Các tin tức tại MEDlatec
Các biện pháp giúp phòng chống bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng
Trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể bị nhiễm trùng khi tiếp xúc với tác nhân là vi khuẩn, nấm từ các nguồn sau:
1.1. Vi khuẩn từ mẹ
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu nên nhiễm trùng có thể nguy hiểm
Khi mẹ bị nhiễm khuẩn hoặc mắc bệnh liên quan trong thai kỳ, nếu không điều trị tốt tác nhân gây bệnh có thể di chuyển và gây bệnh cho thai nhi. Ngoài ra, một số loại vi khuẩn có ở trực tràng hoặc cơ quan sinh dục chưa gây bệnh cho mẹ nhưng có thể lây nhiễm gây bệnh cho trẻ.
1.2. Vi khuẩn từ dụng cụ y tế
Dù sinh thường hay sinh mổ, mẹ bầu cũng cần sự hỗ trợ của các y bác sĩ và dụng cụ, thiết bị y tế. Nếu gang tay y tế mà bác sĩ hoặc y tá sử dụng không được vệ sinh vô trùng cũng như các dụng cụ y tế khác thì trẻ cũng hoàn toàn có thể bị lây nhiễm dẫn tới nhiễm trùng sơ sinh.
1.3. Vi khuẩn từ môi trường
Môi trường sống của trẻ sơ sinh không được đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, vi khuẩn phát triển và hoàn toàn có thể xâm nhập gây bệnh cho trẻ.
2. Hướng dẫn phòng chống bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Bệnh lý nhiễm trùng có thể gặp và không nguy hiểm ở người trưởng thành hoặc trẻ lớn, tuy nhiên trẻ sơ sinh do sức đề kháng kém nên dễ gây biến chứng nặng nề. Dưới đây là một số thông tin hướng dẫn phòng chống bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh.
Có thể phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh bằng nhiều cách
2.1. Kết hợp biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh
Muốn phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh hiệu quả, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Biện pháp phòng ngừa trước khi sinh
Thai phụ là nguồn lây nhiễm chủ yếu khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng, do đó cần thực hiện 1 số biện pháp phòng ngừa từ mẹ như:
-
Tiêm vaccine phòng ngừa bệnh Rubella trong độ tuổi chưa sinh.
-
Tiêm phòng bệnh viêm gan, uốn ván ở thời điểm thích hợp để tránh lây bệnh cho thai nhi qua đường máu.
-
Phát hiện và điều trị tận gốc bằng kháng sinh nếu mẹ mắc các bệnh lý nhiễm trùng trong thai kỳ như nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng niệu dục.
-
Thai phụ nên khám thai định kỳ và sàng lọc các bệnh nhiễm trùng thường gặp như viêm gan B, giang mai,…
-
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng an toàn, nguồn thực phẩm sạch, chế biến chín khi mang thai để không bị lây nguồn vi khuẩn cũng như tăng sức đề kháng cho cả mẹ và bé.
-
Vệ sinh thân thể tốt, tránh viêm nhiễm, trầy xước trong thai kỳ.
Biện pháp phòng ngừa trong lúc sinh
Trẻ sơ sinh sinh theo đường âm đạo hoàn toàn có thể bị nhiễm khuẩn nếu cơ thể thai phụ có tác nhân gây bệnh. Ngoài ra nhiễm khuẩn có thể do dụng cụ y tế sử dụng không đảm bảo vô trùng vô khuẩn. Do đó, nên lựa chọn địa điểm sinh uy tín, dụng cụ y tế sạch, đảm bảo vô trùng.
Trẻ có thể lây vi khuẩn gây nhiễm trùng từ mẹ khi sinh
Sàng lọc trước sinh và chuẩn bị phản ứng tốt nếu xảy ra biến chứng sản khoa như: tổn thương khi sinh, sinh ngạt,…
Biện pháp phòng ngừa sau khi sinh
Sau khi sinh, có thể phòng ngừa nhiễm trùng ở trẻ đơn giản bằng việc vệ sinh tay và vật dụng cá nhân sạch sẽ. Nuôi dưỡng trẻ trong không gian phòng thông thoáng, sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng, đồng thời tắm gội vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ.
Ngay sau khi sinh, rốn bị cắt chưa hồi phục hoàn toàn cũng có thể là nơi dễ bị nhiễm trùng. Do đó hãy vệ sinh và chăm sóc vết cắt rốn tốt nhất theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, cần vệ sinh sạch sẽ da, tai, rốn và mắt cho trẻ - những vị trí dễ bị nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ được nhận nhiều kháng thể từ mẹ, đảm bảo hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, tránh lại nhiễm trùng cũng như các biến chứng của bệnh.
2.2. Điều trị hiệu quả trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng
Với bệnh lý nhiễm trùng, điều trị bằng kháng sinh vẫn là quan trọng nhất, nhưng cần cẩn trọng trong lựa chọn loại kháng sinh cũng như liều dùng thích hợp.
Các loại kháng sinh và liều thường dùng cho trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng là:
-
Cefotaxime: 100 - 200 mg trên mỗi kg cân nặng mỗi ngày.
-
Ampicillin: 75 - 100mg trên mỗi kg cân nặng mỗi ngày.
-
Amikacin: 15 mg trên mỗi kg cân nặng mỗi ngày.
-
Vancomycin: 10mg trên mỗi kg cân nặng mỗi ngày.
-
Ceftriaxone: 50 - 100mg trên mỗi kg cân nặng mỗi ngày.
-
Gentamycin và Kanamycin: 4 - 5mg trên mỗi kg cân nặng mỗi ngày.
Cần lưu ý liều lượng kháng sinh phù hợp cho trẻ
Thời gian sử dụng kháng sinh cho trẻ sơ sinh nhiễm trùng cũng rất quan trọng, bác sĩ sẽ chỉ định dựa trên triệu chứng, biến chứng và khả năng đáp ứng điều trị của trẻ. Bên cạnh đó, điều trị nhiễm trùng sơ sinh đạt hiệu quả cao cần đến sự chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ cơ thể và vị trí nhiễm trùng để tổn thương nhanh phục hồi, không lan rộng.
Triệu chứng nhiễm trùng sơ sinh đôi khi trở nên nghiêm trọng, lúc này cần sử dụng 1 số liệu pháp hỗ trợ giảm triệu chứng như:
-
Cân bằng nhiệt: Dùng lồng ấp để giữ ấm hoặc Paracetamol để hạ sốt.
-
Phòng ngừa suy hô hấp cấp do nhiễm trùng sơ sinh: Sử dụng liệu pháp thở oxy hoặc hỗ trợ hô hấp.
-
Cân bằng nước và điện giải: Nhiễm trùng sơ sinh và triệu chứng bệnh dễ gây rối loạn cân bằng điện giải và kiềm toan, cần truyền dịch bổ sung điện giải tùy vào tình trạng bệnh.
-
Phòng ngừa rối loạn đông máu: Vitamin K1, bổ sung yếu tố đông máu.
-
Thuốc tăng cường hệ miễn dịch nếu hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh yếu, không đáp ứng tốt trong điều trị bệnh.
Chăm sóc tốt giúp hạn chế biến chứng nhiễm trùng sơ sinh
Thực hiện tốt các lưu ý trên sẽ giúp phòng chống bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh tốt. Nếu chẳng may trẻ bị mắc bệnh thì điều trị sớm và tích cực giúp đạt hiệu quả điều trị tốt mà không dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!