Các tin tức tại MEDlatec

Bệnh tăng nhãn áp xuất hiện với những triệu chứng nào?

Ngày 04/03/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Tăng nhãn áp có thể xuất hiện ở bất kỳ ai nhưng những đối tượng từ trung niên trở lên thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, bệnh lý này cũng là một trong những yếu tố dẫn đến hiện tượng mù lòa ở phần lớn các bệnh nhân. Vậy các triệu chứng thường khi mắc phải căn bệnh này là gì? Các giải pháp điều trị ra sao? 

1. Tăng nhãn áp là bệnh gì?

Tăng nhãn áp còn gọi là cườm nước hoặc thiên đầu thống và được lý giải là tình trạng áp suất trong nhãn cầu tăng cao do dịch kính, khiến tế bào thần kinh của thị giác bị tổn thương, có thể gây hỏng mắt, mất thị lực. Thông thường, các dây thần kinh này có nhiệm vụ gửi tín hiệu lên não để tạo ra hình ảnh và nhìn thấy được. Tuy nhiên, khi dây thần kinh mắt bị tác động và không thể hoạt động bình thường thì tầm nhìn của mắt cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nghiêm trọng hơn thì có thể dẫn đến tình trạng mất thị lực.

Cườm nước có thể dẫn đến mù lòa không?

Theo y khoa Việt Nam, tình trạng này được phân chia thành hai nhóm chính là:

  • Cườm nước nguyên phát: chiếm tỷ lệ lớn ở các bệnh nhân mắc phải bệnh lý này. Thông thường, người bệnh sẽ thuộc một trong hai dạng là góc đóng nguyên phát và góc mở nguyên phát.

  • Cườm nước thứ phát: thường khởi phát khi cơ thể có những rối loạn trên toàn thân hoặc liên quan đến mắt. Điển hình như là cườm nước do bị tổn thương, bệnh thể thủy tinh hoặc bồ đào bị viêm màng.

2. Những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh

Theo chia sẻ của bác sĩ, tình trạng cườm nước có thể biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau ở từng bệnh nhân. Đồng thời, ở mỗi thể bệnh sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau. Do đó, người ta thường phân biệt từng thể bệnh với những dấu hiệu đặc trưng riêng. Cụ thể như:

2.1. Cườm nước góc đóng cơn cấp

Bệnh nhân mắc phải thể tăng nhãn áp này thường xuất hiện những bất thường đột ngột liên quan đến mắt như:

  • Bị đau mắt một cách bất ngờ, dữ dội và cơn đau dần lan tỏa lên phần đỉnh đầu.

  • Tầm quan sát của người bệnh ngày một giảm sút, đôi khi chỉ nhìn thấy mọi vật một cách mờ mờ hoặc có thể mất thị giác hoàn toàn. Khi mắt đối diện với những vật phát ra ánh sáng mạnh thì chỉ nhìn thấy những vòng đỏ hoặc xanh.

  • Nhãn cầu mắt ngày một căng cứng hơn.

  • Thường xuyên bị chảy nước mắt, đỏ mắt và cảm thấy nặng nề phần mi.

Cảm thấy đau nhức mắt khi tiếp xúc với ánh nắng

  • Sợ tiếp xúc với ánh sáng, ánh nắng chói.

  • Cơ thể thường xuyên xuất hiện những biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, toát mồ hôi,... Những dấu hiệu này thường khiến người bệnh nhầm lẫn với bệnh cảm sốt nên thường chủ quan, không thăm khám và làm tăng nguy cơ mù lòa.

2.2. Cườm nước góc đóng bán cấp

Những triệu chứng đặc trưng của dạng cườm nước góc đóng bán cấp cũng tương tự với thể góc đóng cơn cấp. Tuy nhiên, mức độ của các triệu chứng thường có phần giảm nhẹ hơn nhưng sẽ tăng dần theo thời gian. Đây cũng là lý do khiến nhiều bệnh nhân ỷ lại và chậm trễ trong việc thăm khám, chữa trị.

2.3. Cườm nước góc đóng mạn tính

Thể tăng nhãn áp này thường rất hiếm và không có nhiều biểu hiện đặc trưng. Do đó, phần lớn những bệnh nhân chỉ đi thăm khám khi bệnh đã tiến triển nặng nề. Điển hình như bị giảm sút thị lực nặng, không còn nhìn thấy mọi vật,...

2.4. Cườm nước góc mở

Cườm nước góc mở là một thể khá nặng của bệnh lý này do sự tiến triển của bệnh thường diễn ra một cách âm thầm và không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Do đó, chỉ khi bệnh đã chuyển biến nặng nề, gây ảnh hưởng đến thị lực nghiêm trọng thì bệnh nhân mới bắt đầu thăm khám và phát hiện bệnh.

