Các tin tức tại MEDlatec
Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng trong xét nghiệm sinh hóa máu
- 31/03/2020 | Bác sĩ trả lời: Ăn rồi xét nghiệm máu được không?
- 20/07/2020 | Xét nghiệm máu MEDLATEC: an toàn, chính xác, có kết quả nhanh chóng
- 30/05/2020 | Xét nghiệm máu có phát hiện được chất gây nghiện không?
1. Tổng quan về xét nghiệm sinh hóa máu
Hiện nay, xét nghiệm sinh hóa máu là một trong những loại xét nghiệm rất phổ biến. Kết quả xét nghiệm máu được bác sĩ sử dụng như cơ sở chẩn đoán và theo dõi, đánh giá hiệu quả quá trình điều trị bệnh.
Xét nghiệm sinh hóa máu giúp định lượng nồng độ các chất thành phần trong máu
Ở xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiến hành định lượng và phân tích nồng độ một số chất thành phần của máu, từ đó phát hiện được những vấn đề bất thường có liên quan đến hoạt động chức năng của các bộ phận đặc trưng cho chỉ số sinh hóa đó.
Việc phát hiện bệnh sớm dựa vào các chỉ số xét nghiệm máu không chỉ giúp nâng cao tỷ lệ chữa khỏi bệnh mà còn giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí cho việc điều trị về sau.
Ví dụ như viêm gan B là bệnh có khả năng xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây ung thư gan. Việc làm xét nghiệm sinh hóa máu sẽ giúp người bệnh kịp thời phát hiện các tổn thương của gan từ những giai đoạn đầu để nhanh chóng có biện pháp can thiệp và điều trị phù hợp nhất.
2. Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng cần biết trong xét nghiệm sinh hóa máu
2.1. Xét nghiệm Ure
Ure được đào thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Đây là một sản phẩm thoái hóa của protein. Thông thường, khi nghi ngờ có bất thường liên quan đến chức năng của thận, người bệnh sẽ được chỉ định làm xét nghiệm ure. Ngoài ra, những bệnh nhân lọc máu hoặc những người bị suy thận cũng cần làm xét nghiệm ure định kỳ để theo dõi tình trạng cơ thể.
Xét nghiệm ure giúp đánh giá chức năng của thận
Trong trường hợp người bị suy giảm chức năng thận hoặc bị tổn thương cầu thận cấp thì nồng độ ure trong máu sẽ tăng. Ngược lại, nồng độ ure sẽ giảm khi người bệnh phải truyền dịch nhiều hoặc có chế độ ăn nghèo ure, bị suy gan,...
2.2. Xét nghiệm Creatinin huyết thanh
Creatinin là chất có thể được hấp thu từ nguồn thức ăn hàng ngày hoặc cũng có thể do gan tự tổng hợp nên. Bệnh nhân sẽ được định lượng Creatinin thông qua việc làm xét nghiệm Creatinin huyết thanh hoặc nước tiểu.
Bằng việc phân tích sự tăng giảm bất thường của chỉ số này, bác sĩ có thể đánh giá được chức năng của thận cũng như chẩn đoán bệnh lý (nếu có).
Thường nồng độ Creatinin sẽ tăng cao trong các trường hợp người bệnh bị suy giảm khối lượng tuần hoàn, suy tim, suy chức năng thận (cấp/ mãn tính) hoặc người tổn thương hệ tiết niệu,...
Nồng độ Creatinin sẽ giảm trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh teo cơ cấp và mạn tính, suy dinh dưỡng hoặc ở phụ nữ mang thai.
Phụ nữ mang thai có thể có nồng độ Creatinin thấp hơn so với bình thường
2.3. Xét nghiệm ALT & AST
Khi cần đánh giá chức năng gan, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành xét nghiệm để phân tích 3 chỉ số men gan cơ bản nhất bao gồm: AST (GOT), ALT (GPT) và GGT. Các chỉ số xét nghiệm máu này thường ổn định ở trong khoảng giới hạn bình thường.
Bất kỳ sự tăng giảm bất thường nào trong kết quả xét nghiệm ALT & AST đều phản ánh tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề. Cụ thể như:
Chỉ số xét nghiệm ALT & AST tăng cao: do nhồi máu cơ tim, suy tim, viêm gan virus, ung thư, các bệnh lý về gan do bia rượu hoặc bệnh nhân đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau chống viêm, thuốc chống nấm, kháng sinh,...
Chỉ số xét nghiệm ALT & AST giảm thấp: đối với phụ nữ đang mang thai hoặc người bị bệnh tiểu đường.
2.4. Xét nghiệm Albumin (ALB)
Albumin được sản xuất tại gan và là một trong những thành phần protein quan trọng nhất. Ở người khỏe mạnh bình thường, chỉ số Albumin đo được thường nằm trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể nồng độ này có thể giảm thấp hơn ngưỡng tiêu chuẩn, ví dụ như người có chức năng gan suy giảm, nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng, tổn thương cầu thận,...
2.5. Xét nghiệm Acid Uric
Xét nghiệm Acid Uric thường được chỉ định thực hiện nhằm mục đích phát hiện và chẩn đoán các bệnh thận, khớp hay bệnh gout,...
Chí số này có thể tăng giảm tùy từng trường hợp, cụ thể:
- Lượng acid uric giảm: ở bệnh nhân mắc hội chứng Fanconi, bệnh Wilson hoặc ở phụ nữ mang thai.
- Lượng acid uric tăng: do nhiễm trùng nặng, suy thận, tăng bạch cầu đơn nhân; hoặc ở người mắc bệnh vảy nến, bệnh gout, bệnh đa hồng cầu.
2.6. Xét nghiệm đường huyết (Glucose máu)
Trong số các chỉ số xét nghiệm máu chắc hẳn không thể bỏ qua xét nghiệm đường huyết hay nói cách khác là định lượng hàm lượng Glucose có trong máu người bệnh. Đây là kỹ thuật rất quan trọng trong việc chẩn đoán và phát hiện bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm đường huyết tại MEDLATEC giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường chính xác
Hàm lượng Glucose trong máu ở mức bình thường là từ 3,9 - 6,4 mmol/l. Nếu lượng Glucose đo được cao hơn mức này thì có thể người đó đã mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan hoặc giảm kali máu,... Ngoài ra, chế độ ăn uống không hợp lý hay người nghiện rượu, bị bệnh gan nặng có thể khiến cho lượng đường huyết bị hạ thấp xuống dưới ngưỡng an toàn.
2.7. Xét nghiệm định lượng Triglycerid
Trong chế độ ăn uống hàng ngày mà một người tiêu thụ, có đến 95% chất béo là Triglyceride. Hàm lượng Triglyceride trong máu cần được duy trì ở mức ổn định để tránh gây ra bệnh tiểu đường, tim mạch hay tình trạng rối loạn mỡ máu.
Tìm hiểu về các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản là cần thiết
Trên đây là một vài các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản nhưng cũng rất quan trọng trong xét nghiệm sinh hóa máu. Đến ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được làm xét nghiệm sinh hóa máu nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngoài ra, hiện MEDLATEC còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà vô cùng tiện lợi. Nếu muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ này hay các chỉ số xét nghiệm máu khác, khách hàng chỉ cần liên hệ theo hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!