Các tin tức tại MEDlatec
Huyết áp tâm thu và những bệnh lý liên quan
- 08/07/2024 | Béo phì độ 1: tổng quan mọi thông tin cần lưu ý
- 11/07/2024 | Mối liên hệ giữa kháng insulin và béo phì
- 01/05/2024 | Người như thế nào được gọi là béo phì?
1. Huyết áp tâm thu bao nhiêu bình thường?
Áp lực mà dòng máu khi nó di chuyển và tác động lên thành động mạch được gọi là huyết áp. Trong đó, kết quả huyết áp là sự tổng hợp của 2 chỉ số quan trọng đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Đo huyết áp để phát hiện chỉ số huyết áp tăng, giảm bất thường
Huyết áp tâm thu thể hiện thời kỳ co bóp của tim, khả năng bơm máu của tim đến các cơ quan. Kết quả chỉ số này sẽ ảnh hưởng rất nhiều từ thế tích máu ở mỗi nhịp co bóp hay sức co bóp của tim. Như vậy, khi tim bơm máu nhiều, co bóp nhiều thì chỉ số huyết áp tâm thu sẽ càng tăng.
Kết quả đo huyết áp được cho là bình thường khi chỉ số huyết áp tâm thu ≧140mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương ≧ 90mmHg. Chỉ số huyết áp tâm thu tăng có thể là do những nguyên nhân sau:
- Cường giáp.
- Đái tháo đường.
- Béo phì.
- Bệnh lý van tim.
- Chế độ ăn nhiều muối và không lành mạnh.
- Vận động ít, uống rượu bia, hút thuốc lá.
2. Một số vấn đề liên quan đến huyết áp tâm thu
2.1. Tăng huyết áp tâm thu
Đây là những trường hợp chỉ bị tăng huyết áp tâm thu, trong khi đó, huyết áp tâm trương vẫn ở trong mức tiêu chuẩn. Cụ thể là, huyết áp tâm thu ≧140mmHg, trong khi đó, huyết áp tâm trương vẫn nhỏ hơn 90 mmHg và ở mức cho phép. Tình trạng tăng huyết áp tâm thu thường xảy ra ở những trường hợp từ 50 trở lên và phần lớn những bệnh nhân bị tăng huyết áp thường chỉ bị tăng huyết áp tâm thu.
Tình trạng này thường không gây ra những biểu hiện rõ ràng nên rất khó phát hiện bệnh sớm. Đến khi huyết áp tăng lên mức nghiêm trọng và người bệnh không được can thiệp kịp thời có thì có thể dẫn đến những biến chứng rất nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Tăng huyết áp tâm thu cũng có thể gây cản trở lưu thông máu não, tăng nguy cơ nhồi máu não, ảnh hưởng đến chức năng tim mạch, nguy hiểm nhất là tình trạng suy tim, nhồi máu cơ tim.
2.2. Rối loạn huyết áp tâm thu
Khi huyết áp tâm thu ở mức ổn định thì thể tích tuần hoàn trong máu cũng lưu thông ổn định, đồng thời các cơ quan trong cơ thể được tim bơm máu đều đặn. Ngược lại, nếu xảy ra tình trạng rối loạn huyết áp tâm thu hay chỉ số này tăng, giảm bất thường thì lượng máu cung cấp đến các cơ quan sẽ không ổn định. Do đó, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện bất thường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Người bệnh bị đau đầu dữ dội
- Nếu tăng đột ngột huyết áp tâm thu: Cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như mỏi vai gáy, đau đầu dữ dội, tức ngực, khó thở, tim đập nhanh, mắt mờ,... Kết quả đo chỉ số huyết áp tâm thu có thể vượt quá 200 mmHg. Khi đó, mạch máu não có thể bị tổn thương, tăng nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim, phù phổi dẫn đến suy hô hấp, suy thận cấp, thậm chí dẫn đến tử vong.
- Nếu chỉ số tâm thu giảm đột ngột: Điều này khiến cho các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ máu cũng như dinh dưỡng, thậm chí gây ra chết não. Lúc này, người bệnh thường mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, hồi hộp, lú lẫn, mất ý thức,..
3. Điều trị tăng huyết áp tâm thu và cách giúp ổn định huyết áp
Đối với những trường hợp bị tăng huyết áp tâm thu, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc kiểm soát huyết áp và phòng ngừa những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. Mục tiêu điều trị là đưa chỉ số này về mức thấp hơn 130mmHg.
Một số loại thuốc được chỉ định như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển angiotensin,... Dù điều trị bằng loại thuốc nào thì trong quá trình điều trị cũng cần ghi nhớ không để chỉ số huyết áp tâm trương bị giảm xuống mức quá thấp.
Tăng hay giảm huyết áp tâm thu đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
Dù tăng hay giảm huyết áp tâm thu bất thường đều có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chính vì thế, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để có thể ổn định huyết áp hiệu quả:
- Người bệnh nên uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, thường xuyên theo dõi huyết áp và tái khám theo đúng hẹn của bác sĩ.
- Xây dựng chế độ sống lành mạnh và thực đơn ăn uống giàu chất xơ, tránh mỡ và nội tạng động vật, đồ ăn nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn, không dùng đồ uống có cồn và thuốc lá.
- Thường xuyên tập thể dục và lưu ý duy trì cân nặng ở mức vừa phải để động mạch đàn hồi tốt để có thể ổn định chỉ số huyết áp và lưu lượng máu ở mức bình thường, khỏe mạnh.
- Người bị huyết áp thấp cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không nên ăn quá nhạt và nên uống nhiều nước, bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể. Người bệnh không nên làm việc quá sức, thay đổi tư thế đột ngột. Khi ngủ nên gác chân lên cao và gối thấp.
Nếu xảy ra tình trạng bất ổn chỉ số huyết áp tâm thu, dù tăng hay giảm bất ngờ, người bệnh đều cần theo dõi và kiểm tra kỹ càng để chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị bệnh hiệu quả. Đặc biệt, đối với những trường hợp đã từng mắc một số bệnh lý liên quan thì cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và theo dõi huyết áp.
Bạn nên đi khám định kỳ để được kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Nếu có biểu hiện bất thường và có nhu cầu thăm khám, chẩn đoán xác định bệnh lý liên quan đến huyết áp tâm thu hay các vấn đề về sức khỏe, quý khách hàng hãy đến trực tiếp các phòng khám, bệnh viện của Hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc có thể gọi điện đến hotline 1900 56 56 56 để đặt trước lịch khám, các tổng đài viên sẽ trực tiếp tư vấn và hướng dẫn cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!