Các tin tức tại MEDlatec

Bệnh Trĩ - Hiện tượng trĩ chảy máu có nguy hiểm không?

Ngày 30/03/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Bệnh trĩ là một loại bệnh lý khiến nhiều người bệnh cảm thấy ngại ngùng khi đi khám. Bệnh trĩ ở thời điểm hiện tại không phải là loại bệnh lý gì quá nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Nhưng nếu để có dấu hiệu trĩ chảy máu có nguy hiểm không? 

1. Thông tin chung về bệnh

1.1. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ thuộc một trong những bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch. Là tình trạng tĩnh mạch ở trong trực tràng và hậu môn bị gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi đại tiện,… Làm cho hệ thống mạch máu nối từ động mạch, tĩnh mạch đến cơ, mô liên kết của ống hậu môn, nâng đỡ các cấu trúc sợi đàn hồi vùng xung quanh hậu môn bị co giãn quá mức bình thường.

Bệnh trĩ ngoại - external hemorrhoids

Độ giãn nở liên tục kéo dài dẫn đến hình thành các búi trĩ vào trong ống hậu môn. Khi các búi trĩ tụi sâu, và thoát ra khỏi lỗ hậu môn sẽ dẫn đến trĩ nội sa.

Khi bị bệnh trĩ sẽ có một số bệnh nhân có dấu hiệu, hiện tượng trĩ chảy máu. Hiện tượng trĩ chảy máu có nguy hiểm không?

1.2. Phân loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ hiện nay vẫn đang được phân ra 2 dạng điều trị chủ yếu:

  • Trĩ nội (tên chuyên ngành: internal hemorrhoids): là các dạng búi trĩ có hướng xuất phát nằm ở phía trên đường lược (là đường đi từ hậu môn tới trực tràng).

  • Trĩ ngoại (tên chuyên ngành: external hemorrhoids): là các dạng búi trĩ có hướng xuất phát từ phía dưới đường từ hậu môn tới trực tràng. Vị trí búi trĩ thường sẽ nằm ở phía bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.

1.3. Các cấp độ nặng nhẹ của bệnh trĩ

1.3.1. Trĩ nội

  • Cấp 1: đây là cấp độ nhẹ nhất khi búi trĩ mới xuất hiện trong ống hậu môn. Ở cấp độ 1, người bệnh thấy rát nhẹ và đôi khi thấy ngứa.

  • Cấp 2: so với cấp độ 1 thì sang cấp độ 2, người bệnh thấy khó chịu hơn khi đi vệ sinh, thậm chí có thể đi ra máu. Nếu để ý thì có thể thấy 1 cục thịt nhỏ thò ra ngoài khi cố gắng đi vệ sinh.

  • Cấp 3: lúc này, búi trĩ đã ra ngoài và không co lại được, có thể dùng tay đẩy nhẹ búi trĩ vào trong.

  • Cấp 4: búi trĩ gần như lúc nào cũng nằm ngoài ống hậu môn mà không thể đẩy vào, người bệnh luôn đau đớn, khó chịu và chảy máu.

1.3.2. Trĩ ngoại

  • Cấp 1: Búi trĩ mới hình thành khiến người bệnh cảm thấy hơi cộm ở hậu môn. Khi đi đại tiện có thể ra 1 chút máu.

  • Cấp 2: Búi trĩ lúc này đã to hơn, gây cảm giác đau đớn hơn kèm theo ngứa rát, bất tiện khi đứng hoặc ngồi.

  • Cấp 3: Búi trĩ ra ngoài hậu môn gây tắc nghẽn. Tình trạng chảy máu diễn ra nhiều hơn.

  • Cấp 4: Búi trĩ sa ra ngoài hoàn toàn. Nếu không chữa trị, người bệnh có thể mắc thêm những bệnh lý về đường hậu môn khác.

2. Nguyên nhẫn dẫn tới bị bệnh trĩ

Thông thường chúng ta chỉ biết rằng việc bị táo bón thường xuyên mới dẫn tới bị bệnh trĩ. Ngoài ra còn vài nguyên nhân khác có thể bạn không ngờ tới cũng là một trong những nguyên nhẫn dẫn tới bệnh trĩ như:

Nguyên nhân bị bệnh trĩ có rất nhiều

  • Ngồi quá lâu trên bồn cầu: Một số bạn trẻ có thói quen vừa đi cầu vừa chơi điện thoại, hoặc đọc truyện,…

  • Không chỉ bị táo bón cũng dẫn đến bệnh trĩ mà bị bệnh tiêu chảy mãn tính cũng là một trong những nguyên nhẫn dẫn tới bệnh trĩ.

