Tin tức

Béo phì độ 1: tổng quan mọi thông tin cần lưu ý

Ngày 08/07/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Béo phì độ 1 tuy chỉ là khởi đầu của béo phì nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều mối nguy đối với sức khỏe. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan đến béo phì độ 1 trong bài viết sau đây để biết cách khắc phục bệnh lý này.

1. Như thế nào là béo phì độ 1?

Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ nhiều quá mức bên trong cơ thể. Béo phì độ 1 là dạng thường gặp và là cấp độ nhẹ nhất. Béo phì độ 1 ở người trưởng thành tức là chỉ số BMI ≧ 30. Ở cấp độ này, cơ thể bắt đầu tích tụ một lượng mỡ dư thừa đáng kể, nếu không kiểm soát hiệu quả thì có thể gây nên các vấn đề về sức khỏe.

Mô tả giúp hình dung béo phì độ 1 và các cấp độ béo phì

Mô tả giúp hình dung béo phì độ 1 và các cấp độ béo phì

2. Nguyên nhân gây béo phì độ 1

2.1. Ảnh hưởng của giai đoạn dưỡng thai

Trong thời kỳ mang thai, do chế độ ăn cần tăng cường để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của thai nhi nên thai phụ được khuyến khích tăng cân trong khoảng 10 - 12kg. Sau sinh, không ít mẹ bầu vẫn giữ thói quen ăn uống như trong thai kỳ thì có thể bị béo phì độ 1.

2.2. Chế độ ăn uống không cân bằng

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra béo phì độ 1 là chế độ ăn uống không lành mạnh. Việc tiêu thụ quá nhiều calo, đặc biệt từ các thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa sẽ làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể.

2.3. Lười vận động

Thiếu hoạt động thể chất cũng là một yếu tố dễ dẫn đến béo phì độ 1. Thói quen vận động ít khiến cho lượng calo và mỡ thừa trong cơ thể không được tiêu hao, từ đó tăng nguy cơ béo phì.

2.4. Di truyền

Di truyền cũng có thể đóng vai trò trong việc phát triển béo phì nhưng ở mức độ thấp. Nếu trong gia đình có người bị béo phì thì bạn cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ béo phì độ 1.

2.5. Tâm lý

Stress, lo âu và trầm cảm có thể dẫn đến việc ăn uống không kiểm soát, từ đó góp phần gây béo phì.

2.6. Các bệnh lý khác

Một số bệnh như đa nang buồng trứng, suy giáp, Prader-Willi, Cushing,… gây rối loạn nội tiết khiến người bệnh bị căng thẳng quá mức nên muốn giải tỏa bằng ăn uống. Điều này khiến cho họ có nguy cơ bị béo phì độ 1.

Người mắc hội chứng Cushing có nguy cơ béo phì độ 1

Người mắc hội chứng Cushing có nguy cơ béo phì độ 1

3. Làm thế nào để chẩn đoán béo phì độ 1? 

Béo phì độ 1 thường không khó nhận biết nhưng do thiếu quan tâm nên nhiều người không phát hiện ra mình đang trong giai đoạn này. Để chẩn đoán lâm sàng đối với bệnh lý này có thể căn cứ vào:

- Chỉ số BMI

BMI là chỉ số khối cơ thể được tính bằng phép chia giữa trọng lượng cơ thể (kg) với bình phương chiều cao (m). Nếu kết quả của phép chia này là 25 - 29.9 thì có thể xếp vào nhóm béo phì độ 1.

- Chu vi vòng bụng 

Khi đứng thẳng lưng, dang rộng hai chân bằng vai ở tư thế tự nhiên nhất, bạn hãy dùng thước đo vòng qua đoạn giữa xương sườn thấp nhất nối vào bờ trên xương chậu để đo chu vi vòng bụng. Nếu kết quả thu được là >80cm (với nữ giới) hoặc >90cm (với nam giới) thì có thể xếp vào béo phì độ 1.

- Công nghệ DXA 

DXA là phương pháp dùng tia X với 2 mức năng lượng khác nhau để đo thành phần và tỉ lệ mỡ của cơ thể. 

4. Biến chứng của béo phì độ 1

Nếu không được điều trị ngay, béo phì độ 1 có thể gây ra nhiều biến chứng:

- Bệnh lý tim mạch.

- Tiểu đường type 2. 

- Sỏi mật.

- Gan nhiễm mỡ.

- Trào ngược dạ dày thực quản.

- Đột quỵ.

- Bệnh lý xương khớp.

- Một số bệnh ung thư.

5. Biện pháp điều trị dành cho người bị béo phì độ 1

5.1. Thay đổi chế độ ăn

Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là bước đầu tiên cần thực hiện khi điều trị béo phì độ 1. Trong chế độ ăn này cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều calo, đường và chất béo bão hòa để thay bằng rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein lành mạnh.

Cân đối chế độ ăn có vai trò lớn trong điều trị béo phì độ 1

Cân đối chế độ ăn có vai trò lớn trong điều trị béo phì độ 1

5.2. Tăng vận động

Hoạt động thể chất đều đặn giúp đốt cháy calo và cải thiện sức khỏe của người bị béo phì độ 1. Vì thế, hãy bắt đầu quá trình này bằng các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga,... sau đó tăng dần cường độ và độ khó lên.

5.3. Ngủ đủ giấc

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ <5 giờ/ngày có thể tăng nguy cơ béo phì lên gấp 2.5 lần. Thiếu ngủ khiến cơ thể sản sinh hormone kích thích thèm ăn, nhất là đồ ngọt. Nếu ngủ đủ giấc thì quá trình trao đổi chất diễn ra tốt nên có thể kiểm soát cân nặng.

5.4. Quản lý tâm lý

Tìm cách kiểm soát các yếu tố gây căng thẳng và các vấn đề tâm lý cũng góp phần cải thiện tình trạng béo phì. Các liệu pháp như tham gia trị liệu tâm lý, thực hành thiền, yoga có thể kiểm soát tâm trạng và giảm ăn uống không kiểm soát.

5.5. Sử dụng thuốc

Với những trường hợp béo phì độ 1 đã áp dụng các biện pháp can thiệp kể trên nhưng không hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc. Việc sử dụng những loại thuốc này cần có sự giám sát của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua bất cứ loại thuốc nào trên thị trường để điều trị béo phì.

Béo phì độ 1 là khởi đầu của căn bệnh béo phì. Để điều trị hiệu quả cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố: chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, vận động thể chất đều đặn. Người bị béo phì độ 1 không nên cố gắng tìm cách giảm cân nhanh mà cần xác định rằng đây là một quá trình lâu dài, cần có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Người bị béo phì độ 1 hầu như không thể tự nhận biết bằng mắt thường. Vì thế, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám để được đánh giá đúng và được hướng dẫn điều trị sớm.

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe có thể liên hệ đặt trước lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.