Các tin tức tại MEDlatec

Các loại lá cây chữa bệnh tiểu đường theo kinh nghiệm dân gian

Ngày 30/06/2023
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính có tỷ lệ bệnh nhân mắc phải cao. Nếu chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Ngoài các loại thuốc Tây do bác sĩ kê đơn, trong dân gian cũng có những loại lá cây chữa bệnh tiểu đường khá hiệu quả mà ít ai biết tới.

1. Khám phá các loại lá cây chữa bệnh tiểu đường

1.1. Lá ổi

Theo Đông Y, quả ổi chín còn được gọi là Phiên Thạch Lựu, còn quả ổi còn xanh có tên là Phiên Thạch Lựu Can, vỏ rễ và vỏ thân của cây ổi gọi là Phiên Thạch Lựu Bì và lá ổi là Phiên Thạch Lựu Diệp. Mỗi bộ phận này đều có công dụng hữu ích giúp điều trị các chứng bệnh khác nhau của con người, bao gồm bệnh lỵ, tiêu chảy, đau răng, băng huyết,...

Lá ổi rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Riêng lá ổi lại rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường vì nó có công dụng điều hòa lượng đường trong máu, hạn chế sự gia tăng hàm lượng đường huyết đột ngột.Bạn có thể sử dụng lá ổi để điều trị tiểu đường theo cách như sau:

●       Chuẩn bị nguyên liệu: lá ổi non 50g, lá sa kê và đậu bắp mỗi loại 100g;

●       Chế biến: rửa sạch nguyên liệu, đem 3 hôn hợp nguyên liệu sắc với nước để uống với tần suất sử dụng 1 thang/ngày.

1.2. Lá cây thìa canh

Dây thìa canh (tên tiếng Anh Gymnema sylvestre) xuất hiện nhiều ở các khu rừng nhiệt đới tại Châu Phi, Ấn Độ và Úc. Trong dây thìa canh có chứa những hoạt chất như flavonoid, axit gymnemic, tanin,... đem lại những công dụng như sau đối với sức khỏe con người:

●       Kích thích sản sinh và tăng độ nhạy insulin;

●       Kiểm soát hàm lượng đường được hấp thụ từ hệ tiêu hóa vào máu;

●       Hỗ trợ làm lành thương tổn cho các tế bào;

●       Giảm thiểu nồng độ Cholesterol LDL và Triglyceride trong máu.

Theo cách sử dụng trong Đông y, lá cây thìa canh sẽ được dùng theo dạng bột lá, pha trà hoặc ăn lá trực tiếp. Hiện nay lá cây thìa canh cũng là nguyên liệu xuất hiện phổ biến trong các loại thuốc viên nén hoặc viên nang.

Liều dùng khuyến cáo của lá cây thìa canh:

●       Bột lá: khởi đầu với 2g lá cây thìa canh, nếu không xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào thì có thể tăng lên 4g;

●       Trà: cho lá cây thìa canh vào nước đun sôi trong 5 phút, tắt bếp và ngâm khoảng 10 - 15 phút rồi uống;

●       Viên nang: dùng 100mg/lần, mỗi ngày từ 3 - 4 lần.

1.3. Lá xoài

Bình thường chúng ta trồng xoài vì giá trị dinh dưỡng có trong quả của loài cây này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng lá xoài cũng là một bộ phận rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Trong lá xoài có chứa 3beta – taraxerol, một loại hợp chất có khả năng giảm viêm, hỗ trợ cơ thể sử dụng insulin hiệu quả. Ngoài ra một hợp chất khác là anthxyanhdin do lá xoài tiết ra còn có công dụng hạ đường huyết, hạn chế các biến chứng ở mắt và mạch máu do tiểu đường.

Lá xoài là một trong những loại lá cây chữa bệnh tiểu đường

Người bệnh có thể sử dụng từ 3 - 4 lá xoài, đem rửa sạch và luộc lên rồi chắt lấy nước uống. Nên uống nước lá xoài vào buổi sáng trước khi ăn, dùng 1 lần/ngày và không được lạm dụng vì có thể gây hạ đường huyết.

