Các tin tức tại MEDlatec
Bí quyết phân biệt các loại cơn gò tử cung mẹ bầu không nên bỏ qua
- 08/05/2021 | Bác sĩ sản khoa chỉ ra vì sao mẹ bầu bị chuyển dạ kéo dài
- 16/07/2021 | Hướng dẫn mẹ bầu cách phân biệt dấu hiệu chuyển dạ giả và thật
- 08/06/2021 | Hướng dẫn bạn cách nhận biết những dấu hiệu chuyển dạ giả
- 11/04/2021 | Chuyển dạ giả có nguy hiểm đến sản phụ không, đâu là dấu hiệu nhận biết
1. Cơn gò tử cung là gì?
Các chị em phụ nữ hẳn đã từng nghe qua về cơn gò tử cung, đây là tín hiệu thông báo phụ nữ mang thai chuẩn bị chuyển dạ, em bé sắp chào đời. Trên thực tế, có nhiều dạng cơn gò với các triệu chứng khác nhau. Đồng thời, từng dạng cơn gò cũng cảnh báo cho những vấn đề khác nhau.
Chính vì thế thai phụ cần tìm hiểu kỹ về các dạng cơn gò và xác định tình trạng mình đang phải đối mặt. Dựa vào đó, chúng ta sẽ có cách xử lý phù hợp nhất, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé. 3 dạng cơn gò tử cung phổ biến nhất là: cơn gò sinh lý, cơn gò sinh non hay cơn gò tử cung sớm và cơn gò chuyển dạ.
Cơn gò tử cung thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai
2. Kinh nghiệm phân biệt các loại cơn gò tử cung
Như đã phân tích ở trên, từng dạng cơn gò sẽ xuất hiện vào thời điểm khác nhau, triệu chứng khác nhau. Vậy đặc điểm nào giúp thai phụ có thể phân biệt và nhận biết được 3 loại cơn gò kể trên? Nếu là phụ nữ lần đầu sinh em bé, bạn thường khá bối rối và không thể xác định chính xác, vậy thì hãy tham khảo ngay một vài kinh nghiệm phân biệt dưới đây nhé!
2.1. Cơn gò sinh lý
Cơn gò tử cung sinh lý còn được biết đến với tên gọi quốc tế là cơn gò Braxton - Hicks, chúng thường xuất hiện từ khi thai nhi được 4 tháng tuổi cho tới khi em bé chào đời. Cơn gò sinh lý không xảy ra thường xuyên, thay vào đó chúng xuất hiện với tần suất thấp.
Thông thường, thai phụ sẽ không cảm thấy quá đau khi cơn gò sinh lý xuất hiện, mỗi lần cơn gò chỉ kéo dài chừng vài giây. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai phải đối mặt với cảm giác khó chịu toàn cơ thể, nhất là khu vực bụng dưới, lúc nào cũng căng tức. Nếu để ý, bạn sẽ nhận ra rằng mức độ cơn đau thường duy trì chứ không tăng dần. Đây là đặc điểm giúp chúng ta phân biệt các dạng cơn gò tử cung khác nhau.
Khi gặp cơn gò sinh lý, thai phụ chỉ cần dành thời gian nghỉ ngơi
Nhiều chị em thắc mắc cơn gò sinh lý thường xuất hiện vào thời điểm nào? Thực tế, cơn gò Braxton - Hicks thường xảy ra khi phụ nữ mang thai vận động quá sức gây mệt mỏi, hoặc khi mẹ bầu phải đứng quá lâu. Để giảm triệu chứng do cơn gò sinh lý gây ra, chị em chỉ cần dành thời gian nghỉ ngơi, chịu khó thay đổi tư thế, không nên đứng hoặc ngồi im một chỗ quá lâu.
2.2. Cơn gò tử cung cảnh báo dấu hiệu sinh non (hay còn gọi là cơn gò sinh non)
Khác so với cơn gò sinh lý, cơn gò sinh non sẽ xuất hiện trước tuần 37 của thai kỳ, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của sinh non.
