Các tin tức tại MEDlatec
Các phương pháp chữa bệnh nứt kẽ hậu môn cho hiệu quả cao
- 28/06/2021 | Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng nứt kẽ hậu môn và phương pháp điều trị
- 24/06/2021 | Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em: triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
- 15/07/2021 | Tổng quan về nứt kẽ hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1. Nguyên nhân gây bệnh
Phần lớn tình trạng nứt này bắt nguồn từ nguyên nhân người bệnh cố gắng đẩy phân ra ngoài khi bị táo bón gây rách phần da ở lớp niêm mạc hậu môn. Tuy nhiên, nứt kẽ hậu môn còn có thể xuất phát từ những yếu tố sau đây:
-
Bệnh nhân bị viêm phần cơ xơ thắt hậu môn, viêm dạ dày hoặc những bệnh lý viêm nhiễm có liên quan đến đường ruột.
-
Phần hậu môn bị tác động lực không phù hợp gây tổn thương như: vệ sinh quá mạnh, không đúng cách, sử dụng giấy vệ sinh thô cứng,...
-
Những người đã hoặc đang bị bệnh trĩ và phụ nữ sau sinh là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường.
-
Vòng cơ của hậu môn bị tổn thương nghiêm trọng do biến chứng từ tình trạng tiêu chảy kéo dài và không có biện pháp điều trị phù hợp.
-
Thói quen quan hệ tình dục thường xuyên bằng hậu môn cũng được xem là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn.
-
Trong một số trường hợp hiếm gặp khác, bệnh nhân gặp phải tình trạng này là do vòng hậu môn có kích thước nhỏ bẩm sinh.
Táo bón kéo dài là nguyên nhân phổ biến gây nứt kẽ hậu môn
2. Phương pháp chẩn đoán bệnh nứt kẽ hậu môn
Tùy theo từng dấu hiệu, bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp chẩn đoán nứt kẽ hậu môn phù hợp:
-
Thăm khám hậu môn: bệnh nhân sẽ được bác sĩ kiểm tra trực tiếp phần hậu môn nhằm phát hiện ra những vết nứt, tổn thương bất thường nếu có. Ngoài ra, có thể kết hợp thăm khám phần trực tràng để đánh giá mức độ hậu môn co thắt.
-
Xét nghiệm: phương pháp xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ xem có bị bội nhiễm hay các trường hợp nứt kẽ hậu môn gây đại tiện ra máu lâu dài có ảnh hưởng gì đến thành phần của máu không.
-
Nội soi: quá trình này nhằm xác định những thay đổi bất thường tại vùng trực tràng, đại tràng nếu có.
-
Đo áp lực hậu môn: kết quả đo áp lực hậu môn sẽ giúp đánh giá áp lực cơ thắt hậu môn, cảm giác vùng hậu môn trực tràng, từ đó đưa ra phương pháp chữa bệnh nứt kẽ hậu môn phù hợp nhất.
Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán bệnh phù hợp
3. Chữa bệnh nứt kẽ hậu môn
Theo các chuyên gia đầu ngành, tình trạng nứt kẽ hậu môn có thể tự phục hồi sau vài tuần nếu bệnh nhân đảm bảo hai yếu tố là phân đi ngoài mềm và không để xuất hiện vấn đề tiêu chảy hay táo bón. Tuy nhiên, nếu vấn đề này kéo dài quá 8 tuần liên tiếp, cần có sự can thiệp của bác sĩ trong việc chữa bệnh nứt kẽ hậu môn.
Phần lớn bệnh nhân nứt kẽ hậu môn sẽ được chỉ định bằng hai phương pháp sau:
Điều trị không can thiệp phẫu thuật
Có lối sống lành mạnh, tích cực: chế độ ăn uống và sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị nứt kẽ hậu môn. Người bệnh nên ăn bổ sung nhiều chất xơ có trong củ quả và uống đủ lượng nước cần thiết, đồng thời kết hợp thể dục thể thao phù hợp.
Ngâm nước ấm: đây là một trong những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, giúp thư giãn các cơ thắt và kiểm soát cơn đau. Nên ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng thời gian từ 10 đến 20 phút để đạt kết quả tốt nhất.
Sử dụng thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn: nếu tình trạng bệnh chuyển biến tiêu cực, không có biểu hiện tiến triển, quá trình điều trị sẽ cần có sự can thiệp của các nhóm thuốc liên quan. Một số loại thường được kê đơn như: thuốc có công dụng làm mềm phân, thuốc kem Oxit kẽm, thuốc Nifedipin,...
Phẫu thuật cho bệnh nhân
Nếu những phương pháp nêu trên không mang lại hiệu quả, các vết nứt có dấu hiệu lan rộng, gây viêm nhiễm, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật. Thực tế cho thấy chỉ khoảng 20% bệnh nhân cần áp dụng phương pháp chữa nứt kẽ hậu môn bằng cách phẫu thuật.
Một số kỹ thuật thường được áp dụng trong quá trình phẫu thuật nứt kẽ hậu môn là:
-
Nong hậu môn nhằm ngăn ngừa nguy cơ lỗ hậu môn bị hẹp lại.
-
Xử lý và cắt bỏ vết nứt, sau đó khâu lại.
-
Phẫu thuật tiến hành mở các cơ thắt tại hậu môn.
-
Mở cơ thắt trong bằng các loại hóa chất cần thiết theo quy định của Bộ y tế.
-
Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp khác nhau, có thể kết hợp linh động giữa các kỹ thuật.
Phẫu thuật là một trong số các phương pháp chữa bệnh nứt kẽ hậu môn
4. Tại sao nên chọn MEDLATEC trong chữa bệnh nứt kẽ hậu môn
Tuy có khả năng tự phục hồi nhưng không ít trường hợp bệnh nhân nứt kẽ hậu môn chủ quan, không chú trọng kiểm soát vết nứt dẫn đến hình thành nhiều biến chứng nguy hại. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, hạn chế tốn kém chi phí và thời gian, nên sớm chọn lựa cơ sở y tế uy tín để tiến hành điều trị ngay sau khi phát hiệu dấu hiệu bệnh.
Với việc không ngừng chú trọng và nâng cấp trang thiết bị y tế, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong số ít những cơ sở y tế đi đầu trong việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để điều trị những bệnh lý liên quan đến hậu môn, trực tràng.
Các trang thiết bị máy móc phục vụ cho nhu cầu thăm khám, điều trị được nhập khẩu từ các nước có nền y học tiên tiến, đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm học tập, làm việc trong trong và ngoài nước. Trong những năm qua, bệnh viện đã và đang chữa trị thành công nhiều ca bệnh lý liên quan quan đến hậu môn trực tràng, nhận về nhiều phản hồi tích cực từ bệnh nhân.
Đặc biệt, hiện nay MEDLATEC đã liên kết với nhiều đơn vị bảo hiểm trong cả nước giúp bệnh nhân an tâm về chi phí điều trị. Ngoài ra, khi thăm khám tại đây, quý khách hàng luôn được quan tâm chăm sóc trong và sau điều trị, từ đó giúp an tâm ngăn ngừa bệnh tái phát.
MEDLATEC - cơ sở thăm khám uy tín, an toàn và hiệu quả
Hy vọng qua bài viết, quý đọc giả sẽ có thêm những thông tin cần thiết về bệnh lý này. Nếu có nhu cầu thăm khám và chữa bệnh nứt kẽ hậu môn tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, vui lòng gọi vào tổng đài 1900 565656 để được hỗ trợ miễn phí.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!