Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh nhân mổ nội soi tuyến giáp cần lưu ý những gì?
- 10/06/2022 | Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu? Chăm sóc người bệnh như thế nào?
- 16/08/2022 | Bảo vệ sức khoẻ gia đình với chương trình miễn phí siêu âm vú hoặc tuyến giáp vào buổi chiều tại MEDLATEC
- 15/08/2022 | BVĐK MEDLATEC miễn phí 1.000 khách hàng siêu âm tuyến vú, tuyến giáp tại viện vào buổi chiều
- 18/06/2022 | Xét nghiệm Calcitonin tìm kiếm dấu ấn ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy
1. Thông tin cơ bản về tuyến giáp
Đầu tiên, tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ nhưng lại thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Đây là nơi tiết ra hormone tuyến giáp, bao gồm: thyroxine (T4), triiodo-thyroxine (T3), những hormone này có chức năng điều hòa nhiều cơ quan trong cơ thể. Vị trí của bộ phần này nằm ngay phía trước của cổ, với hình dạng giống như một con bướm.
Tuyến giáp phần phía trước được bảo vệ bởi da và cơ thịt và phần phía sau được bảo vệ bởi khí quản phía sau. Tuyến giáp được cấu tạo bao gồm thùy trái và thùy phải. Hai thùy này được nối với nhau thông qua một eo giáp. Khối lượng bình thường của tuyến giáp nằm trong khoảng từ 10 gam đến 20 gam, nhưng khi có sự biến đổi của sức khỏe hay tác động của bệnh tật, khối lượng tuyến giáp hoàn toàn có thể thay đổi.
Tuyến giáp là gì?
Tiết ra hormone T2 và T4 là chức năng chính của tuyến giáp, trong đó những hormone này thực hiện các chức năng như sau:
-
Liên quan đến chức năng hoạt động của cả tuyến vú lẫn hoạt động của tuyến sinh dục.
-
Tăng lưu lượng máu qua tim, tăng nhịp tim và giúp lượng oxy tăng lên khi máu qua tim.
-
Giúp cho các tế bào hoạt động, tăng cường sự chuyển hóa của glucid và lipid nhằm tăng đường huyết và tăng năng lượng cho cơ thể và thực hiện giảm cân.
-
Tăng cường hô hấp và oxy cho cơ thể giúp các mô chuyển hóa dễ dàng.
-
Não và hệ thần kinh nhờ các hormone này hoạt động mạnh, hiệu quả và giúp phát triển trí tuệ.
-
Duy trì sự ổn định của lượng canxi có ở bên trong máu.
-
Liên quan đến sự phát triển của cơ thể với các yếu tố như chiều cao, cân nặng,...
2. Một số dạng bệnh lý phổ biến về tuyến giáp
Khi nhắc đến các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, đây là tình trạng dự báo cơ thể đang thiếu hoặc thừa i-ốt. Bởi i-ốt là một thành phần quan trọng có trong hormon T3 và T4, do đó sự thay đổi của lượng i-ốt sẽ có sự ảnh hưởng đến hoạt động, chức năng của tuyến giáp, gây nên các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Thông thường, biện pháp mổ nội soi tuyến giáp sẽ được sử dụng trong điều trị các bệnh lý sau đây:
2.1. Cường giáp
Khi tuyến giáp tăng cường khả năng bài tiết hormone T3 và T4 trong cơ thể, điều này gây ảnh hưởng lớn đến chức năng và hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, đây được biết đến là bệnh lý cường giáp. Nguyên nhân dẫn đến bệnh cường giáp có thể là do: lượng i-ốt được cung cấp cho cơ thể quá nhiều; viêm tuyến giáp; bệnh basedow; nhân độc tuyến giáp hay các bệnh lý về viêm tuyến yên,...
Các biểu hiện thường gặp của bệnh cường giáp bao gồm: nhịp tim tăng, thân nhiệt tăng, huyết áp tăng, nói nhiều, run tay, dễ cáu gắt, đổ mồ hôi nhiều, khó tập trung, khó ngủ, khối thưởng cơ thể giảm không lý do, kích thước tuyến giáp lớn bất thường,...
Suy giáp là một dạng bệnh lý khá phổ biến
2.2. Suy giáp
Khác với cường giáp, suy giáp là tình trạng mà tuyến giáp giảm khả năng bài tiết hormone T3 và T4, gây ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của các cơ quan. Nguyên nhân dẫn đến suy giáp là do: cơ thể thiếu i-ốt do không cung cấp đủ lượng i-ốt cần thiết, viêm tuyến giáp mạn tính, do cắt tuyến giáp hoặc do bẩm sinh tuyết giáp đã hoạt động yếu, do điều trị phóng xạ bằng iod tổng hợp hoặc do sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp,
Các dấu hiệu nhận diện thường gặp của bệnh suy giáp gồm có: mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể giảm xuống thấp hơn, chậm chạp hơn, hay buồn ngủ, khả năng tư duy bị suy yếu, suy giảm trí nhớ, tăng cân, táo bón, giảm chức năng sinh dục,...
