Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh yếu liệt nửa người - Căn bệnh nguy hiểm ai cũng cần biết
- 16/12/2022 | Liệt nửa mặt: Nguyên nhân và phương pháp phục hồi
- 09/11/2022 | Hội chứng đuôi ngựa và nguy cơ liệt chân vĩnh viễn
- 15/04/2023 | Liệt đám rối thần kinh cánh tay và các phương pháp hỗ trợ phục hồi
- 15/04/2023 | Bệnh liệt dây thần kinh số 3: Triệu chứng và cách điều trị
1. Yếu liệt nửa người và nguyên nhân gây bệnh
Yếu liệt nửa người chính là tình trạng cơ thể bị suy yếu và đau tê một nửa ở bên phải hoặc ở bên trái tùy vào vùng não bị tổn thương do người bệnh bị đột quỵ hoặc bất cứ nguyên nhân nào khác. Trường hợp não trái bị tác động thì bệnh nhân sẽ có xu hướng bị liệt ở nửa người bên phải và ngược lại. Một nửa cơ thể bị liệt sẽ có các cử động yếu hơn ở bên còn lại hoặc nặng hơn là không thể cử động.
Yếu liệt nửa người khiến cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng
Chứng liệt nửa người hiện được chia ra những dạng như sau:
-
Chứng liệt nửa người bẩm sinh: Đây là tình trạng trẻ bị liệt một nửa người vì não bị tổn thương trong hoặc ngay sau khi sinh.
-
Chứng liệt nửa người mắc phải là do chấn thương hoặc do những loại bệnh lý nào đó.
Nguyên nhân gây bệnh nhiều nhất hiện nay là do xuất huyết não hoặc nhồi máu não. Ngoài ra, các chấn thương ở vùng não cũng là lý do khiến cho chứng liệt nửa người xuất hiện. Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, chứng liệt nửa người còn có thể do một vài nguyên nhân sau đây:
-
Các khối u, bị áp xe hoặc bị tổn thương não.
-
Người mắc bệnh phá hủy vỏ bọc ở xung quanh những tế bào thần kinh.
-
Mạch biến chứng vì bị nhiễm virus hoặc các loại vi khuẩn có hại.
-
Bị viêm não.
-
Người mắc phải các căn bệnh truyền nhiễm nguyên nhân là do virus bại liệt gây nên (poliovirus).
-
Bị rối loạn các tế bào thân kinh vận động ở bên trong tủy sống, trong thân não và cả ngoài vỏ não.
2. Những dấu hiệu nhận biết chứng liệt nửa người
Bệnh nhân bị yếu liệt nửa người thường có những triệu chứng sau đây:
-
Bị mất thăng bằng.
-
Có tình trạng khó nói, bị khó nuốt hoặc đi lại một cách khó khăn.
-
Một phần cơ thể bị tê ngứa thậm chí có thể bị mất cảm giác.
-
Khả năng cầm nắm bị yếu dần, các cử động không còn rõ ràng.
-
Phần cơ bị yếu và các vận động bị thiếu sự phối hợp ăn ý.
Những triệu chứng điển hình của chứng liệt nửa người
3. Đối tượng có tỷ lệ cao bị liệt nửa người
Sẽ có một bộ phận những người bị mắc phải các loại bệnh lý sau đây mắc phải chứng yếu liệt nửa người với tỷ lệ cao hơn, bao gồm:
-
Những người bị mắc chứng cao huyết áp, bị mắc bệnh tim mạch, bị tiểu đường hoặc bị u não.
-
Những người đã từng bị đột quỵ hoặc có nguy cơ cao sẽ bị.
-
Người bị tổn thương khi sinh nở. Quá trình chuyển dạ gặp khó khăn hoặc bị đột quỵ chu sinh đối với thai nhi trong khoảng 3 ngày.
-
Những người bị thương ở vùng đầu.
-
Người bị đau nửa đầu.
-
Người bị những bệnh lý nhiễm trùng vô cùng nghiêm trọng, nhất là chứng nhiễm trùng huyết và bị áp xe cổ lan rộng đến não khi không được điều trị.
-
Bệnh nhân bị loạn dưỡng chất gây trắng não.
-
Những người bị viêm mạch máu.
4. Chẩn đoán liệt nửa người bằng phương pháp gì?
Các bác sĩ sẽ dựa vào quá trình thăm khám lâm sàng kết hợp cùng với những xét nghiệm hỗ trợ khác để chẩn đoán chứng liệt nửa người. Để có được kết quả chính xác nhất thì bệnh sử chi tiết, rõ ràng cũng như thăm khám lâm sàng là vô cùng quan trọng. Qua những thông tin này, bác sĩ sẽ tìm ra được những thương tổn ở bên trong hệ thống thần kinh để xác định được phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Thăm khám lâm sàng và thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán
Một vài chỉ định cận lâm sàng để bác sĩ có thể xác định tình trạng bệnh như sau:
-
Xét nghiệm về tế bào máu hoặc sinh hóa máu.
