Các tin tức tại MEDlatec

Các loại xét nghiệm giúp tầm soát ung thư cổ tử cung

Ngày 07/01/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Do đặc điểm cơ địa nên phụ nữ dễ mắc các bệnh lý phụ khoa hơn nam giới, trong đó có ung thư cổ tử cung. Đây là căn bệnh nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao nhưng nếu chủ động phòng ngừa, tầm soát, phụ nữ hoàn toàn có thể bảo vệ được sức khỏe bản thân trước căn bệnh này. Tầm soát ung thư cổ tử cung là việc chị em phụ nữ được khuyến cáo nên thực hiện.

1. Tìm hiểu về tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý ung thư phụ khoa thường gặp nhất, có nguyên nhân chủ yếu là do virus HPV, gần 99% nữ mắc ung thư cổ tử cung mắc loại virus này. Virus HPV có rất nhiều chủng, 1 số chủng lành tính không gây vấn đề sức khỏe và triệu chứng gì, 1 số chủng nguy cơ cao (70% bệnh nhân ung thư cổ tử cung nhiễm virus HPV type 16 và 18) thì có thể gây tổn thương và mất khoảng 3 - 7 tiến triển thành ung thư.

Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung khác như di truyền, lối sống thiếu khoa học,...

Xét nghiệm Pap, xét nghiệm HPV là 2 xét nghiệm phổ biến nhất trong việc tầm soát loại ung thư này.

Cần hiểu rằng, xét nghiệm tầm soát không phải là xét nghiệm cho bệnh ung thư mà nó giúp phát hiện sớm, sàng lọc bệnh sớm từ những thay đổi bất thường có thể tiến triển thành ung thư của tế bào ở tử cung. Điều này cho phép điều trị, loại bỏ yếu tố nguy cơ dễ dàng, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Các loại xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến

Có 3 xét nghiệm phổ biến nhất là:

Xét nghiệm Pap thường sử dụng để tầm soát ung thư cổ tử cung

2.1. Xét nghiệm Pap

Tên gọi khác của xét nghiệm này là xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung dựa trên tế bào học. Với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật can thiệp mở rộng âm đạo để lấy tế bào cổ tử cung ở vị trí nghi ngờ bất thường. Sau đó mẫu tế bào được bảo quản đặc biệt trước khi làm xét nghiệm tìm kiếm tế bào tổn thương nghi ngờ tiền ung thư.

Độ tuổi phù hợp được khuyến cáo nên làm xét nghiệm Pap tầm soát ung thư cổ tử cung là 21 tuổi trở lên và thực hiện với chu kỳ 3 năm 1 lần.

2.2. Xét nghiệm HPV

Như đã trình bày ở trên, HPV là nguyên nhân gây ra đa số trường hợp ung thư cổ tử cung, chúng hoạt động và làm tổn thương, biến đổi tế bào cổ tử cung. Có nhiều chủng HPV và một người có thể bị lây nhiễm nhiều virus này tại những thời điểm khác nhau.

Y học đã xác nhận được trong hơn 200 chủng virus HPV thì chủng HPV 16 và HPV 18 là nguyên nhân của hơn 70% trường hợp ung thư cổ tử cung. Vì thế xét nghiệm HPV cũng là 1 trong các loại xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung, cho phép xác định bệnh nhân có đang nhiễm chủng virus nguy cơ cao này không.

Xét nghiệm HPV xác định sự có mặt của Virus HPV tại cổ tử cung

Nếu phát hiện dương tính, bệnh nhân cần được xét nghiệm Pap và các chẩn đoán chuyên sâu hơn để đánh giá mức độ hoạt động của virus cũng như những tổn thương chúng gây ra có đang phát triển thành ung thư hay không. Thông thường chỉ cần làm xét nghiệm HPV định kỳ 5 năm 1 lần, và nên thực hiện ở phụ nữ trong đội tuổi 21 - 65.

Kết hợp hai xét nghiệm Pap và HPV cho kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung đầy đủ và chính xác nhất.

2.3. Xét nghiệm VIA

Phương pháp này dựa trên quan sát mắt thường nên kết quả ít chính xác hơn 2 xét nghiệm trên và không thể sàng lọc hết các trường hợp ung thư cổ tử cung và tổn thương nhỏ do virus gây ra.

Cụ thể, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ mỏ vịt để mở rộng âm đạo, sau đó quan sát bằng mắt thường để kiểm tra tổn thương. Dung dịch acid acetic được sử dụng để nhỏ vào cổ tử cung, những thay đổi sẽ được quan sát.

Xét nghiệm VIA ít được ứng dụng hiện nay do độ chính xác thấp

Kết quả xét nghiệm VIA có thể không chính xác, phụ thuộc vào nhiều yếu tố vi khuẩn và môi trường. Vì thế nếu xét nghiệm VIA cho thấy bất thường thì chưa chắc bệnh nhân đã mắc ung thư cổ tử cung. Hiện nay tại Việt Nam, xét nghiệm này rất hiếm khi được thực hiện, chỉ dùng tại cơ sở y tế không có điều kiện để xét nghiệm HPV hay Pap.

3. Chi phí làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Chi phí xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung cũng là vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Chi phí xét nghiệm còn dựa trên loại xét nghiệm (Pap, HPV, kết hợp Pap và HPV, loại xét nghiệm Pap,…) và cơ sở y tế.

Cụ thể, xét nghiệm Pap Smear hiện nay có chi phí khoảng từ 400.000 - 800.000 đồng. Xét nghiệm HPV có chi phí cao hơn, rơi vào khoảng 900.000 - 1.5 triệu đồng. Còn phương pháp sàng lọc VIA có chi phí tương đối thấp, chỉ khoảng 100.000 đồng cho mỗi lần thực hiện.

Cơ sở y tế càng hiện đại với thiết bị xét nghiệm công nghệ cao, cho kết quả chính xác thì chi phí xét nghiệm sàng lọc cũng cao hơn. Tuy nhiên người bệnh không nên vì chi phí cao mà lựa chọn xét nghiệm tại cơ sở y tế kém uy tín, không những gây kết quả xét nghiệm sai lệch mà còn mất chi phí cho những khoản không rõ ràng.

Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC chất lượng hàng đầu cả nước

Về xét nghiệm nói chung và sàng lọc ung thư cổ tử cung nói riêng, Trung tâm Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào được đánh giá là nơi thực hiện xét nghiệm tốt nhất tại Việt Nam. Những ưu điểm tại MEDLATEC có thể kể đến như: hệ thống phòng xét nghiệm hiện đại, máy phân tích công nghệ cao nhập khẩu trực tiếp từ các nước có nền y học hiện đại, quy trình xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế cùng đội ngũ kỹ thuật viên, bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản.

MEDLATEC đã và đang đồng hành cùng nhiều chị em phụ nữ trong quá trình chăm sóc sức khỏe nói chung và tầm soát loại bỏ ung thư cổ tử cung nói riêng. Nếu còn đang băn khoăn về tầm soát ung thư cổ tử cung và địa chỉ thực hiện uy tín, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.