  • Khi mang thai cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này. Hoặc quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

  • Hơn nữa việc ăn ít chất xơ, rau xanh, ăn quá nhiều đạm và chất béo sẽ dễ đến khó tiêu, cơ thể bị nóng. Nguyên nhân dẫn đến táo báo và sẽ dễ bị trĩ.

  • Thường xuyên căng thẳng, stress, mệt mỏi.

3. Dấu hiệu nhận biết bị bệnh trĩ

3.1. Chảy máu khi đi đại tiện

Đây là dấu hiệu nhận biết đặc thù của bệnh trĩ. Tùy vào mức độ nặng nhẹ khi bị trĩ mà người bệnh sẽ thấy được máu chảy mức độ nào.

3.2. Xuất hiện dấu hiệu bị trĩ chảy máu có nguy hiểm không?

Tùy vào cấp độ bị trĩ của bệnh nhân mà sẽ có hoặc không xuất hiện hiện tượng chảy máu. Bị bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không? Thì đây cũng là một biểu hiện bình thường của những bệnh nhân bị bệnh trĩ. Nhưng nó cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý của người bệnh.

Dấu hiệu trĩ chảy máu có nguy hiểm không?

Hơn nữa nguyên nhân chảy máu khi đi đại tiện có thể còn do bởi nguyên nhân của những bệnh lý khác chưa chắc đã phải là bị bệnh trĩ như polyp trực tràng, viêm ống hậu môn, viêm loạt đại trực tràng hoặc bị khối u đại trực tràng.

Để có được một chẩn đoán chính xác thì khi thấy hiện tượng chảy máu tươi bạn nên đi gặp và khám bệnh để có được sự tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất từ các bác sỹ chuyên môn

3.3. Cảm thấy đau và gây nên khó chịu ở vùng hậu môn

Khi búi trĩ bị loét sẽ gây kích ứng ở vùng hậu môn người bệnh sẽ cảm thấy ngứa và khó chịu ở vùng này. Ngoài ra, ở vùng hậu môn còn bị sưng tấy đỏ.

4. Biến chứng của bệnh

Bệnh trĩ ngày nay không quá nguy hiểm và nó là một bệnh lý khá phổ biến ngày nay. Đặc biệt đối với người làm văn phòng. Biến chứng của bệnh trĩ thường gặp phải như:

Thiếu máu do xuất huyết nhiều khi bị trĩ

  • Thiếu máu do bị xuất huyết thường xuyên.

  • Sa nghẹt búi trĩ.

  • Rối loạn chức năng hậu môn.

  • Viêm nhiễm hoặc hoại tử búi trĩ.

  • Hình thành 1 số bệnh phụ khoa ở nữ giới.

5. Phương pháp ngăn ngừa bệnh trĩ, giảm bớt xuất huyết trĩ

Từ nguyên nhân ban đầu thì người bệnh, hoặc những chữa bệnh nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của mình.

5.1. Ăn uống

Khi bạn đã mắc bệnh trĩ, dấu hiệu chảy máu ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bạn cần phải điều chỉnh ngay lại chế độ ăn uống của mình. Dấu hiệu trĩ chảy máu sẽ nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh nếu không được can thiệp điều trị hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống kịp thời.

Chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng

Ăn nhiều đồ mát, rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước (tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày). Giảm các đồ uống, đồ ăn gây kích thích, nóng như ớt, tiêu, café, bia, rượu,...

5.2. Giờ giấc sinh hoạt

Muốn cơ thể trở nên khỏe mạnh và mau chóng hồi phục thì việc nghỉ ngơi điều độ, hạn chế thức khuya. Chăm chỉ tập luyện thể thể thao, không cần phải tập quá sức

Hạn chế việc ngồi quá lâu, đặc biệt các bạn làm văn phòng nên dành ra khoảng từ 2 - 5 phút để đi lại trong văn phòng cách nhau khoảng 2 - 3 tiếng.

Thực hiện tốt chỉ cần 2 quá trình này cũng đã khiến cơ thể, sức khỏe của bạn sẽ có sự thay đổi tích cực. Không chỉ riêng gì việc phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ.

Như vậy, bạn đã có cho mình lời giải đáp cho thắc mắc trĩ chảy máu có nguy hiểm không. Hiện nay các thông tin y tế có khá nhiều. Và cũng có một vài những ý kiến, phương pháp trị bệnh trái chiều hoặc những bài thuốc chữa dân gian. Nhưng bài viết khuyến cáo bạn nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được khám và tư vấn tìm ra một phương pháp điều trị tốt nhất. Không nên tự kê đơn bốc thuốc tại nhà vì có thể nó sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.