-
Chụp cắt lớp vi tính của sọ não.
-
Chụp cộng hưởng từ sọ não.
-
Đo điện não đồ.
-
Điện tim, siêu âm tim, siêu âm mạch máu ngoại sọ,...
5. Những biện pháp được áp dụng để điều trị chứng liệt nửa người
Những người bị yếu liệt nửa người để hồi phục cần phải có một thời gian điều trị và chăm sóc khá dài. Mỗi một trường hợp bị liệt nửa người đều sẽ có tình trạng khác nhau. Chính vì vậy, hiệu quả điều trị cũng không giống nhau. Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh rồi mới lập nên một phác đồ thích hợp nhất cho bệnh nhân.
-
Bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ và có nguy cơ tái phát trở lại sẽ được chỉ định sử dụng thuốc hạ áp, hạ cholesterol.
-
Chỉ định sử dụng thuốc kháng đông nhằm hạn chế tình trạng bị tắc nghẽn mạch và làm giảm nguy cơ bị đột quỵ trong tương lai.
-
Thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch có khả năng chống lại tình trạng viêm não.
-
Phẫu thuật sẽ được áp dụng với những bệnh nhân bị phù não, có dị vật hoặc những vấn đề thứ phát khác. Một số trường hợp bị co cơ tự phát, bị thương cột sống, các dây chằng bị tác động hoặc phần gân bên đối diện bị ảnh hưởng cũng sẽ được phẫu thuật.
-
Vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ cho vùng não ở gần khu vực bị tổn thương có thể hoạt động được. Ngoài ra, liệu pháp cũng hỗ trợ phần cơ thể không bị liệt và kiểm soát tốt hơn các hoạt động và duy trì sức khỏe ở trạng thái tốt nhất.
-
Biện pháp tâm lý trị liệu sẽ giúp tâm lý của người bệnh được ổn định hơn, tránh căng thẳng và giảm áp lực.
-
Tăng cường và hỗ trợ cho vùng cơ chân, thăng bằng thông qua những bài luyện tập. Người bệnh nên mang giày đế bằng, rộng và sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ các theo yêu cầu của bác sĩ, hạn chế vịn tường hoặc bất cứ đồ vật nào khác khi đi bộ.
Những biện pháp chữa trị chứng liệt nửa người sẽ được chỉ định tùy theo tình trạng bệnh
6. Những giải pháp giúp phòng ngừa liệt nửa người
Đa phần những trường hợp bị liệt nửa người đều là do chứng đột quỵ gây nên. Mọi người có thể hạn chế nguy cơ bị bệnh thông qua một vài giải pháp sau:
-
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để duy trì trạng thái sức khỏe tốt nhất. Khi luyện tập, nên lựa chọn các loại giày dép thoải mái và thích hợp với điều kiện môi trường để tránh rủi ro bị ngã.
-
Nên có thói quen ngủ đủ giấc và ngủ sâu, ngủ ngon.
-
Cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, giàu chất dinh dưỡng, nhiều rau xanh và các loại trái cây vitamin khác.
-
Không ăn quá nhiều các loại thức ăn đầy dầu mỡ.
-
Không nên hút thuốc lá và hạn chế các loại đồ uống kích thích.
7. Gợi ý nơi thăm khám và điều trị uy tín
Việc thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện được các triệu chứng và dấu hiệu của chứng yếu liệt nửa người. Từ đó, bác sĩ sẽ lập ra được phác đồ điều trị phù hợp giúp tình trạng được cải thiện tốt hơn.
Trong gần 30 năm hoạt động, Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ uy tín, hội tụ những y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Bên cạnh đó, MEDLATEC còn sở hữu Trung tâm Xét nghiệm chuẩn ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP được cấp bởi Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Cùng với đó là hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh hiện đại, hỗ trợ các bác sĩ trong quá trình thăm khám để đưa ra kết quả chính xác nhất.
MEDLATEC mang đến dịch vụ thăm khám sức khỏe chuyên nghiệp
Với những yếu tố đó, MEDLATEC là một địa chỉ thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe mà bạn có thể tin tưởng hoàn toàn. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách có thể liên hệ đến đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Trên đây là những thông tin có liên quan đến chứng bệnh yếu liệt nửa người. Để làm giảm nguy cơ bị liệt nửa người do đột quỵ, bạn nên quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn. Mọi người cần có thói quen tập luyện đều đặn và khoa học và có thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!