Cường giáp và suy giáp là hai dạng bệnh lý thường gặp và phổ biến nhất có liên quan đến tuyến giáp. Các bệnh lý này đều có thể xảy ra với nhiều mức độ và nhiều biến chứng khác nhau như u giáp, nhân giáp, viêm tuyến giáp hay thậm chí là ung thư tuyến giáp,...
Có thể điều trị các bệnh lý trên bằng nhiều phương pháp khác nhau như mổ nội soi tuyến giáp kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và cung cấp đủ lượng i-ốt cho cơ thể, duy trì tuyến giáp khỏe mạnh.
3. Tại sao cần nội soi tuyến giáp khi điều trị bệnh?
Căn cứ vào các dấu hiệu, triệu chứng của các bệnh lý về tuyến giáp để thăm khám bác sĩ và có những kiểm tra chẩn đoán bệnh kịp thời, chính xác. Khi nhận biết được tình trạng bệnh, bệnh nhân sử dụng phương pháp nội soi tuyến giáp để điều trị bệnh.
Nội soi tuyến giáp đem đến nhiều ưu điểm nổi bật
Mổ nội soi tuyến giáp được biết đến là một phương pháp điều trị bệnh được sử dụng phổ biến và rộng rãi hiện nay. Phương pháp này sẽ giúp điều trị các bệnh lý giúp bóc nhân và cắt bỏ thùy giáp với trường hợp giáp bị đơn nhân có kích thước nhỏ. Bên cạnh đó, phẫu thuật nội soi tuyến giáp còn hỗ trợ điều trị những dạng bệnh lý khác như giáp đa nhân 2 thùy, bệnh basedow, cường giáp hay ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu.
Điều trị các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp bằng phương pháp nội soi được ưa chuộng hiện nay bởi nhiều ưu điểm vô cùng nổi bật so với các phương pháp mổ hở thông thường. Cụ thể:
-
Sử dụng phương pháp mổ hở: tỷ lệ rủi ro trong phẫu thuật và sau phẫu thuật cao, gây mất thẩm mỹ do vết sẹo to sau mổ ở cổ, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và giao tiếp của bệnh.
-
Sử dụng phương pháp nội soi: đây là phương pháp ít xâm lấn với khả năng phục hồi nhanh, an toàn và để lại vết sẹo nhỏ hơn rất nhiều so với phương pháp mổ hở. Vết sẹo có kích thước khoảng 1cm, ở vị trí nách hay ngực, là những vị trí dễ dàng che kín bởi trang phục.
Tìm hiểu về mổ nội soi tuyến giáp
4. Những lưu ý cần biết trước khi mổ nội soi tuyến giáp
Để đạt được hiệu quả cao trong phẫu thuật nội soi tuyến giáp, cũng như bảo vệ tốt cho cơ thể và tăng tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
-
Trước khi tiến hành phẫu thuật nội soi, người bệnh không được ăn khoảng từ 6 giờ đến 8 giờ.
-
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám và thực hiện gây mê cho toàn thân để tránh cảm giác đau đớn trong quá trình nội soi tuyến giáp.
-
Một ca phẫu thuật nội soi thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 20 phút đến 30 phút hoặc có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào độ phức tạp và độ khó của từng ca bệnh.
-
Phẫu thuật mổ nội soi tuyến giáp thường sẽ thực hiện ở vùng nách hoặc vùng ngực, với một đường rạch dài khoảng từ 2cm đến 3cm để đưa ống nội soi vào cơ thể, sau đó bơm khí CO2 vào cơ thể để thực hiện nội soi. Hiện nay, nội soi tuyến giáp chủ yếu được thực hiện ở vùng nách để khắc phục vấn đề sẹo sau phẫu thuật.
Mổ nội soi tuyến giáp là phương pháp điều trị được ưu tiên
Trên đây là những thông tin cơ bản về tuyến giáp, các bệnh lý về tuyến giáp và mổ nội soi tuyến giáp. Để kịp thời thăm khám và điều trị, Quý khách có thể đến Bệnh viện Đa khoa khoa MEDLATEC - đơn vị y tế đã có gần 30 năm kinh nghiệm. Hoặc liên hệ qua tổng đài: 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm và đặt lịch thăm khám.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!