1.4. Cỏ ngọt

Cỏ ngọt có thể được sử dụng như một giải pháp thay thế cho loại đường thông thường trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của bệnh nhân. Theo như các tài liệu nghiên cứu, chất Stevioside chứa trong cỏ ngọt có vị ngọt tự nhiên đậm hơn 300 lần so với vị ngọt của đường mía. Tuy nhiên chất này lại không làm tăng đường huyết nên rất an toàn cho bệnh nhân bị đái tháo đường. Sử dụng cỏ ngọt sẽ giúp người bệnh giảm bớt cảm giác thèm ăn ngọt, từ đó kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh và hạn chế được các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra.

Bệnh nhân tiểu đường có thể uống nước lá cỏ ngọt hàng ngày

Bệnh nhân có thể dùng cỏ ngọt theo cách sau:

●       Nguyên liệu: chuẩn bị 2,5g lá cỏ ngọt, đem rửa sạch và phơi khô;

●       Chế biến: đem chỗ lá cỏ ngọt đó nấu với 200ml nước, đun cho đến khi nước cạn còn 50ml thì tắt bếp. Để nguội gạn lấy nước uống hết trong 1 lần. Có thể vận dụng bài thuốc này 2 lần/ngày.

1.5. Giảo cổ lam

Giảo cổ lam cũng là một loại lá cây chữa bệnh tiểu đường được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Giảo cổ lam thuộc loài cây thân thảo, lá của cây có màu xanh thẫm ở mặt trên, mặt dưới xanh nhạt hơn, hình chân vịt, phần mép lá có răng cưa. Có thể bạn chưa biết giảo cổ lam được ví như nhân sâm đất Nam vì công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe con người.

Theo nghiên cứu đã chứng minh, giảo cổ lam có thể giúp giảm cholesterol xấu, hạ mỡ máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, giảm thiểu căng thẳng, tốt cho hệ tim mạch, não bộ và giúp giải độc gan,... Đặc biệt, giảo cổ lam còn có tác dụng kích thích cơ thể tăng sản xuất insulin, nhờ đó hỗ trợ giảm lượng đường tích tụ trong máu và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.

Lá giảo cổ lam

Bạn có thể hái lá giảo cổ lam, phơi khô nguyên liệu trồng sắc với nước uống như uống nước trà. Nên dùng hàng ngày để đạt được hiệu quả điều trị.

2. Dùng lá cây chữa bệnh tiểu đường có khỏi không?

Như chúng ta đã biết thì tiểu đường là một trong số các bệnh mạn tính chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Đây vẫn còn lá thách thức lớn đối với giới y khoa nên suốt đời bệnh nhân phải dùng thuốc duy trì theo đúng chỉ định của bác sĩ. Các loại lá cây chữa bệnh tiểu đường nêu trên chỉ có tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết, giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra chứ không giúp chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

So với các loại thuốc tân dược thì những bài thuốc dân gian có nguồn gốc thiên nhiên nên tác dụng điều trị sẽ chậm hơn. Ngoài ra phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà các phương thuốc này sẽ đem lại hiệu quả khác nhau.

Bệnh nhân tiểu đường cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bằng các bài thuốc dân gian xem vị thuốc đó có phù hợp hay không. Ngoài ra cần hết sức thận trọng khi kết hợp thuốc nam và thuốc tây cùng lúc bởi vì việc dùng đồng thời cả hai loại thuốc này sẽ gây quá liều dẫn đến gây hại cho cơ thể thay vì giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

Mong rằng những thông tin trong bài viết này đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại lá cây chữa bệnh tiểu đường được lưu truyền trong dân gian. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn muốn sử dụng lá cây để điều trị bệnh tiểu đường thì trước tiên hãy đi khám để xác định tình trạng bệnh và hỏi thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Trong trường hợp bạn đang băn khoăn về địa chỉ khám bệnh tiểu đường, bạn có thể đến Chuyên khoa Nội tiết của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Các bác sĩ của Chuyên khoa Nội tiết sẽ thăm khám, chẩn đoán, tư vấn cho bạn về các phương án điều trị tối ưu và hiệu quả nhất. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ qua hotline của MEDLATEC: 1900565656.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.