Các tin tức tại MEDlatec

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ - Phụ huynh cần cảnh giác

Ngày 01/11/2023

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ - Phụ huynh cần cảnh giác

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng và năm nào cũng có thời điểm bùng phát dịch này. Chủ động nắm bắt các biểu hiện của bệnh tay chân miệng chính là cách giúp cha mẹ kịp thời xử trí và điều trị cho con trẻ. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách điều trị, phòng ngừa bệnh, mời quý bậc phụ huynh cùng theo dõi các thông tin do MEDLATEC chia sẻ trong bài viết sau.

1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ lây lan qua con đường nào?

Bệnh tay chân miệng thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus và có thể lây từ người sang người. Trẻ em là đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất khi bị mắc căn bệnh này. Thời điểm lý tưởng nhất để virus phát tán trong cộng đồng đó là giai đoạn ủ bệnh, bởi vì thời gian này biểu hiện của bệnh chưa bộc lộ rõ nên rất khó để phát hiện.

Dưới đây là những con đường lây truyền virus tay chân miệng ở trẻ nhỏ cha mẹ cần lưu ý:

● Virus lây qua giọt bắn, dịch tiết từ miệng và mũi, thậm chí là chất thải của người bệnh.

● Trẻ cầm nắm đồ vật, đồ dùng, đồ chơi bị nhiễm virus.

Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây, nhất là trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu và phải sinh hoạt tại môi trường tập thể như lớp học. Do đó, các bậc phụ huynh hãy chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ mọi lúc, mọi nơi để tránh nguy cơ lây nhiễm từ các nguồn bệnh nêu trên.

2. Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ qua các giai đoạn

Phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh mà triệu chứng tay chân miệng ở mỗi thời kỳ sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

Giai đoạn ủ bệnh:

Ở giai đoạn này, triệu chứng của bệnh còn chưa rõ ràng và thường kéo dài trong khoảng 3 - 6 ngày.

Giai đoạn khởi phát:

Ở giai đoạn này bệnh sẽ bao gồm những biểu hiện như:

● Trẻ bị sốt từ nhẹ đến cao: ban đầu là 37,5 - 38 độ C, sau đó cao dần từ 38 - 39 độ C.

● Đau răng và miệng, chảy nhiều dãi.

● Đau họng, biếng ăn.

● Tiêu chảy.

Giai đoạn toàn phát:

● Trẻ xuất hiện các vết loét ở niêm mạc miệng, lợi, má, lưỡi. Đường kính của vết bỏng nước khoảng 2 - 3mm. Chúng rất dễ vỡ khi có ma sát khiến trẻ bị đau đớn khi ăn uống.

● Phát ban tại các vị trí khác nhau, đặc biệt là lòng bàn tay, bàn chân, mông. Những nốt phát ban có hình bầu dục, đường kính từ 2 - 10mm, có thể nằm ẩn hay mọc lồi trên da, không gây đau ngứa.

● Biểu hiện toàn thân: ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trẻ có dấu hiệu rối loạn tri giác, bị co giật thậm chí là mê sảng.

3. Cách để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm, tính chất lây lan nhanh và dễ dàng, có thể bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào. Thêm vào đó nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì tay chân miệng có thể khiến trẻ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng về thần kinh (viêm não, viêm màng não, viêm não tủy,...) hay biến chứng và hô hấp và tim mạch (tăng huyết áp, viêm cơ tim, suy tim, trụy mạch,...).

Do vậy, việc phòng ngừa căn bệnh này là điều vô cùng cần thiết cần có sự hợp tác của các bậc phụ huynh thông qua thực hành những biện pháp sau:

● Cho trẻ ăn chín, uống sôi, thực phẩm luôn phải đảm bảo vệ sinh.

● Nguồn thực phẩm của trẻ không được nhiễm hóa chất và các chất độc hại, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ.

● Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ về nguồn nước uống và sinh hoạt.

● Các vật dụng như đồ chơi, quần áo, dụng cụ ăn uống mà trẻ dùng cũng phải được rửa sạch và tiệt trùng thường xuyên.

● Không mớm cơm hay nhai cơm cho trẻ ăn vì sẽ khiến vi khuẩn từ miệng người lớn lây sang trẻ.

● Không để trẻ dùng chung khăn mặt, cốc nước, chậu rửa, bát thìa và đồ dùng cá nhân với những trẻ khác.

● Không để trẻ ngậm đồ chơi hay mút tay.

● Lau rửa, quét dọn nhà cửa thường xuyên, nhất là những nơi trẻ hay chơi như sàn nhà, phòng của bé, tay nắm cửa,...

● Nếu trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ bị tay chân miệng thì hãy cho trẻ nghỉ học, theo dõi tại nhà và đưa trẻ đi khám để không làm lây nhiễm sang bạn khác.

Hãy thường xuyên vệ sinh đồ chơi và vật dụng cá nhân của trẻ để tránh nguy cơ trẻ bị tay chân miệng

Nhìn chung bệnh tay chân miệng ở trẻ bùng phát và lây lan rất nhanh. Cha mẹ hãy chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa dịch tay chân miệng cho trẻ bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Nếu trẻ có những triệu chứng lạ, hãy đưa trẻ đi khám tại những bệnh viện và phòng khám uy tín để trẻ được phát hiện, điều trị bệnh kịp thời tránh tình trạng gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo dịch vụ thăm khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC với những ưu điểm sau đây:

● Là đơn vị y tế quy tụ đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, kinh nghiệm dày dặn và luôn tận tâm với nghề.

● MEDLATEC với hệ thống các Chuyên khoa đa dạng từ Truyền nhiễm, Khoa Nhi, Sản phụ khoa, Hô hấp, Tim mạch, Thần kinh, Khoa Ngoại,... sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu thăm khám của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

● Dịch vụ do MEDLATEC cung cấp luôn đảm bảo tính toàn diện: từ khám lâm sàng, cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh,...), điều trị nội khoa và ngoại khoa, tiêm chủng vắc xin,...

● MEDLATEC trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại đều được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP giúp đảm bảo chất lượng xét nghiệm luôn chính xác và nhanh chóng.

Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp quý bậc phụ huynh có thêm những thông tin hữu ích về biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ. Để được tư vấn và hỗ trợ, mời quý bậc phụ huynh liên hệ ngay với MEDLATEC qua hotline 1900565656.

BS Thanh Tuấn đã duyệt

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.