Các tin tức tại MEDlatec

“Bỏ túi” những cách giảm stress hiệu quả và đơn giản nhất

Ngày 21/12/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Cuộc sống bận rộn khiến bạn không thể tránh khỏi những lúc căng thẳng (stress), mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn. Nói một cách khác, tâm lý không tốt chính là nguồn gốc của nhiều loại bệnh tật. Vậy cách giảm stress hiệu quả là gì? Làm sao để mọi căng thẳng được xua tan nhanh chóng. Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây. 

1. Stress nguy hiểm ra sao và có thể dẫn đến những bệnh gì?

Stress là một loại bệnh và nó cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiều loại bệnh khác, có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Stress thật ra là vấn đề không hề đơn giản như bạn nghĩ. Bị stress nặng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe như sau:

Những vấn đề về tâm thần, chẳng hạn như mất ngủ, đau đầu, tình trạng hoa mắt, chóng mặt, thay đổi tâm lý, hay buồn phiền, cáu gắt, rối loạn trí nhớ, thậm chí là trầm cảm,… Khi bị stress, bạn thường xuyên bị mất ngủ, não hoạt động kém hơn và có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi, lười vận động.

Stress khiến bạn luôn mệt mỏi và dễ cáu gắt

Bệnh tim mạch: Khi bị stress, tim sẽ tăng giải phóng cortisol làm tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường và những vấn đề về tim mạch như nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim,…

Bệnh tiêu hóa: Stress gây cản trở quá trình lưu thông máu và gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Nhiều trường hợp quá căng thẳng dẫn đến viêm loét dạ dày.

Stress cũng có thể làm giảm ham muốn “chuyện chăn gối”, làm rối loạn nội tiết tố dẫn đến những bệnh phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt,…

Stress là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý về tim mạch và bệnh tiểu đường

Bệnh về cơ khớp như đau lưng, chuột rút, có cảm giác kiến bò ở ngón tay,…

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến toàn bộ cơ thể bị mệt mỏi, suy sụp, rất dễ mắc phải các bệnh dị ứng, bệnh truyền nhiễm.

Những trường hợp bệnh nhân hen suyễn bị căng thẳng thì tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Stress cũng là nguyên nhân kích thích hoạt động của các tuyến nhờn làm da thô ráp hơn, nhanh lão hóa và dễ nổi mụn, nhăn nheo.

Tình trạng căng thẳng kéo dài cũng chính là nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu và dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

2. Những cách giảm stress hiệu quả

Stress trong một thời gian dài sẽ rất nguy hiểm. Vậy làm sao để giảm stress, hãy cùng tham khảo những cách dưới đây:

Tập yoga: Đây là cách giúp cho cơ thể của bạn dẻo dai, khỏe mạnh hơn, duy trì vóc dáng cân đối và cũng giúp bạn giảm stress, xua tan mọi buồn phiền, mệt mỏi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người tập yoga thường xuyên có thể kiểm soát stress tốt hơn.

Tập yoga giúp bạn giảm stress hiệu quả

Ngủ đủ giấc: Một giấc ngủ ngon không chỉ giúp cơ thể tái tạo năng lượng để vận động thể chất tốt hơn mà đây cũng là cơ hội để tinh thần bạn được nghỉ ngơi, loại bỏ căng thẳng. Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân gây căng thẳng và ngược lại những người căng thẳng cũng dễ bị thiếu ngủ. Nó giống như một vòng luẩn quẩn khiến bạn luôn mệt mỏi. Vì thế, hãy cố gắng duy trì ngủ đủ giấc để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Giao tiếp nhiều hơn: Khi được trò chuyện nhiều hơn với mọi người, những vấn đề của bạn sẽ được tháo gỡ, giúp bạn phân tích và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, sự lo âu, căng thẳng sẽ dần mất đi.

Tăng cường vận động: Khi những suy nghĩ khiến bạn quá mệt mỏi, bạn nên vận động thể chất. Đây là cách làm giảm stress hiệu quả nhờ giải phóng Cortisol từ tuyến thượng thận, hạn chế được các tác động tiêu cực của stress.

Tập thiền: Một cách giảm stress cũng rất hiệu quả chính là tập thiền. Tập thiền giúp bạn giảm căng thẳng, có thể giảm cảm giác đau đớn và suy nghĩ tích cực hơn, ngăn ngừa tái phát bệnh trầm cảm.

Ngủ đủ giấc chính là cách giúp bạn luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng

Cười nhiều hơn: Khi căng thẳng, bạn có thể xem những bộ phim hài để cười nhiều hơn, tăng cường cảm giác hưng phấn, giảm căng thẳng và còn kích thích hoạt giải phóng các endorphin có tác dụng giảm đau.

Không phàn nàn: Đứng trước những khó khăn, nhiều người có thói quen phàn nàn và bực bội nhưng đây là điều không nên. Các chuyên gia tâm lý khuyên bạn nên chấp nhận và tìm ra hướng giải quyết, đồng thời suy nghĩ tích cực hơn thay vì phàn nàn và suy nghĩ tiêu cực.

Massage: Đây là cách để giảm stress cũng rất hiệu quả. Massage không chỉ giúp bạn thư giãn cơ bắp mà còn có những tác động tích cực đến nồng độ hormone trong cơ thể. Tinh thần của bạn cũng tích cực hơn, dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều.

Viết nhật ký: Đây được cho là thói quen của nhiều em nhỏ, nhưng một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, viết nhật ký chính là cách giúp bạn xua tan mệt mỏi, căng thẳng nhờ kiểm soát và phân tích các tình huống tốt hơn, đưa ra những cách xử lý tốt hơn. Khi đọc lại nhật ký, bạn cũng có thể kịp thời ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực.

Các hoạt động cảm xúc: Một cái ôm ấm áp, một sự va chạm âu yếu hay hoạt động cho con bú ở người phụ nữ, hoặc thậm chí là chơi với thú cưng,... sẽ giúp sản sinh ra Oxytocin - một loại hormone có thể làm giảm mức độ căng thẳng.

Qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về stress cũng như những tác hại mà nó gây ra cho sức khỏe của chúng ta và đặc biệt là có thể lựa chọn những cách giảm stress hiệu quả, phù hợp với bạn.

Các chuyên gia khuyên bạn, nếu có những dấu hiệu của stress thì nên giải tỏa càng sớm càng tốt. Nếu áp dụng những cách trên vẫn không hiệu quả. Bạn có thể tìm gặp bác sĩ để có những lời khuyên tích cực, hữu ích hơn.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có thể là một gợi ý tuyệt vời cho bạn. Ở đây, các bác sĩ luôn coi bệnh nhân như những người thân trong gia đình và tận tâm chăm sóc. Bạn hãy gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56, để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn chi tiết hơn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.