Các tin tức tại MEDlatec

Bị lở mép miệng bôi thuốc gì và gợi ý cách phòng ngừa

Ngày 28/04/2025
Khi bị lở vùng mép môi, thắc mắc chung của nhiều người là bị lở mép miệng bôi thuốc gì để giảm nhanh các triệu chứng và điều trị dứt điểm nguyên nhân. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về tình trạng lở mép miệng, các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh, các loại thuốc bôi thường được sử dụng và những lưu ý quan trọng khi điều trị.

1. Tổng quan về tình trạng lở mép miệng

Lở mép hay còn được gọi với tên khác là chốc mép, một tình trạng da bị sưng đỏ, đau rát, ngứa, có kèm theo mụn nước ở xung quanh khóe miệng. Những nốt mụn nước này có thể bị vỡ, khiến dịch vàng dây ra và lây lan cho những vùng da gần đó. 

Lở mép miệng là bệnh lý da liễu thường gặp, khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống

Đây là một vấn đề da liễu tương đối phổ biến. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch suy yếu, bao gồm cả người lớn tuổi và trẻ nhỏ, có nguy cơ mắc phải cao hơn.

Những triệu chứng nhận biết của bệnh lý có thể kể đến như:

  • Vùng da ở xung quanh miệng có dấu hiệu bị sưng đỏ và nóng rát. 
  • Vùng da này bắt đầu xuất hiện những vết nứt hoặc lở loét. 
  • Nổi mụn nước ở xung quanh miệng.
  • Có thể bị chảy máu ở góc miệng. 
  • Có cảm giác đau, bị xót khi há miệng hoặc khi ăn uống. 

2. Nguyên nhân gây lở mép miệng là gì?

Bệnh lở mép có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Do virus Herpes: Đây chính là nguyên nhân phổ biến với nguy cơ tái phát tương đối cao. Virus có thể lây lan khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. 
  • Do nấm Candida albicans: Loại nấm này gây nên tình trạng lở mép khi cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, hệ miễn dịch suy yếu,...
  • Do các loại vi khuẩn: Mép môi có thể bị lở khi bị nhiễm một số loại vi khuẩn tồn tại nhiều ở trên bề mặt da như Staphylococcus aureus.
  • Do cơ thể thiếu hụt vitamin nhóm B: Điển hình là hai loại B2 và B12. Khi cơ thể thiếu hụt những dưỡng chất này sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ bị viêm loét da, bao gồm lở mép.

Lở mép có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau

3. Bị lở mép miệng bôi thuốc gì: Công dụng chính của thuốc bôi

Khi mắc phải tình trạng này, câu hỏi bị lở mép miệng bôi thuốc gì được rất nhiều người quan tâm. Một số loại thuốc bôi lở mép khá phổ biến trên thị trường hiện nay có thể kể đến như: Bikozol, Clotrimazol VCP, Medskin Mico, Mupirocin USL, Mibery gel 4%,... Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các loại thuốc bôi có thể phát huy những tác dụng chính như:

  • Chống nấm: Các hoạt chất có trong thuốc sẽ giúp tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của những loại nấm này. 
  • Chống vi khuẩn: Nếu lở mép miệng do vi khuẩn gây nên, các thành phần kháng sinh trong thuốc sẽ giúp loại bỏ những tác nhân gây viêm nhiễm hiệu quả. 
  • Giảm viêm nhiễm: Corticoid có trong một số loại thuốc bôi có công dụng làm giảm sưng đỏ và đau rát tại chỗ. Tuy nhiên, thuốc chứa corticoid chỉ nên được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ vì có thể gây tác dụng phụ nếu dùng sai hoặc lạm dụng.
  • Giúp dưỡng ẩm và bảo vệ vùng da bị tổn thương, phòng ngừa da nứt nẻ trầm trọng hơn. Lớp kem dưỡng cũng sẽ tạo nên một lớp màng để bảo vệ da tránh khỏi những yếu tố gây kích ứng ở bên ngoài.

Bị lở mép miệng bôi thuốc gì: Tùy nguyên nhân gây bệnh để sử dụng đúng thuốc điều trị

Để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi điều trị, tốt nhất bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp. Dùng đúng thuốc đúng bệnh sẽ giúp các triệu chứng nhanh chóng hồi phục.

4. Những lưu ý quan trọng khi điều trị tình trạng lở mép miệng

Sau khi tìm hiểu bị lở mép miệng bôi thuốc gì, bạn cũng nên nắm rõ những lưu ý sau đây khi bôi thuốc điều trị, cụ thể:

  • Tuyệt đối không được sử dụng tay để cạy vảy của các tổn thương, phòng tránh nguy cơ bị vỡ dịch lây lan sang những vùng da khác. 
  • Không được chà mạnh hoặc làm trầy xước vùng da đang bị tổn thương. 
  • Tuyệt đối không được liếm môi hoặc liếm mép tránh làm vỡ các nốt mụn nước và lây lan virus, vi khuẩn cho vùng da khác. 
  • Nên vệ sinh vết lở loét bằng nước sạch hoặc dung dịch nước muối sinh lý hàng ngày. 
  • Khi đang bị lở mép, không nên sử dụng son môi hoặc hút thuốc lá vì các hoạt chất từ những sản phẩm này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị, thậm chí khiến tình trạng bệnh lý càng thêm nghiêm trọng. 
  • Không nên ăn các đồ ăn chua, cay hoặc quá nóng sẽ làm tổn thương nặng thêm. Tránh các chất gây kích ứng như chất tẩy trắng răng vì dễ làm tổn thương niêm mạc miệng.

5. Các biện pháp phòng ngừa lở mép miệng đơn giản tại nhà

Để phòng ngừa nguy cơ bị lở mép miệng, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp đơn giản như sau:

  • Không nên sử dụng chung các loại đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là khăn mặt và khăn tắm,...
  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận hàng ngày để loại bỏ những tác nhân có thể gây hại cho răng miệng. 
  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tránh để các yếu tố gây hại có cơ hội tiếp xúc với da mặt. 
  • Không được tiếp xúc với chất dịch vỡ ra từ vết lở mép của người bệnh để tránh lây nhiễm vi khuẩn, virus,... gây bệnh. 
  • Dưỡng ẩm da mặt và vùng môi đúng cách. 
  • Bổ sung thêm đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, không nên ăn kiêng quá mức, tránh làm hao hụt sức đề kháng. 
  • Không lạm dụng thuốc lá, rượu bia hay các chất kích thích khác,...

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày để loại bỏ các yếu tố gây lở mép miệng

Về cơ bản, lở mép miệng là tình trạng cần được xác định rõ nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả. Việc lựa chọn bị lở mép miệng bôi thuốc gì phụ thuộc vào việc tình trạng này do nấm, vi khuẩn hay các yếu tố khác gây ra. Để đảm bảo an toàn và đẩy nhanh quá trình hồi phục, thay vì tự ý sử dụng thuốc, bạn nên tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia y tế tại các cơ sở y tế uy tín. Một địa chỉ y tế bạn có thể lựa chọn thăm khám là chuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám và được tư vấn thêm, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.