Các tin tức tại MEDlatec
Bị thủy đậu có được ăn trứng không và lưu ý trong chế độ ăn của bệnh nhân
- 15/01/2025 | Trứng và cà chua có kỵ nhau không khi kết hợp chế biến?
- 21/01/2025 | Thịt bò với trứng gà có kỵ nhau không? Lưu ý khi kết hợp hai loại thực phẩm này
- 13/02/2025 | Lý giải: Trứng với tỏi có kỵ nhau không?
- 14/02/2025 | Trứng luộc để qua đêm có ăn được không? Bảo quản sao cho đúng cách?
- 21/03/2025 | Cháo trứng gà kỵ với gì? Không nên ăn trứng cùng với thực phẩm nào?
1. Thành phần dinh dưỡng của trứng
Trước khi giải đáp thắc mắc “bị thủy đậu có được ăn trứng không”, bạn cần hiểu rõ về một số thành phần dinh dưỡng trong loại thực phẩm quen thuộc này. Cụ thể, trong lòng đỏ và lòng trắng trứng đều có nhiều dưỡng chất rất quan trọng như sau:
- Protein: Loại dưỡng chất này có trong lòng đỏ và cả lòng trắng trứng. Protein trong trứng là nguồn cung cấp các axit amin thiết yếu, rất quan trọng đối với các hoạt động sống trong cơ thể.
- Lecithin và cholesterol: Trong trứng còn có chứa chất béo lecithin, quan trọng trong việc cấu tạo màng tế bào và hỗ trợ vận chuyển chất béo trong cơ thể. Trứng cũng có chứa một lượng cholesterol đáng kể. Tuy nhiên, Lecithin cũng góp phần vào quá trình chuyển hóa cholesterol, giúp hạn chế sự tích tụ của cholesterol trong thành mạch.
Trứng có chứa nhiều dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe
- Các loại vitamin và khoáng chất: Ngoài những dưỡng chất nêu trên, trứng còn có chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, D, K, các loại vitamin nhóm B,… và các loại khoáng chất như sắt, đồng, kẽm, mangan,... Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh.
- Bên cạnh đó, trứng còn có chứa các chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin; chất choline, iốt và selen,... đều là những dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe.
2. Bị thủy đậu có được ăn trứng không?
Trứng có nhiều dưỡng chất nhưng nhiều bệnh nhân thủy đậu vẫn rất phân vân về việc bổ sung trứng vào chế độ dinh dưỡng vì lo ngại nguy cơ dị ứng và khiến những tổn thương trên da của người bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy “bị thủy đậu có được ăn trứng không”.
Đáp án cho câu hỏi nêu trên là “có”. Người bị bệnh thủy đậu vẫn có thể ăn trứng và chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy trứng có thể gây nguy hiểm cho người đang bị thủy đậu. Thậm chí, các bác sĩ còn khuyên người bệnh nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng khi đang mắc thủy đậu để tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe.
Nhiều người bệnh băn khoăn về vấn đề “bị thủy đậu có được ăn trứng không”
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh nhân cần ăn quá nhiều trứng. Lời khuyên cho những bệnh nhân mắc thủy đậu là chỉ nên ăn trứng với lượng vừa phải. Để hạn chế nguy cơ bị dị ứng hay các vấn đề sức khỏe khác, bệnh nhân nên cung cấp thông tin về tiền sử bệnh và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có thể xây dựng thực đơn phù hợp nhất với thể trạng sức khỏe của mình.
3. Hướng dẫn người bệnh thủy đậu ăn trứng đúng cách
Như vậy câu trả lời cho thắc mắc “Bị thủy đậu có được ăn trứng không” là “có”. Tuy nhiên, để nhận được giá trị dinh dưỡng tốt nhất từ trứng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bệnh nhân thủy đậu cần ăn trứng đúng cách. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể:
- Các loại trứng có thể ăn và nên tránh:
+ Người bệnh thủy đậu có thể ăn trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút và không nên ăn trứng của những loại hải sản như tôm, cua, cá, mực,.. để tránh gây kích ứng.
+ Bệnh nhân nên ăn trứng đã được nấu chín kỹ và không nên ăn trứng lòng đào hay trứng sống để tránh gặp phải tình trạng tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng,...
Bệnh nhân nên ăn trứng đã được nấu chín kỹ
- Không nên ăn quá nhiều trứng:
Mặc dù có thể ăn trứng nhưng bệnh nhân thủy đậu không ăn quá nhiều loại thực phẩm này trong thực đơn mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng người khỏe mạnh, ăn 1 quả trứng mỗi ngày không làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Tuy nhiên, những trường hợp bị cao huyết áp hoặc tiểu đường hoặc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, cần thận trọng hơn trong việc tiêu thụ trứng và nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
- Một số món ăn từ trứng mà bệnh nhân có thể tham khảo như trứng luộc, trứng hấp, trứng chiên, các loại súp,…
4. Lưu ý về chế độ ăn cho người bệnh thủy đậu
Ngoài trứng, người bệnh thủy đậu cũng nên lưu ý đến việc bổ sung các loại dưỡng chất khác để đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể cho người bệnh:
- Tăng cường ăn các loại trái cây và rau củ để bổ sung vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng.
- Nếu có mụn nước trong miệng, bệnh nhân nên ăn những loại món ăn dạng mềm như súp, cháo, canh,… không nên ăn những loại thực phẩm có vị chua, cay để tránh bị đau, rát miệng.
- Nên bổ sung các thực phẩm có chứa kẽm như hàu, thịt đỏ, gan động vật, thịt gia cầm, các loại hạt (bí, mè, hướng dương), đậu nành, đậu xanh, đậu lăng... để có cảm giác ngon miệng và tăng cường hệ miễn dịch.
- Uống đủ nước để giải nhiệt và thanh lọc cơ thể hiệu quả, giúp khỏi bệnh nhanh hơn.
- Không nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều mỡ, món ăn quá mặn,... những thực phẩm này có thể khiến tăng tiết bã nhờn, khiến da dễ kích ứng, viêm hoặc tổn thương lâu lành hơn.
Tiêm vắc xin để phòng ngừa thủy đậu
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “bị thủy đậu có được ăn trứng không”. Tuy rằng, đáp án cho câu hỏi này là “có” nhưng người bệnh vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn phù hợp với tình trạng sức khỏe. Trứng có chứa nhiều dưỡng chất và có thể hỗ trợ thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn quá nhiều và phải nấu trứng chín kỹ trước khi ăn.
Nếu vẫn còn có thắc mắc cần được giải đáp liên quan đến chế độ dinh dưỡng của người bệnh thủy đậu hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, tiêm phòng thủy đậu, quý khách hàng có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, đội ngũ tư vấn viên của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!