Các tin tức tại MEDlatec
Cách điều trị và hạn chế diễn tiến của bệnh suy thận cấp
- 11/05/2021 | Tại sao suy thận mạn lại thiếu máu và cách phòng ngừa hiệu quả
- 08/07/2021 | Triệu chứng điển hình của 5 giai đoạn của bệnh suy thận mạn tính
- 08/07/2021 | Góc tư vấn: suy thận mạn giai đoạn cuối sống được bao lâu?
1. Suy thận cấp là bệnh gì?
Suy thận được chia thành 2 thể là cấp tính và mãn tính. Trong đó, suy thận cấp là tình trạng thận bị giảm chức năng một cách đột ngột, có thể diễn ra vài giờ hay thậm chí là vài ngày. Trong thời gian này, thận không còn khả năng loại bỏ chất thải ra cơ thể cũng như mất đi chức năng cân bằng nước và điện giải.
Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực, tình trạng có thể thuyên giảm, thận có thể hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây nhiều biến chứng nặng nề như:
-
Suy tim, phù não, phù phổi do thừa dịch (nước) nặng cộng với huyết áp cao.
-
Rối loạn thần kinh, co giật, hôn mê.
-
Viêm tụy cấp, viêm loét dạ dày - ruột, xuất huyết đường tiêu hóa,…
-
Mất nước, rối loạn điện giải (tăng canxi máu, tăng phốt pho, tăng acid uric, tăng magie máu,…).
-
Bội nhiễm phổi, đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng vết thương ngoài da,…
-
Suy thận mãn tính, phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống.
-
Tử vong.
Suy thận cấp là tình trạng thận bị giảm chức năng loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể
2. Nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy thận cấp
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tìm được nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng và nguy hiểm.
Nguyên nhân:
-
Quá trình máu di chuyển đến thận chậm, gây sốc do giảm thể tích máu.
-
Ống dẫn nước tiểu từ thận bị tắc nghẽn khiến nước tiểu ứ đọng trong thận, không thể đào thải ra ngoài.
-
Đường tiểu bị nhiễm trùng, người bệnh gặp khó khăn trong quá trình đi tiểu khiến nước tiểu không được bài tiết ra ngoài.
-
Tiểu đường hoặc cao huyết áp.
-
Nhồi máu cơ tim, hội chứng ép tim.
-
Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,...
-
Suy gan.
-
Sốc phản vệ.
-
Tổn thương thận do dùng thuốc cản quang khi chụp X-quang hoặc các loại thuốc aspirin, ibuprofen, naproxen quá liều.
-
Phá thai, sảy thai hoặc sản giật,... cũng có thể gây suy thận cấp.
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc cũng tăng
Yếu tố làm tăng nguy cơ suy thận cấp
Suy thận cấp có liên quan mật thiết đến tuổi tác. Tuổi cao thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao. Ngoài ra, những người có vấn đề về sức khỏe, mắc một số bệnh dưới đây cũng dễ mắc bệnh hơn những người khỏe mạnh bình thường.
-
Bệnh nhân tiểu đường.
-
Người bị cao huyết áp.
-
Suy tim.
-
Bệnh thận.
-
Bệnh gan.
-
Bệnh động mạch ngoại biên (tắc nghẽn mạch máu ở cánh tay và chân).
3. Cách điều trị và hạn chế diễn tiến của bệnh
Như đã nói, suy thận cấp nếu được chẩn đoán và chữa trị kịp thời có thể phục hồi chức năng của thận như bình thường, đồng thời, tránh được nguy hiểm cho sức khỏe.
Điều trị
Tùy thuộc vào nguyên nhân và giai đoạn tiến triển của bệnh mà có phương pháp điều trị phù hợp. Nhìn chung, người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà, mà phải được nhập viện bởi việc điều trị này khá phức tạp và đòi hỏi sự theo dõi sát sao, chặt chẽ từ bác sĩ.
Điều trị bệnh khá phức tạp và đòi hỏi sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ
Các phương pháp điều trị bệnh bao gồm:
-
Sử dụng thuốc lợi tiểu để gia tăng sản lượng nước tiểu.
-
Chỉ định lọc máu khi bệnh nhân có biểu hiện toan máu chuyển hoá rõ pH<7,2 hoặc bị phù phổi cấp, dọa phù phổi cấp.
-
Chạy thận nhân tạo để lọc thận. Trước khi chạy thận, bệnh nhân không hoặc hạn chế dùng thức ăn giàu protein, muối, kali cũng như tránh sử dụng các loại thuốc huyết áp và thuốc bổ sung canxi.
Nếu tích cực điều trị, người bệnh có thể phục hồi sức khỏe, thận có thể hoạt động bình thường trở lại sau ít nhất 6 tuần điều trị.
Cách hạn chế diễn tiến của bệnh suy thận cấp
Suy thận cấp không chỉ nguy hiểm mà việc điều trị còn rất tốn kém, không phải ai cũng có khả năng điều trị. Do đó, cần xây dựng lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh bệnh hoặc hạn chế diễn tiến của bệnh, nhất là với những người cao tuổi hoặc người có sẵn bệnh lý nền.
Xây dựng lối sống khoa học và lành lạnh để hạn chế diễn tiến của bệnh
-
Xây dựng chế độ ăn hợp lý, ít protein, ít kali. Nếu có thể, hãy loại bỏ socola, các quả hạch và một số loại trái cây chứa nhiều kali ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày. Bởi khi thận bị suy yếu thì lượng kali cao trong cơ thể sẽ khiến tim gặp nguy hiểm.
-
Theo dõi cẩn thận lượng nước uống cũng như lượng nước tiểu hàng ngày.
-
Hạn chế dung nạp chất lỏng để tránh tình trạng ứ nước trong phổi, gây phù phổi cấp.
-
Uống thuốc theo liều lượng hướng dẫn của bác sĩ.
-
Khi nghi ngờ nhiễm chất độc hóa học từ thức ăn hay thuốc đang sử dụng, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.
-
Trường hợp bị ớn lạnh, sốt, nôn mửa, đau đầu, đau cơ và tiêu chảy, nên được nhập viện nhanh nhất có thể.
-
Nếu đang mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, suy tim sung huyết và nhiễm trùng, cần duy trì chỉ số huyết áp ở mức ổn định bằng cách dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, tăng cường chất xơ và cân nhắc lượng tinh bột trong mỗi bữa ăn, tránh xa thuốc lá và thức uống có cồn, rèn luyện thể chất và duy trì cân nặng ổn định.
-
Ngủ đủ giấc, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
Với những thông tin mà MEDLATEC chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh suy thận cấp, từ đó có cách phòng tránh, hạn chế hiệu quả. Đặc biệt, khi bị bệnh, tuyệt đối không chủ quan mà phải được thăm khám, chẩn đoán và điều trị tích cực để tránh nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Liên hệ ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số 1900565656 nếu bạn có bất cứ vấn đề nào về sức khỏe, y tế cần được giải đáp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!