Cườm nước góc mở là một dạng bệnh khá nguy hiểm

Theo bác sĩ, hầu hết những người mắc thể cườm nước này đều không có biểu hiện đau mắt hoặc nhức đầu. Một số bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi nặng mắt, nhìn mọi vật như thông qua màn sương. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn thì các triệu chứng này sẽ tự động biến mất nên họ thường không quan tâm nhiều.

3. Các giải pháp điều trị bệnh

Do bệnh tăng nhãn áp có nhiều dạng khác nhau nên để điều trị chính xác và hiệu quả, bác sĩ cần xác định đúng thể bệnh của từng người. Do đặc trưng khác nhau của từng thể bệnh mà phương pháp chữa trị cũng có sự khác biệt. Cụ thể như:

3.1. Đối với cườm nước góc đóng cơn cấp

Do tính chất nghiêm trọng của thể cường nước này nên bệnh nhân cần được hạ nhãn áp một cách khẩn trương. Đồng thời, người bệnh cũng cần hỗ trợ biện pháp y tế để an thần và giảm bớt triệu chứng đau. Cụ thể như:

  • Ở mắt: sử dụng tra Pilocarpin với liều lượng từ 1 - 2% và lặp lại sau mỗi giờ đồng hồ. Phương pháp này cần được tiến hành liên tục cho đến khi nhãn áp giảm và thay đổi phác đồ điều trị sang sử dụng 3 - 4 lần trong một ngày.

  • Uống khoảng 2 - 4 viên thuốc Acetazolamid loại 0.25g trong 1 ngày.

  • Đối với những trường hợp nôn ói liên tục, nhiều lần trong ngày thì không nên sử dụng thuốc. Thay vào đó, bác sĩ sẽ chuyển sang tiêm tĩnh mạch với 1 ống Diamox dạng 500mg.

Điều trị nội khoa khẩn cấp cho trường hợp nặng

Những cách thức trên đây chỉ được thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và đảm bảo có nhân viên y tế theo dõi bệnh nhân để có thể can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp điều trị tức thời chứ không thể chữa khỏi bệnh. Do đó, dựa vào tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ đưa ra hướng điều trị riêng cho phù hợp. Ở thời điểm hiện tại, những phương pháp mổ tăng nhãn áp phổ biến nhất và có mức độ an toàn, hiệu quả cao gồm có:

  • Cắt bè củng giác mạc: với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được thực hiện cắt bỏ một phần bè củng của giác mạc. Đồng thời, cắt bớt phần mống mắt để tạo hình đường dẫn thủy dịch ra ngoài, giúp áp suất bên trong mắt được cân bằng lại và ổn định.

  • Cấy ghép ống thoát thủy dịch: đây là giải pháp dùng thêm một chiếc ống với chiều dài tầm 1 - 1.3 cm được làm bằng chất liệu silicon. Sau khi cấy vào bên trong mắt, thủy dịch sẽ được dẫn theo chiếc ống này ra ngoài. Tuy nhiên, một điểm hạn chế của phương pháp này là người bệnh sẽ cảm thấy hơi khó chịu sau khi hoàn tất ca phẫu thuật.

Phương pháp bắn tia Laser có mức độ an toàn cao

  • Tia Laser: bác sĩ sẽ dùng tia Laser bắn vào vị trí của bè giác mạc để tạo thành nhiều lỗ nhỏ để tạo điều kiện cho thủy dịch thoát ra ngoài. Với phương pháp này, bệnh nhân chỉ mất khoảng 15 - 20 phút để thực hiện nhưng mức độ hiệu quả rất cao. Sử dụng tia Laser trong điều trị cườm nước có tỷ lệ an toàn rất cao, do đó mọi người hoàn toàn có thể yên tâm.

3.2. Đối với cườm nước góc mở

Những trường hợp bị cườm nước góc mỡ sẽ được bác sĩ kê toa thuốc để điều trị hạ nhãn áp và giảm thiểu mức độ tổn hại xuống thấp nhất có thể đối với thị thần kinh. Tuy nhiên, để đạt kết quả chữa trị như ý muốn, bệnh nhân cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu sau khi sử dụng thuốc nhưng kết quả không khả quan thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Với những chia sẻ từ bài viết này, hy vọng mọi người sẽ quan tâm nhiều hơn đến những biến đổi của mắt nói riêng và cơ thể nói chung. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh sẽ giúp bạn gia tăng tỷ lệ điều trị thành công tình trạng tăng nhãn áp.

Từ khoá: tăng nhãn áp mắt

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.