Các tin tức tại MEDlatec
Biện pháp sàng lọc ung thư trực tràng là gì, ai nên thực hiện
- 17/11/2021 | Ung thư trực tràng có di truyền hay không? Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia
- 14/08/2021 | Các giai đoạn của ung thư trực tràng và phương pháp điều trị
- 29/01/2021 | Cảnh báo 8 dấu hiệu ung thư trực tràng cần hết sức lưu ý
1. Ung thư trực tràng do đâu mà bị
Ung thư trực tràng là ung thư xảy ra ở phần cuối của ống tiêu hóa, ở một vài cm cuối đại tràng nên thường được gọi với cái tên khác là ung thư đại trực tràng. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh lý này đều phát triển từ các u lành tính dạng tuyến. Theo thời gian, polyp dần lớn lên và gây nên các triệu chứng: rối loạn phân, tắc ruột, đại tiện ra máu,... Nếu không phát hiện để cắt bỏ kịp thời, chúng có nguy cơ tiến triển ung thư rất cao.
Ung thư trực tràng càng phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi càng cao
Ung thư trực tràng có nguy cơ cao với nhóm người:
- Trên độ tuổi 50.
- Có polyp ở đại trực tràng.
- Có người thân trong gia đình có polyp hoặc mắc bệnh ung thư trực tràng.
- Bị viêm đại tràng mạn tính.
- Thường xuyên ăn thực phẩm chiên rán, bị béo phì, ăn đồ ăn chế biến sẵn, hút thuốc lá, uống bia rượu nhiều, một thời gian dài ăn ít chất xơ,...
2. Biện pháp sàng lọc ung thư trực tràng là gì
2.1. Vì sao cần sàng lọc ung thư trực tràng
Từ nghiên cứu và thực tế đều cho thấy bệnh ung thư trực tràng thường được chẩn đoán muộn, khi bệnh ở vào giai đoạn 2, 3. Chính điều này khiến cho việc điều trị trở nên phức tạp, khó khăn và hiệu quả kém hơn, tỉ lệ sống của người bệnh bị giảm đi. Đặc biệt, nếu chẩn đoán vào giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể sẽ phải chịu một số di chứng từ các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị, khiến cho chất lượng cuộc sống bị giảm sút đi rất nhiều.
Bệnh nhân sàng lọc ung thư trực tràng bằng phương pháp nội soi
Bệnh lý này dễ xảy ra ở độ tuổi ngoài 50 nên việc sàng lọc ung thư trực tràng từ sớm là rất cần thiết. Thông qua việc làm ấy, các tổn thương tiền ung thư hay giai đoạn sớm của bệnh sẽ được phát hiện, việc điều trị nhờ đó mà tăng tính hiệu quả, các biến chứng có liên quan cũng được giảm bớt.
Nói tóm lại, tầm soát sàng lọc ung thư trực tràng có vai trò rất quan trọng trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh và những biến chứng do bệnh gây ra. Trường hợp tầm soát bằng nội soi còn có thể phát hiện tổn thương dạng polyp để điều trị khỏi hoàn toàn. Ngược lại, nếu bệnh không được tầm soát và phát hiện sớm thì việc điều trị là rất khó khăn, biến chứng nặng nề dễ xảy ra và nguy hiểm nhất là có thể đánh mất sự sống.
2.2. Sàng lọc ung thư trực tràng bằng cách nào
Sàng lọc ung thư thực tràng có thể thực hiện bằng các cách sau:
- Xét nghiệm tìm hồng cầu ẩn ở trong phân
Đây là loại xét nghiệm có khả năng tìm thấy hồng cầu ẩn ở trong phân người bệnh - điều không thể thấy được bằng mắt thường. Nếu hồng cầu trong phân >100ng/ml sẽ cho kết quả dương tính.
- Xét nghiệm máu để đo nồng độ CEA
CEA là một kháng nguyên được tìm thấy ở nhiều tế bào trong bào thai hoặc có sự liên kết với khối u. Nếu chỉ số CEA tăng tức là nguy cơ ung thư đại trực tràng rất cao.
- Nội soi đại trực tràng
Phương pháp này được đánh giá là có tính tối ưu và chính xác nhất trong sàng lọc ung thư trực tràng. Để thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng dây nội soi mềm có gắn camera ở đầu, đưa vào lòng đại tràng để quan sát bên trong nó, giúp phát hiện polyp và hình ảnh ung thư.
Nếu trong quá trình nội soi tìm thấy tổn thương nghi ngờ thì bác sĩ sẽ lấy mẫu sinh thiết để gửi đến phòng xét nghiệm, giúp có căn cứ chẩn đoán chính xác bệnh ung thư.
Người có tiền sử gia đình bị polyp đại tràng nên tầm soát ung thư đại trực tràng định kỳ
- Một số phương pháp khác:
+ Siêu âm.
+ Chụp CT cắt lớp.
+ Chụp cộng hưởng từ MRI.
2.3. Ai nên sàng lọc ung thư trực tràng
Về cơ bản, việc sàng lọc ung thư trực tràng là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của tất cả chúng ta. Đặc biệt, việc làm này càng nên thực hiện với:
- Người trên 50 tuổi: ít nhất nên thực hiện sàng lọc 5 năm/lần để tầm soát bệnh ung thư đại trực tràng.
- Người có yếu tố tiền sử gia đình từng bị bệnh ung thư bất kỳ, có polyp đại tràng.
- Người bị viêm đại tràng mạn tính hoặc thường xuyên có các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa trong thời gian dài như: táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng, phân dẹt; đầy bụng; khó tiêu; đau bụng;...
Thường thì việc sàng lọc ung thư đại trực tràng được bác sĩ khuyến cáo nên chú ý ở những người lớn tuổi (trên 50 tuổi). Tuy nhiên, ở nhóm người có nguy cơ cao thì khả năng mắc bệnh sẽ tăng lên ngay từ khi còn trẻ, vì thế họ nên bắt đầu sàng lọc tầm soát bệnh từ sớm.
2.4. Lợi ích đạt được từ việc sàng lọc ung thư trực tràng sớm là gì
Sàng lọc ung thư trực tràng nên diễn ra sớm, có tính định kỳ bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích, như:
- Phát hiện và loại bỏ tổn thương tiền ung thư từ sớm, trước khi nó chuyển sang ác tính đồng thời phát hiện và điều trị bệnh ung thư trực tràng ngay từ giai đoạn sớm. Nhờ những điều này mà tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh được giảm đi rất nhiều.
- Điều trị bệnh bằng các biện pháp đơn giản nhưng dễ đạt hiệu quả hơn, ít phải xâm lấn nên cũng giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
- Chi phí điều trị bệnh được giảm đi rất nhiều.
- Tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện rõ rệt.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ uy tín hàng đầu cả nước trong lĩnh vực sàng lọc ung thư trực tràng. Nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 để có được những thông tin chính xác. Ngoài ra, cũng qua tổng đài này, bạn sẽ được tư vấn cụ thể về các biện pháp tầm soát bệnh, cách thức đặt lịch kiểm tra nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!