Các tin tức tại MEDlatec
Các dấu hiệu nhận biết mẹ bỉm sữa bị trĩ sau sinh
- 24/07/2020 | Giúp chị em gỡ rối vấn đề rối loạn kinh nguyệt sau sinh
- 12/08/2020 | Giải đáp: xét nghiệm sàng lọc sau sinh bao gồm những gì?
- 01/08/2020 | Rong kinh sau sinh có nguy hiểm không và những điều mẹ bỉm sữa cần biết
- 16/09/2020 | Bệnh trĩ - căn bệnh "khó chịu" ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày
- 20/09/2020 | Vì sao bạn không nên chủ quan khi mắc bệnh trĩ?
1. Bệnh trĩ sau sinh xuất hiện do yếu tố nào?
Trĩ là một trong những bệnh lý của tĩnh mạch, thường phát sinh do người bệnh có thói quen rặn khi đi đại tiện khiến cho lòng ống hậu môn bị phình giãn, kèm theo các búi trĩ. Tuy nhiên, ở phụ nữ bị trĩ sau sinh, tình trạng này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như:
-
Một số trường hợp bệnh nhân đã mắc bệnh trĩ từ trước hoặc trong quá trình mang thai. Nếu sau khi sinh em bé, mẹ bỉm sữa không chú trọng đến sức khỏe của mình thì khả năng cao các búi trĩ sẽ tiến triển nặng hơn. Đồng thời, người bệnh cũng dễ gặp phải một vài biến chứng như thuyên tắc búi trĩ, chảy máu hậu môn.
Rặn đẻ sai cách gây ra bệnh trĩ sau sinh
-
Trong giai đoạn thai sản hoặc chuyển dạ, mẹ bầu rặn đẻ không đúng cách gây thêm nhiều áp lực cho vùng ổ bụng. Điển hình nhất là vùng dưới của khung chậu, dễ bị ảnh hưởng và tạo cơ hội cho búi trĩ sa ra ngoài.
-
Có rất nhiều mẹ bỉm sữa sau khi sinh em bé thường bắt tay vào kế hoạch ăn kiêng để giảm cân. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống bất hợp lý do không cân bằng hoặc thiếu chất. Ví dụ như ít chất xơ (vì không ăn rau), ít uống nước,... sẽ tạo cơ hội cho bệnh trĩ phát triển nặng hơn.
-
Giai đoạn cuối thai kỳ, trọng lượng thai nhi thường nặng hơn, gây chèn ép, cản trở sự vận hành của các tĩnh mạch nằm phía dưới. Đây cũng là yếu tố góp phần khiến cho đám trĩ bị căng phồng và làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ sau sinh.
-
Sau khi sinh em bé, mẹ thường xuyên bị táo bón là nguyên nhân dẫn đến bị trĩ khá phổ biến. Nếu không điều trị sớm, các búi trĩ có thể lớn dần và sa ra ngoài hậu môn.
Táo bón là nguyên nhân phổ biến ở người bệnh trĩ
-
Phụ nữ thường xuyên ngồi lâu hoặc đứng nhiều, ít vận động, ít đi lại cũng có thể bị trĩ sau sinh.
-
Bệnh nhân bị dãn hoặc viêm phế quản thể mãn tính, thường xuyên làm việc nặng nhọc,... sẽ khiến cho ổ bụng chịu thêm nhiều áp lực. Đây cũng là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh trĩ.
2. Các triệu chứng giúp nhận diện bệnh trĩ sau sinh
Bệnh nhân bị trĩ sau sinh vẫn có thể điều trị được, tuy nhiên các bạn cần phát hiện bệnh sớm đã nâng cao khả năng hồi phục. Vậy để nhận biết bệnh có thể dựa trên những dấu hiệu nào? Sau đây là một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị bệnh trĩ giúp các bạn dễ dàng nhận diện bệnh hơn.
2.1. Đi đại tiện ra máu
Khi vừa mới mắc bệnh, lúc đi đại tiện thỉnh thoảng thấy ra một ít máu từ hậu môn. Thường bạn sẽ phát hiện triệu chứng này khi nhìn thấy máu bám trên giấy vệ sinh đã dùng hoặc một vài tia máu bám trên phân. Theo thời gian, tình trạng này ngày một trầm trọng với tần suất và lượng máu tăng lên. Một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể nhìn thấy máu bắn thành tia rất nhiều. Ngoài ra, khi đại tiện có thể kèm theo máu cục do búi trĩ chảy máu và đông lại ở trực tràng.
2.2. Sa búi trĩ
Tùy vào giai đoạn và tiến triển mà bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau. Ở mức độ 1 và mức độ 2 (thuộc tình trạng nhẹ), những biểu hiện của bệnh không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hoặc sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh tình chuyển biến nặng hơn, búi trĩ sa ở mức độ 3 trở đi thì bệnh nhân thường cảm thấy không thoải mái. Đặc biệt, khi làm việc nặng, vận động nhiều hoặc đi đại tiện, khó tránh khỏi cảm giác bứt rứt ở hậu hôn.
