. Nguyên nhân gây bệnh nha chu

Nguyên nhân chính gây ra bệnh nha chu là do vệ sinh răng miệng kém làm tồn đọng mảng bám vi khuẩn lâu ngày xung quanh nướu, nướu răng bị viêm nhiễm. Các mảng bám này dần dần bị vôi hóa thành cao răng, khiến nướu viêm nặng hơn rồi chuyển sang giai đoạn viêm nha chu.

Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân thường gặp ở bệnh nha chu

Ngoài ra, nguyên nhân khác gây bệnh nha chu là gì? Đó chính là sự tác động của các yếu tố:

- Thay đổi nội tiết làm tăng sự nhạy cảm của nướu và tăng nguy cơ bị viêm lợi.

- Một số loại bệnh: ung thư, suy giảm hệ thống miễn dịch, đái tháo đường,... tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhất là bệnh nha chu.

- Thuốc: một số loại thuốc làm giảm lưu lượng nước bọt trong khi bản thân nước bọt lại rất cần để bảo vệ răng và nướu. Các loại thuốc này gồm: chống đau thắt ngực, chống co giật,... Việc dùng thuốc dễ khiến cho mô nướu phát triển bất thường.

- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh lý răng miệng.

2.2. Dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu

Dấu hiệu bệnh nha chu là gì? Đó chính là các hiện tượng:

- Lợi bị sưng đỏ, hay chảy máu, thường gặp nhất là khi đánh răng.

- Hơi thở hôi.

- Dùng tay ấn vào nướu thấy có mủ chảy ra.

- Khi nhai có cảm giác không như bình thường.

- Răng bị lung lay nhiều và di lệch nên ngày càng thưa ra.

3. Tính chất nguy hiểm của bệnh nha chu và phương pháp điều trị

3.1. Bệnh nha chu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh nha chu có thể làm cho răng bị mất vĩnh viễn. Vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu có thể xâm nhập vào trong máu qua mô nướu rồi ảnh hưởng đến phổi, tim cùng nhiều bộ phận khác của người bệnh và gây ra các bệnh lý khác như: bệnh hô hấp, viêm khớp dạng thấp, đột quỵ, động mạch vành,...

3.2. Điều trị bệnh nha chu

- Điều trị cho trường hợp khẩn cấp

+ Gồm những trường hợp bị áp xe niêm mạc hoặc nướu với các biểu hiện đặc trưng là tình trạng sưng đỏ và đau ở niêm mạc, sờ vào nướu thấy hiện tượng phập phồng.

+ Việc sử dụng thuốc chống viêm và kháng sinh có thể giúp khỏi ổ mủ tạm thời nhưng bệnh không chấm dứt mà còn tiến triển mạn tính, thỉnh thoảng sẽ bộc phát có cơn cấp tính rồi cứ thế tái diễn theo chu kỳ và trở nên trầm trọng.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ cần khám bác sĩ nha để biết cách điều trị bệnh nha chu là gì

- Điều trị không cần phẫu thuật

+ Tiến hành chỉnh sửa hoặc thay thế miếng trám kết hợp với phục hình nha khoa.

+ Nếu không thể giữ được răng, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ có đánh giá cụ thể để chỉ định răng cần nhổ.

+ Có biện pháp cố định cho chân răng lung lay.

+ Cạo cao răng và xử lý phần gốc răng.

+ Dùng thuốc sát khuẩn và thuốc chống viêm để chấm vào răng.

- Điều trị bằng phẫu thuật

Phương pháp này chỉ áp dụng khi đã thực hiện điều trị thông thường nhưng không có đáp ứng. Thường thì bác sĩ nha khoa sẽ lựa chọn một trong các hình thức sau:

+ Loại bỏ túi nha chu: tác dụng của phương pháp này là làm giảm độ sâu của túi nha chu nhờ đó mà việc vệ sinh làm sạch mảng bám trở nên dễ hơn.

+ Tái tạo: nếu túi nha chu sâu và có quá nhiều vi khuẩn sẽ làm tiêu hủy thêm xương và mô nha chu, răng bị lung lay với mức độ nghiêm trọng. Sau phẫu thuật sẽ đạt được kết quả là phần xương và mô nha chu được tái tạo lại.

+ Ghép mô mềm: áp dụng với trường hợp chân răng bị lộ do tụt lợi. Phẫu thuật có khả năng phục hồi hư hại, chấm dứt tái phát tụt lợi làm phá hủy mô lợi cùng tổ chức xương xung quanh răng. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành phẫu thuật sao cho giảm được tình trạng ê buốt mà vẫn đảm bảo yếu tố hài hòa ở viền lợi.

- Điều trị duy trì

Sau khi đã được điều trị tích cực và bệnh đã ổn định thì khách hàng sẽ được hẹn lịch kiểm tra, theo dõi định kỳ kết hợp với điều trị duy trì để ngăn ngừa và kiểm soát tốt nhất nguy cơ bệnh tái diễn.

Theo dõi và khám nha khoa định kỳ là giải pháp hiệu quả để phòng ngừa và kịp thời điều trị các bệnh lý nha chu. Nếu nghi ngờ có dấu hiệu của bệnh quý khách hàng có thể đến trực tiếp Chuyên khoa Răng hàm mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được bác sĩ nha khoa đầu ngành kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn hướng khắc phục tốt nhất.

Nếu còn băn khoăn nào khác có liên quan đến bệnh lý này, quý khách có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại tư vấn sức khỏe 1900 56 56 56, Tổng đài viên của bệnh viện sẽ giúp quý khách có được những giải đáp xác đáng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.