Các tin tức tại MEDlatec

Các loại thuốc trị mụn nhọt và lưu ý khi sử dụng

Ngày 30/06/2023
Bị mụn nhọt ghé thăm là điều không ai thích bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp tự nhiên mà còn thường kèm theo cảm giác đau đớn khó chịu. Có không ít người còn thường xuyên mọc mụn, mụn mủ, mụn nhiều thành đám,... Trong những tình thế ấy, thuốc trị mụn nhọt là vấn đề được số đông tìm kiếm để dùng. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về các loại thuốc đó và cách dùng thuốc sao cho hiệu quả.

1. Các loại mụn nhọt phổ biến

Mụn nhọt chủ yếu hình thành do nhiễm trùng ở các nang lông, vật lạ hay mảnh vụn bám vào da. Có thể gặp các loại mụn nhọt phổ biến sau:

- Mụn bọc: đây là dạng áp xe hình thành do sự bít tắc ống tuyến bã nhờn và nhiễm trùng.

- Nhọt cụm hoặc chùm: đây cũng là dạng áp xe da nhưng tác nhân do vi khuẩn Staphylococcus aureus, phía dưới chân mụn thường là một hoặc nhiều lỗ ở da, có thể gây ớn lạnh và sốt.

Một số loại mụn nhọt hay gặp

- U nang lông: là dạng áp xe thường gặp ở nếp gấp của mông, chủ yếu hình thành sau khi phải ngồi trong một chuyến đi dài.

- Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ: là sự xuất hiện của nhiều ổ áp xe ở bẹn và nách do tuyến mồ hôi bị viêm khu trú.

2. Dùng thuốc trị mụn nhọt như thế nào?

2.1. Các loại thuốc trị mụn nhọt

2.1.2. Thuốc bôi ngoài da

- Benzoyl peroxide: thuốc trị mụn nhọt này có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, bôi lên mụn nhọt 1 - 2 lần/ngày, không lạm dụng nhiều lần để tránh kích ứng da. Trong quá trình bôi thuốc nếu đi ra ngoài cần che chắn cẩn thận vì da sẽ nhạy cảm hơn trước ánh nắng mặt trời. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: khô và bong tróc da, nổi mẩn đỏ, châm chích, ngứa hoặc nóng da,...

- Retinoids: có tác dụng ngăn ngừa kết dính nang lông, nên dùng vào buổi tối, bôi 3 lần/tuần khi mới bắt đầu và bôi hàng ngày khi da đã quen với thuốc, tránh bôi đồng thời với benzoyl peroxide. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc như: da mẩn đỏ, khô da, nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời,...

- Thuốc kháng sinh: có tác dụng giảm sưng đỏ, tiêu diệt vi khuẩn và kháng viêm. Các loại thuốc kháng sinh đường bôi có thể kết hợp với Retinol trong 2 - 3 ba tháng đầu điều trị. Thông thường sẽ kết hợp các loại như: benzoyl peroxide và erythromycin, benzoyl peroxide và clindamycin với hay với.

- Axit salicylic, Axit azelaic: Axit salicylic có tác dụng ngừa bít tắc nang lông. Việc dùng thuốc có thể gây kích ứng và đổi màu da nhẹ. Axit azelaic có tác dụng kháng khuẩn. Thuốc được dùng bôi 2 lần/ngày, mang lại hiệu quả tương đương với các loại thuốc trị mụn nhọt thông thường.

Các loại thuốc bôi trị mụn nhọt hầu như cần dùng thời gian dài mới có hiệu quả

2.2.2. Thuốc uống trị mụn nhọt

- Thuốc kháng sinh

Những trường hợp bị mụn nhọt ở mức độ vừa và nặng thường dùng thuốc trị mụn nhọt dạng kháng sinh đường uống. Lựa chọn đầu tiên cho điều trị mụn trứng cá thường là thuốc macrolid, tetracyclin,...

Mỗi loại thuốc kháng sinh trị mụn nhọt đều có những ưu nhược điểm riêng. Để giảm thiểu tình trạng kháng kháng sinh thì thời gian dùng thuốc thường được cân nhắc ngắn nhất có thể và kết hợp với một số thuốc khác.

- Thuốc tránh thai phối hợp

Đây là loại thuốc được dùng cho điều trị mụn trứng cá. Thành phần của thuốc chứa estrogen và progestin, tuy thời gian đầu thuốc có thể không mang lại hiệu quả rõ rệt nhưng việc kiên trì sử dụng sẽ đem lại hiệu quả tốt. Quá trình dùng thuốc tránh thai phối hợp để trị mụn nhọt có thể dẫn đến tác dụng phụ: buồn nôn, ngực căng tức, tăng cân,...

- Isotretinoin

Dạng dẫn xuất của vitamin A này thường dùng cho các trường hợp bị mụn trứng cá mức độ vừa, không đáp ứng với các thuốc trị mụn nhọt khác. Dẫn xuất này có tác dụng giảm tiết nhờn, tái tạo tế bào da mới và giảm viêm hiệu quả.

2.2. Lưu ý khi dùng thuốc trị mụn nhọt

Hầu hết các loại thuốc trị mụn nhọt hoạt động dựa trên cơ chế giảm sưng tấy, giảm sản xuất nhờn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Việc dùng thuốc trong nhiều trường hợp cần trải qua khoảng thời gian dài mới mang lại hiệu quả.

Thường xuyên bị mụn nhọt nên khám bác sĩ da liễu để được hướng dẫn dùng thuốc trị mụn nhọt an toàn

Riêng với việc dùng thuốc kháng sinh trị mụn nhọt cần đặc biệt lưu ý:

- Kháng sinh chỉ dùng với các trường hợp bị mụn nhọt nặng hoặc có nguy cơ gây nhiễm trùng, cần có sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.

- Không tự ý dùng bất cứ loại thuốc kháng sinh nào để trị mụn nhọt và cũng không tự quyết định thay đổi đơn thuốc của bác sĩ khi chưa được bác sĩ chấp thuận.

- Thuốc kháng sinh cần được sử dụng theo đúng liệu trình đã được kê đơn, dù các biểu hiện của mụn nhọt đã hết nhưng liều dùng vẫn còn thì vẫn cần sử dụng hết liệu trình. Việc dừng thuốc giữa chừng rất dễ làm cho mụn bùng phát trở lại sau đó hoặc trở nên trầm trọng hơn.

Các loại mụn nhọt thông thường hầu như không gây sốt nên khi bị mụn nhọt kèm lạnh run và sốt thì không được chủ quan vì có thể đây là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các cơ quan trong cơ thể đang bị ảnh hưởng. Vì thế, nếu mụn nhọt kéo dài trên 1 tuần hay có biểu hiện bất thường thì nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để biết được tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị tích cực.

Các loại thuốc trị mụn nhọt được bác sĩ kê đơn dựa trên tính chất nghiêm trọng của mụn, loại mụn, độ tuổi của người bệnh,... Với những trường hợp người cần dùng thuốc là thai phụ, bác sĩ sẽ cân nhắc thận trọng. Bất cứ loại thuốc trị mụn nhọt nào cũng có tác dụng phụ nhất định và nguy cơ gặp phải tương tác thuốc nên việc khám để được hướng dẫn dùng thuốc là cách trị mụn đảm bảo được an toàn mà vẫn đạt mục đích điều trị.

Qua những chia sẻ trên đây hy vọng quý khách hàng có thể hiểu thêm về các loại thuốc trị mụn nhọt và cách dùng thuốc an toàn. Để thăm khám, chẩn đoán các vấn đề mụn nhọt ngoài da, quý khách cũng có thể liên hệ đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.