Búi trĩ sa ra ngoài vùng hậu môn gây khó chịu
2.3. Ngứa hậu môn
Ngứa vùng hậu môn, gây cảm giác khó chịu là một trong những triệu chứng ban đầu xuất hiện ở người bệnh. Mặc dù, biểu hiện này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân nhưng lại khiến họ thiếu tự ti, e ngại trong giao tiếp với người khác.
2.4. Khối sưng đau hậu môn
Khu vực hậu môn xuất hiện khối sưng đau là một triệu chứng khá phổ biến ở người bị trĩ sau sinh. Tình trạng này thường xuất hiện khi các búi trĩ ngoại bị thuyên tắc hay khối trị nội bị sa, gây tắc nghẽn mạch. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết khi ở xung quanh hậu môn xuất hiện một hoặc nhiều khối sưng có hình dạng như bông hoa. Những khối sưng này khiến bệnh nhân cảm thấy rất đau, khó khăn trong việc ngồi hoặc sinh hoạt.
3. Bệnh trĩ sau sinh có thể tự khỏi được không?
Có khá nhiều bạn thắc mắc không biết bệnh trĩ sau sinh có thể tự khỏi được không? Thực tế, bệnh lý này hoàn toàn không quá nghiêm trọng nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các bạn được phép chủ quan, ỷ lại khiến bệnh tiến triển nặng hơn, buộc phải phẫu thuật cắt búi trĩ.
Bệnh nhân bị trĩ cần phát hiện và điều trị sớm
Theo các bác sĩ, bệnh trị không thể tự khỏi nhưng có thể kiểm soát được trình trạng chuyển biến của bệnh. Ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp để ngăn chặn sự phát triển của chúng. Đối với trường hợp nặng, người bệnh có thể được yêu cầu tiến hành cắt bỏ trĩ. Do đó, khi phát hiện bệnh, mọi người nên chủ động đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng tình trạng.
4. Các giải pháp phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh
Tình trạng bị trĩ sữa sau sinh chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân trong giai đoạn mang bầu thường xuyên bị táo bón. Do đó, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần có những biện pháp phòng ngừa táo bón để hạn chế khả năng mắc bệnh trĩ sau khi sinh con. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa táo bón cho mẹ bầu từ trước và sau khi sinh? Sau đây là một số chia sẻ hữu ích dành cho các bạn tham khảo thêm:
-
Bổ sung đầy đủ chất xơ trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh em bé bằng các loại trái cây (như lê,táo,...), rau củ (như rau cải, bông cải,...), các loại đậu (như đậu xanh, đậu nành,...), các loại ngũ cốc (yến mạch, gạo lứt,...) và các loại hạt (như hạt óc chó, hạt điều,...).
Ăn nhiều hoa quả mọng nước để ngăn ngừa bệnh
-
Thường xuyên uống nước và đảm bảo uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày.
-
Luôn đi tiểu khi có nhu cầu vì việc nhịn tiểu có thể làm tăng nguy cơ bị táo bón.
-
Không nên ngồi hoặc đứng liên tục trong thời gian dài. Nếu phải ngồi làm việc thường xuyên do tính chất công việc thì nên vận động nhẹ sau khi làm việc khoảng 30 - 45 phút.
-
Nên nằm nghiêng khi ngủ để hạn chế gây áp lực lên các tĩnh mạch dưới trực tràng.
Ngoài những giải pháp trên, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau đây để giảm thiểu nguy cơ bị trĩ sau sinh về sau:
-
Tuyệt đối không được bưng bê, mang, vác các vật nặng khiến cho khu vực hông chậu và bụng chịu thêm nhiều áp lực.
-
Khi xuất hiện triệu chứng ngứa ở khu vực hậu môn không nên gãi làm da bị trầy xước, ảnh hưởng đến các tĩnh mạch.
-
Không nên ăn những thực phẩm có nhiều muối, quá mặn hoặc quá cay.
-
Không nên tăng cân quá nhiều vì trọng lượng cơ thể tăng sẽ gây ra nhiều áp lực cho trực tràng.
-
Xây dựng và duy trì thói quen luyện tập những bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ để giúp máu lưu thông tốt và cải thiện tình trạng tiêu hóa.
Với những gợi ý về cách ngăn ngừa bị trĩ sau sinh, hy vọng các mẹ bầu có thêm một vài kinh nghiệm để phòng bệnh. Bên cạnh đó, khi các bạn nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu của bệnh, cần phải đi khám và điều trị bệnh sớm nhất để tăng khả năng hồi phục nhé!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!