Các tin tức tại MEDlatec
Cách làm giảm đau rát khi bị bỏng và những điều cần tránh
- 01/12/2023 | Thuốc trị bỏng cho bé nên dùng loại nào? Xử trí ra sao khi trẻ bị bỏng?
- 01/04/2024 | Bị bỏng lưỡi: bí kíp xử trí nhanh chóng và an toàn
- 01/12/2023 | Cây lá bỏng: công dụng đối với sức khỏe và một số bài thuốc chữa bệnh
- 01/02/2024 | Bỏng nắng: 6 điều bạn cần làm để cải thiện nhanh tình trạng!
- 01/07/2023 | Nên làm gì khi phát hiện tình trạng bỏng đường hô hấp?
1. Những trường hợp có thể giảm đau rát khi bị bỏng tại nhà?
Thực tế, không phải trường hợp nào bị bỏng cũng có thể tự điều trị tại nhà. Nếu không may bị bỏng, bạn cần bình tĩnh quan sát khi vết thương, xem xét tình trạng bỏng đang ở mức độ nào. Cụ thể, phụ thuộc theo tính chất nghiêm trọng, tình trạng bỏng thường được phân loại theo 4 cấp độ cơ bản, cụ thể là:
- Bỏng cấp 1: Bỏng ở mức độ nhẹ. Khi đó, vùng da bị bỏng sẽ bị đỏ, đau rát, và nề nhẹ nhưng chưa phồng rộp. Bỏng cấp 1 hiếm khi gây biến chứng nghiêm trọng, hầu như không để lại sẹo.
- Bỏng cấp 2: Vùng da bị bỏng có dấu hiệu phồng rộp, có bọng nước, lành, sưng và đau nặng hơn so với bỏng cấp độ 1. Da xung quanh vùng bỏng có thể trở nên đỏ.
- Bỏng cấp 3: Ở cấp độ 3, bỏng không chỉ ảnh hưởng đến tất cả ba lớp da mà còn có thể ảnh hưởng đến cả cơ, gân và xương. Vùng bỏng có thể biểu hiện da khô, da đen hay co kéo, bệnh nhân không có cảm giác đau vì các dây thần kinh bị thương tổn.
- Bỏng cấp 4: Đây là cấp độ bỏng nghiêm trọng, gây tổn thương mạnh đến cơ, gân và xương.
Với bỏng cấp 3 và cấp 4, bạn không nên mạo hiểm tự điều trị tại nhà. Nếu nhận thấy bị bỏng nặng, bạn cần nhờ người hỗ trợ đưa ngay đến cơ sở y tế.
Trường hợp nhận thấy vết bỏng mức độ nặng, bạn không nên tự chữa trị tại nhà
2. Hướng dẫn cách làm giảm đau rát khi bị bỏng
Những cách làm giảm đau rát khi bị bỏng thực hiện tại nhà chỉ phù hợp với dạng bỏng nhẹ chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài cùng của da (biểu bì và thượng bị), tương đương với bỏng cấp 1 hoặc bỏng cấp 2. Trong đó, rửa dưới vòi nước lạnh, chườm lạnh hoặc sử dụng nha đam vẫn là một số cách thức làm dịu cơn đau khi bị bỏng hiệu quả, an toàn hơn cả, cụ thể:
2.1. Rửa trực tiếp vết thương dưới nước lạnh
Một trong những cách làm giảm đau rát khi bị bỏng đơn giản mọi người có thể áp dụng là rửa vết thương bằng nước lạnh sạch. Cách trị bỏng này phù hợp áp dụng với vết bỏng nhẹ. Dưới tác động của nước lạnh, vết bỏng sẽ phần nào được làm dịu, giảm bớt cảm giác đau nhức, phòng ngừa tình trạng tổn thương lan rộng.
Rửa vết thương dưới vòi nước sạch là một trong những cách giúp giảm đau rát khi bị bỏng
Ngay khi nhận thấy bị bỏng, bạn nên để trực tiếp vết thương dưới vòi nước đang chảy khoảng 20 phút. Tiếp theo, bạn có thể lau nhẹ và khô vùng bỏng bằng một chiếc khăn sạch hoặc băng gạc. Hãy nhớ không cọ mạnh hoặc gây tổn thương cho vùng bỏng.
2.2. Chườm lạnh
Bên cạnh rửa trực tiếp với vòi nước lạnh, bạn cũng có thể áp dụng cách làm giảm đau rát khi bị bỏng là chườm lạnh. Theo đó, bạn hãy sử dụng túi chườm lạnh hoặc dùng khăn sạch thấm ướt đắp lên vùng bị bỏng để làm dịu cơn đau, phần nào ngăn chặn tình trạng sưng phồng. Thời gian chườm lạnh vết bỏng có thể kéo dài trong 5 đến 15 phút.
Trong quá trình chườm lạnh, bạn không nên sử dụng trực tiếp đá viên lạnh đặt lên vết bỏng. Bởi nhiệt độ quá thấp từ đá viên lạnh dễ khiến vùng da bị bỏng gặp phải kích thích, ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông của hệ thống mạch máu.