Triệu chứng đặc trưng của cơn gò tử cung sinh non là: cơn đau âm ỉ xuất hiện, mỗi lần kéo dài từ 20 - 60 phút. Kèm theo đó, tử cung có dấu hiệu căng chặt, bụng và khung chậu phải đối mặt với áp lực tương đối lớn. Một số thai phụ còn bị chuột rút hoặc co thắt do cơn gò sinh non gây ra.
Tốt nhất khi gặp một trong những dấu hiệu này, thai phụ cần được đưa tới bệnh viện sớm để bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời. Sinh non tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm đối với cả mẹ bầu và thai nhi. Đồng thời, khi em bé chào đời sớm thì cha mẹ sẽ phải chăm sóc vất vả hơn, sức khỏe của bé yếu hơn, dễ bị tổn thương do những tác động từ môi trường bên ngoài. Đó là lý do vì sao bác sĩ thường hạn chế tối đa tình trạng sinh non.
Nếu gặp phải triệu chứng cơn gò sinh non, thai phụ cần đi bệnh viện sớm
2.3. Cơn gò tử cung chuyển dạ
Cơn gò tử cung chuyển dạ là tín hiệu chính thức thông báo em bé chuẩn bị chào đời, đây là hiện tượng hết sức bình thường mà thai phụ nào cũng sẽ trải qua. Các triệu chứng xảy ra ở giai đoạn sớm và khi chuyển dạ sẽ có một chút khác biệt. Chị em nên chủ động tìm hiểu trước để có thể xác định khi nào mình chuyển dạ và đi tới bệnh viện kịp thời.
Nếu cơn gò chuyển dạ xảy ra sớm sẽ gây đau bụng dưới, cơn đau càng ngày càng gia tăng về cường độ khiến thai phụ dễ nhầm lẫn rằng họ đã bước vào quá trình chuyển dạ. Khi chuyển dạ thực sự, mẹ bầu sẽ đối mặt với nhiều triệu chứng hơn, ví dụ như cổ tử cung mở rộng tới 10cm, đồng thời các cơn gò xuất hiện liên tiếp nhau kèm triệu chứng chuột rút,…
Như vậy việc phân biệt các dạng cơn gò tử cung là vô cùng quan trọng, nhờ vậy người phụ nữ sẽ có cách xử lý phù hợp trong từng trường hợp.
Cơn gò chuyển dạ thường xuất hiện vào những tuần cuối của thai kỳ
3. Trường hợp nào thai phụ cần nhập viện
Nếu là lần đầu mang thai, người phụ nữ sẽ không tránh khỏi bối rối khi đối mặt với cơn gò tử cung và khó khăn để phân biệt dạng cơn gò mình đang gặp phải. Vậy khi gặp triệu chứng như thế nào thai phụ cần tới bệnh viện để theo dõi?
Nếu cơn gò xuất hiện trước khi thai nhi được 37 tuần tuổi với tần suất dày đặc, khoảng cách giữa mỗi cơn gò từ 3 - 5 phút, chị em nên chủ động đi kiểm tra để nắm được tình hình sức khỏe. Đặc biệt, khi bạn đã nghỉ ngơi hoặc cố gắng thay đổi tư thế vận động mà các triệu chứng vẫn xuất hiện, bạn cần được bác sĩ theo dõi, kiểm tra kịp thời. Với những trường hợp thai phụ bị vỡ ối hoặc chảy máu kèm theo cơn gò tử cung, họ cần được đưa tới bệnh viện kịp thời, đây là tín hiệu cho thấy em bé chuẩn bị chào đời.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ xét nghiệm và thăm khám uy tín cho mẹ bầu. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện có hơn 26 năm hoạt động, nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ khách hàng. Các bác sĩ sẽ giúp bạn phân biệt các dạng cơn gò khác nhau cũng như cách xử lý cho từng trường hợp. Nếu quan tâm tới dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách có thể liên lạc Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tư vấn.
Mong rằng qua bài viết này mọi người đã nắm được cách phân biệt các dạng khác nhau của cơn gò tử cung. Dựa vào từng triệu chứng, chúng ta có thể đưa ra cách xử lý kịp thời trong từng tình huống.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!