Các tin tức tại MEDlatec

Cách giúp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở dễ dàng hơn

Ngày 17/10/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là tình trạng khá phổ biến khi các dịch nhầy ngăn cản đường hô hấp, khiến trẻ khó thở. Nghẹt mũi khiến trẻ khó đi sâu vào giấc ngủ, quấy khóc và lâu dần sẽ xuất hiện nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ giúp bố mẹ tìm ra nguyên nhân và cách chăm sóc bé khi bị nghẹt mũi hiệu quả.

1. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và nguyên nhân mắc bệnh

Nghẹt mũi xảy ra khi khoang mũi bị bít tắc bởi dịch, khiến cho đường thở bị chặn lại và khó thở. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ khó khăn trong việc hô hấp, phải thở bằng miệng, khó đi sâu vào giấc ngủ và trở nên chán ăn. 

Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

  • Cảm cúm và một số bệnh đường hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra.
  • Sự thay đổi trong môi trường, nhất là nhiệt độ và độ ẩm.
  • Thành phần không khí không đảm bảo, có nhiều khói thuốc, bụi bặm và nước hoa.

Trẻ bị nghẹt mũi dễ quấy khóc và khó đi sâu vào giấc ngủ

2. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh khá phổ biến, ban đầu mức độ nguy hiểm vẫn chưa cao, trẻ chỉ khó thở và không ngủ ngon giấc. Tuy nhiên, sau một thời gian bố mẹ không can thiệp và theo dõi thì trẻ rất dễ gặp nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. 

Dùng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý ngoài có lợi ích trong việc đào thải dịch nhầy trong khoang mũi thì còn giúp làm sạch, sát khuẩn hiệu quả. Khi trẻ bị nghẹt mũi mẹ có thể nhỏ mũi cho con 3-5 lần/ngày. 

Khi nhỏ nước muối nên cho trẻ nằm ngửa, nhỏ mỗi bên vài giọt và sau đó dùng khăn sạch lau dung dịch chảy ra bên ngoài.

Cải thiện nghẹt mũi hạn chế các bệnh liên quan tới hô hấp

Dùng dụng cụ hút mũi

Trường hợp trẻ bị nghẹt mũi dài ngày, dịch trong mũi đặc hơn thì bố mẹ có thể sử dụng máy hút mũi. Khi sử dụng, phụ huynh cần vệ sinh máy hút cẩn thận trước khi dùng. Trong quá trình hút mũi có thể cho nước muối sinh lý vào để làm loãng dịch, sau đó đưa máy hút vào mũi bé rồi hút sạch dịch nhầy ra lần lượt các bên. 

Tiệt trùng dụng cụ hút mũi thường xuyên bằng xà bông, nước sôi hoặc máy khử trùng để tránh vi khuẩn sinh sôi. Theo khuyến cáo, bố mẹ chỉ nên hút mũi 1-3 lần mỗi ngày, không nên lạm dụng quá nhiều lần khiến mũi con dễ kích ứng.

Massage nhẹ nhàng cánh mũi

Khi nhỏ nước muối sinh lý, mẹ có thể massage cánh mũi để đường thở của con được lưu thông dễ dàng hơn. Bố mẹ có thể để hai ngón tay chà nhẹ vào 2 bên cánh mũi, thực hiện nhẹ nhàng và cẩn thận một vài lần để giảm tình trạng ngạt mũi.

Nâng cao đầu trẻ

Bố mẹ nâng cao đầu cho trẻ trong khi con ngủ bằng cách kê gối dưới đầu hoặc nâng cao nệm hoặc giường để giúp trẻ dễ thở và ngủ sâu giấc hơn.

Sử dụng máy giữ ẩm trong không khí

Khi bước vào mùa khô, mũi của trẻ sơ sinh sẽ nhạy cảm hơn, chính vì thế mà máy giữ ẩm không khí sẽ giúp con cảm thấy thoải mái hơn và hạn chế cơn đau rát. Mùa đông lúc độ ẩm giảm thấp và mùa hè sử dụng máy lạnh khiến cho không khí khô hơn, lúc này bố mẹ nên bổ sung máy giữ ẩm không khí hoặc đặt chậu nước nhỏ trong phòng.

Vệ sinh máy hút cẩn thận để tránh vi khuẩn sinh sôi

Tiệt trùng dụng cụ hút mũi thường xuyên bằng xà bông, nước sôi hoặc máy khử trùng để tránh vi khuẩn sinh sôi. Theo khuyến cáo, bố mẹ chỉ nên hút mũi 1-3 lần mỗi ngày, không nên lạm dụng quá nhiều lần khiến mũi con dễ kích ứng.

Vỗ nhẹ vào lưng 

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể bị tức ngực, khó chịu, lúc này mẹ vỗ nhẹ vào lưng trẻ, giúp làm lỏng dịch ứ đọng trong ngực trẻ.

Mẹ đặt con nằm úp trên đầu gối sau đó vỗ nhẹ phía sau lưng, đặt trẻ theo tư thế thuận tiện nhất. Nhưng nếu con đi kèm cơn sốt cao, đau tai, khó thở, thở gấp cùng triệu chứng phát ban thì mẹ cần đưa con tới các cơ sở y tế, tránh xử lý tại nhà gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. 

3. Cách phòng tránh nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Sau đây là một số cách giúp mẹ ngăn ngừa nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh:

  • Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp để hạn chế tối đa các tác nhân gây kích thích hệ hô hấp và tăng tiết dịch nhầy. 
  • Người lớn trong nhà không hút thuốc và hạn chế để con tiếp xúc với thú cưng.
  • Cho trẻ bú đủ lượng sữa trong ngày đảm bảo dinh dưỡng và đủ nước nhằm giảm nghẹt mũi.
  • Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý.

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng bố mẹ cần theo dõi và quan sát những biểu hiện của con trong giai đoạn này để tránh các ảnh hưởng đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, khi con nghẹt mũi kèm triệu chứng ho, sốt cao, khó chịu ở tai, quấy khóc liên tục thì bố mẹ cần đưa con tới các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Có nhiều phương pháp giúp bố mẹ hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là một địa chỉ khám, chữa bệnh được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn để theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho con. MEDLATEC đã có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực, quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, nhân viên y tế giỏi chuyên môn, đặc biệt là thấu hiểu tâm lý trẻ trong khám cũng như điều trị cho các bệnh nhi. Cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại, tân tiến sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, đồng thời tư vấn, hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc bé khoa học.

Quý khách hãy gọi tới số 1900 56 56 56 để Tổng đài viên hỗ trợ đặt lịch thăm khám tại cơ sở của Hệ thống Y tế MEDLATEC gần nhất.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.