2.3. Sử dụng nha đam
Nếu băn khoăn chưa biết bị bỏng bôi gì cho hết rát, bạn hãy cân nhắc dùng nha đam. Cụ thể, gel nha đam có thể giúp làm dịu tổn thương của vết bỏng cấp độ 1 hoặc cấp độ 2. Thực tế, gel nha đam chứa chất kháng khuẩn, có khả năng kích thích lưu thông máu, đồng thời kìm hãm sự sinh sôi của vi khuẩn. Khi bị bỏng nhẹ, bạn hãy thử thoa một lớp gel nha đam mỏng vào vùng da bị bỏng.
Nha đam có thể giúp làm dịu vết bỏng
Lưu ý rằng, bạn chỉ nên sử dụng gel nha đam với những vết bỏng nhẹ, chỉ ảnh hưởng đến lớp biểu bì của da. Trường hợp vết bỏng có dấu hiệu tổn thương nặng hoặc kèm theo vết thương hở, bạn không nên bôi nha đam.
3. Một số việc không đi làm khi bị bỏng
Để vết bỏng không bị tổn thương nặng hơn, bạn không nên làm những việc sau:
- Chạm vào vùng bị rộp: Khi mới bị bỏng, hầu hết mọi người đều cảm thấy khó chịu tại vùng da bị tổn thương, phồng rộp. Dù khó chịu đến đâu, bạn cũng không nên tác động vào vùng da bị rộp, để tránh tình trạng vỡ, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Bôi kem, dầu lạ vào vết thương: Vết bỏng dù nhẹ hay nặng điều rất nhạy cảm. Khi đó, bạn không nên tự ý bôi kem, thoa dầu hoặc bất kỳ hóa chất lạ nào nên vết thương nếu chưa được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.
- Để vết bỏng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Nếu bị bỏng, bạn tốt nhất hãy hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bởi khi đó, vết bỏng sẽ rất nhạy cảm với yếu tố tác động xung quanh, bao gồm cả ánh sáng mặt trời. Do vậy nếu phải đi ra ngoài, bạn cần chú ý che chắn cho vết thương.
- Dùng băng cá nhân: Với bất kỳ vết bỏng nào, bạn cũng không nên tự ý dùng băng cá nhân. Vì nếu băng không đúng cách, vết bỏng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng hơn trong quá trình gỡ băng xử lý.
- Áp dụng cách trị bỏng thiếu khoa học: Để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, bạn không nên áp dụng mẹo trị bỏng dân gian, chưa được kiểm chứng tác dụng.
Bạn không nên tự ý dùng băng cá nhân với vết bỏng
4. Khi nào người bị bỏng cần được đưa đến cơ sở y tế?
Nếu cảm thấy vết bỏng nặng, bạn tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà. Theo đó, bạn nên nhờ người thân đi đến cơ sở y tế nếu nhận thấy những biểu hiện sau:
- Vết bỏng sâu, có thể nhìn thấy cơ, gân, xương.
- Diện tích vết bỏng lớn.
- Vùng da bị bỏng phồng rộp, mọng nước.
- Khó thở.
- Bị bỏng tại các vị trí nhạy cảm như vùng mặt, vùng mông, vùng háng, tay.
Nói chung nếu nhận thấy bị bỏng cấp 3, cấp 4, bạn không nên tự tìm cách chữa trị mà hãy nhờ đến sự hỗ trợ của nhân viên y tế, bác sĩ chuyên khoa.
Nếu sau khi bỏng bị sốt, bạn nên đi khám
Cấp độ bỏng 3 trở đi, tế bào dưới da cùng mạng lưới dây thần kinh thường đã bị tổn thương. Tuy nhiên nếu xử lý và điều trị kịp thời, người bị bỏng hoàn toàn có thể hạn chế biến chứng nguy hiểm và phục hồi.
Bên cạnh đó, đối với vết bỏng do bị điện giật, bạn tuyệt đối không nên tự tìm cách chữa trị tại nhà. Bởi dưới tác động của nguồn điện, phần mô dưới da gần như đã bị tổn thương. Nếu không xử lý đúng cách, tổn thương dễ lan rộng hơn, để lại biến chứng nguy hiểm.
Như vậy, MEDLATEC vừa hướng dẫn đến bạn 3 cách làm giảm đau rát khi bị bỏng đơn giản an toàn, dễ thực hiện áp dụng cho vết bỏng nhẹ cấp độ 1 hoặc cấp độ 2. Còn với dạng vết bỏng nặng, bạn nên đến cơ sở y tế để được trợ giúp. Trong dịp Tết này, Hệ thống Y tế MEDLATEC mở cửa hoạt động xuyên Tết, các hoạt động hỗ trợ tư vấn, thăm khám sức khỏe tận nơi hoặc tại viện vẫn diễn ra bình thường. Vậy nếu cần đặt lịch khám hoặc tư vấn, Quý khách vui lòng liên hệ với MEDLATEC theo số 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!