Các tin tức tại MEDlatec

Bị zona bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Ngày 13/12/2022
Zona thần kinh là một bệnh lý phổ biến có tỷ lệ người mắc phải khá cao. Bị zona bôi thuốc gì nhanh khỏi là trăn trở của nhiều người vì ai cũng mong muốn được thoát khỏi những triệu chứng khó chịu do căn bệnh này gây nên. Để giải đáp cho thắc mắc này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo những thông tin trong bài phân tích dưới đây.

1. Thế nào là bệnh zona thần kinh?

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh thuỷ đậu. Đây là căn bệnh do virus varicella zoster gây nên và sau khi bệnh thủy đậu đã được chữa khỏi, virus này vẫn tồn tại trong cơ thể bệnh nhân và khi có cơ hội thuận lợi tác động chúng sẽ tiến triển thành bệnh zona thần kinh ở người trưởng thành.

Phần lớn bệnh nhân bị zona sẽ có biểu hiện tổn thương ngoài da, số ít các trường hợp còn lại (đa phần là người lớn tuổi) bị biến chứng tổn thương nội tạng (viêm não, viêm phổi, viêm gan hoại tử võng mạc gây mù lòa), hiếm gặp hơn có người còn bị tử vong do biến chứng nghiêm trọng khi bị zona thần kinh.

Zona thần kinh có các giai đoạn phát triển như sau:

  • Giai đoạn 1: bệnh nhân cảm thấy đau nhức đầu, ngứa da, đau nhói dữ dội, sợ ánh sáng. Sau đó từ 1 - 5 ngày trên da sẽ xuất hiện các nốt sẩn hồng ban, mọc thành từng cụm mụn nước bên trong chứa dịch. Chúng chỉ hình thành ở một bên thân, hiếm khi lây lan đều sang phần thân phía đối diện;

  • Giai đoạn 2: mụn bắt đầu hóa mủ, loét ra và đóng vảy. 2 tuần sau da sẽ dần lành lặn trở lại, vùng da bị tổn thương có thể hình thành sẹo và thay đổi sắc tố da vĩnh viễn. Zona thần kinh để lại các tổn thương da vùng lưng, hông, cổ đùi và đôi khi dân gian thường nhầm lẫn với dịch tiết của con dời nên hay gọi bệnh này là bệnh “dời leo”.

Ngứa da là một trong những triệu chứng xuất hiện sớm nhất của bệnh zona thần kinh

Chính bởi vì những triệu chứng khó chịu mà bệnh mang lại nên nhiều người thường nôn nóng đi tìm hiểu bị zona bôi thuốc gì nhanh khỏi.

2. Bệnh nhân bị zona bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Một trong những nguyên tắc vô cùng quan trọng khi điều trị zona thần kinh đó chính là chữa càng sớm càng tốt với mục tiêu giảm thiểu các cơn đau, hỗ trợ các vết thương chóng lành và phòng ngừa nguy cơ biến chứng.

Sau đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp bị zona thần kinh:

2.1. Thuốc kháng virus

Bị zona uống thuốc gì nhanh khỏi? Câu trả lời là thuốc kháng virus. 3 loại thuốc kháng virus trong điều trị zona thần kinh được dùng nhiều nhất hiện nay là famciclovir, acyclovir và valacyclovir. Công dụng chính của những thuốc này là giúp ngăn chặn sự lan rộng của các tổn thương trên da, giảm đau, thúc đẩy tái tạo tế bào da giúp vết thương chóng lành, đẩy nhanh quá trình tiêu diệt và bài xuất virus gây bệnh.

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Những thuốc này cần được sử dụng trong vòng 24 - 48 giờ sau khi khởi phát triệu chứng;

  • Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú;

  • Dùng thuốc sớm nhất có thể cho những trường hợp người cao tuổi, người có sức đề kháng yếu;

  • Nếu đối tượng mắc zona thần kinh là người trẻ tuổi và tổn thương xuất hiện trên da ít thì không bắt buộc sử dụng thuốc kháng virus.

Bị zona bôi thuốc gì nhanh khỏi? Người bệnh nên dùng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt

2.2. Các loại thuốc giảm đau, chống viêm

Trong và sau quá trình điều trị rất nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng đau sau zona. Cơn đau có thể tồn tại và kéo dài dai dẳng trong nhiều tháng sau đó, thậm chí có thể lên đến vài năm. Điều đặc biệt là tuổi càng cao thì triệu chứng đau càng nghiêm trọng.

Tuy nhiên thuốc giảm đau chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng chứ không khắc phục hoàn toàn được biến chứng đau sau zona.

Một số loại thuốc giảm đau có thể dùng đến là neurontin, paracetamol hoặc phối hợp dùng thêm corticoid trong những trường hợp đau cấp tính và hỗ trợ liền sẹo nhanh chóng. Tuy nhiên cần phải thận trọng vì cả neurontin lẫn corticoid đều tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên chỉ được dùng theo đơn kê từ bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài thuốc giảm đau kể trên, bệnh nhân cần dùng thêm thuốc bôi eosin, dung dịch sát khuẩn milian,... dùng tại chỗ để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn khi mụn zona vỡ ra. Bệnh nhân tuyệt đối không được sử dụng thuốc mỡ kháng sinh để bôi lên vùng da này.

3. Một số lưu ý bệnh nhân cần ghi nhớ khi điều trị zona thần kinh

Ngoài việc dùng thuốc để đẩy lui các triệu chứng của zona, bệnh nhân cần lưu ý đến những vấn đề khác như:

  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm như: ngũ cốc, thuốc lá, rượu, yến mạch, socola và mì trắng. Thay vào đó bạn nên tăng cường những món ăn làm từ cá, thịt, sữa, thực phẩm chứa nhiều vitamin B6, B12 (sò, gan, chuối, khoai tây);

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chăm sóc đúng cách vùng da bị tổn thương và không nên dùng các loại xà phòng, sữa tắm chứa hóa chất có độ tẩy rửa quá mạnh;

  • Lựa chọn loại quần áo có chất vải thoáng mát, thấm hút mồ hôi, rộng rãi không bó thít hay cọ xát để không làm tổn thương vùng da có mụn nước, tránh nguy cơ bội nhiễm và để lại sẹo sau này;

  • Đi thăm khám ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ bệnh zona thần kinh bởi vì điều trị càng sớm bệnh càng mau khỏi và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm trong tương lai;

  • Tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra để đạt được hiệu quả tối ưu trong việc điều trị. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.

Thuốc bôi trong điều trị zona thần kinh sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm

Trên đây là những thông tin về bệnh zona thần kinh và câu trả lời cho thắc mắc: bị zona bôi thuốc gì nhanh khỏi. Hy vọng rằng những kiến thức do MEDLATEC cung cấp hữu ích đối với bạn, thông qua đó bạn có thể tự nhận diện được các triệu chứng cảnh báo bệnh zona thần kinh và những lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị và dùng thuốc.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.