Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh ung thư khoang miệng - những vấn đề không nên bỏ qua
- 07/12/2019 | Tầm soát ung thư khoang miệng giúp phát hiện bệnh sớm
- 26/11/2019 | Tầm soát ung thư khoang miệng ở đâu uy tín? Có nên thực hiện hay không?
1. Triệu chứng điển hình và nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư khoang miệng
1.1. Triệu chứng điển hình ở người bị ung thư khoang miệng
Triệu chứng loét miệng do ung thư khoang miệng dễ nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng thông thường
Thường thì người bị ung thư khoang miệng sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình dưới đây:
- Có vết loét kéo dài: khoang miệng thường xuyên có các vết loét mãi không khỏi khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong trò chuyện, nhai nuốt và có cảm giác đau đớn khó chịu.
- Có vết đỏ hoặc đốm trắng mềm ở bên trong miệng: các vết này chủ yếu ở lưỡi, khoang miệng hoặc vòm họng.
- Cử động miệng khó: khó nói, khó nuốt, khó nhai, di chuyển lưỡi hoặc hàm khó khăn.
- Có triệu chứng bất thường ở cổ họng hoặc thanh quản: giọng nói thay đổi, đau họng mạn tính, khàn giọng, ù tai, thính lực kém, chóng mặt,...
- Sưng to xương hàm: xương hàm bị lệch và sưng to vì kích thước khối u tăng lên, có người còn bị lung lay và gãy răng, gặp khó khăn trong nhai và nuốt thức ăn.
- Thay đổi màu da niêm mạc miệng: màu nhợt nhạt hoặc đen.
- Vùng mặt miệng có cảm giác bất thường: mất cảm giác, tê, đau mà không rõ nguyên nhân.
Nhìn chung, các triệu chứng ung thư khoang miệng dễ làm nhiều người nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng thông thường nên hay bỏ qua, chủ quan nên đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn mới phát hiện ra và điều trị.
1.2. Nguyên nhân dẫn đến bị ung thư khoang miệng
Bệnh ung thư khoang miệng xuất hiện khi các tế bào trong miệng bị đột biến ADN hoặc phát triển trên môi. Đây chính là điều kiện để tế bào ung thư phát triển, phân chia và làm cho tế bào khỏe mạnh bị chết đi. Theo thời gian, sự tích lũy tế bào ung thư sẽ hình thành khối u và lây lan sang những vùng khác của cơ thể.
Ăn trầu trong thời gian dài tiềm ẩn nguy cơ bị ung thư khoang miệng
Tế bào phẳng, mỏng ở lớp bề mặt niêm mạc môi và trong miệng là nơi khởi phát của ung thư miệng. Vì thế, đại đa số trường hợp mắc bệnh là ung thư tế bào vảy. Tuy đến nay nguyên nhân gây ra sự đột biến ở tế bào biểu mô hình vảy làm hình thành ung thư miệng vẫn chưa được tìm ra nhưng các bác sĩ đã xác nhận các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:
- Thói quen: uống nhiều bia rượu và hút nhiều thuốc, ăn trầu, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ,... làm xuất hiện tổn thương ở khoang miệng và tạo cơ hội để ung thư hình thành.
- Bệnh lý: một số loại virus như HPV, Herpes,...; bị thiếu máu Fanconi; hội chứng Xeroderma pigmentosum; tổn thương tiền ung thư trong khoang miệng;... làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư khoang miệng.
2. Làm cách nào để chẩn đoán và điều trị ung thư khoang miệng?
2.1. Biện pháp chẩn đoán
Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp sau để lấy cơ sở chẩn đoán xác định bệnh ung thư khoang miệng:
- Nội soi mũi, miệng, họng, thực quản,... kết hợp với sinh thiết: nhằm tìm ra các tổn thương phối hợp.
- Sờ nắn hạch: sờ nắn hạch dưới hàm, hạch cổ, hạch dưới cằm.
- Khám toàn thân: tìm dấu hiệu di căn, bệnh lý khác, ung thư phối hợp hoặc đánh giá khả năng điều trị.
- Xét nghiệm gen và protein trong mô sinh thiết: biết được gen hoặc protein có thể giúp bác sĩ quyết định xem liệu các phương pháp điều trị như liệu pháp miễn dịch có thể hữu ích hay không.
- Sinh thiết: khi phát hiện tổn thương nghi ngờ bác sĩ sẽ yêu cầu lấy mẫu mô để đưa đến phòng xét nghiệm phân tích, đặc biệt là các trường hợp u sâu hoặc u thâm nhiễm.
- Chụp X-quang ngực: tìm dấu hiệu tổn thương xâm lấn xương hoặc sâu.
- Chụp CT cắt lớp, chụp MRI: phát hiện tình trạng xâm lấn của khối u đến các vị trí khó thăm khám lâm sàng hoặc ở cơ lưỡi.
2.2. Phương pháp điều trị
Tùy vào thể trạng và mức độ bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị ung thư khoang miệng phù hợp:
Phát hiện để điều trị từ giai đoạn sớm sẽ giúp bệnh ung thư khoang miệng có tiên lượng tốt
- Phẫu thuật
+ Cắt bỏ khối u: thực hiện với khối u nhỏ. Để làm việc này, bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u và mô lành phần rìa khối u để không bỏ sót tế bào ung thư trong khoang miệng. Nếu khối u có kích thước lớn sẽ cắt bỏ xương hàm hoặc một phần lưỡi để lấy hết khối u.
+ Phẫu thuật vùng cổ: áp dụng với trường hợp khối u đã lan đến hạch bạch huyết ở cổ, lúc này cần nạo sạch hạch di căn.
+ Tái tạo vùng miệng: một phần của miệng sẽ bị cắt bỏ khi khối u lớn nên bác sĩ sẽ phải tiến hành thêm phẫu thuật tái tạo vùng miệng để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa giúp phục hồi chức năng miệng cho bệnh nhân. Phẫu thuật này sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn, nuốt, nói chuyện và vẻ bề ngoài của người bệnh.
- Xạ trị
Đây là phương pháp điều trị ung thư khoang miệng bằng chùm tia năng lượng cao nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Theo đó, máy xạ trị sẽ được dùng để chiếu vào vùng miệng hoặc bác sĩ sẽ gắn một kim xạ trị vào bên trong miệng của người bệnh.
Ung thư khoang miệng nếu phát hiện ở giai đoạn sớm chỉ cần xạ trị là có thể khỏi. Ngược lại, đây sẽ trở thành bước đầu tiên để giảm tế bào ung thư trước khi người bệnh tiến hành phẫu thuật. Nếu tế bào ung thư đã di căn sẽ phải phối hợp cả xạ trị và hóa trị.
- Hóa trị
Phương pháp điều trị này dùng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư, nó có thể làm tăng hiệu quả của xạ trị nên cả hai phương pháp thường được kết hợp với nhau.
- Thuốc điều trị mục tiêu
Loại thuốc này nhắm đến tế bào ung thư. Phổ biến nhất là thuốc Cetuximab, có tác dụng làm dừng hoạt động của protein có trong nhiều loại tế bào ung thư, khiến cho chúng bị kìm chế khả năng phát triển.
Ung thư khoang miệng tương đối khó phát hiện, vì thế khi có những bất thường nghi ngờ như đã nói đến ở trên tốt nhất bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra.
Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm về bệnh ung thư khoang miệng có thể liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 để nhận được những chia sẻ chính xác và đầy đủ nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!