Tin tức

Nên làm gì khi phát hiện tình trạng bỏng đường hô hấp?

Ngày 01/07/2023
Nguyễn Thu Hằng
Tình trạng bỏng đường hô hấp nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời có thể khiến đường hô hấp tổn thương nghiêm trọng, thậm chí tính mạng của nạn nhân bị đe dọa. Chính vì thế, nếu phát hiện tình trạng trên, chúng ta cần có biện pháp xử trí phù hợp để bảo vệ sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp các bạn đọc nắm được cách xử lý khi gặp trường hợp bỏng hô hấp.

1. Hiện tượng bỏng đường hô hấp là gì?

Bỏng đường hô hấp là hiện tượng niêm mạc đường hô hấp tổn thương. Lúc này, bệnh nhân vô tình hít phải khói kích thích hoặc một số chất hóa học có hại cho sức khỏe, do đó đường thở bị tổn thương nghiêm trọng. Thậm chí, trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể mất dần ý thức, khó thở do thiếu oxy, tim ngừng đập,…

Bỏng đường hô hấp được chia thành nhiều dạng khác nhau

Bỏng đường hô hấp được chia thành nhiều dạng khác nhau

Thông thường, bác sĩ sẽ chia bỏng đường hô hấp thành 3 loại và có phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp. Ba dạng tổn thương thường gặp là: tổn thương phổi, khí quản hoặc đường hô hấp trên.

Trong đó, đa phần bệnh nhân được chẩn đoán tổn thương đường hô hấp trên, đặc biệt ở khu vực cổ. Tình trạng bỏng xảy ra và gây biến dạng đường thở, bệnh nhân phải đối mặt với các triệu chứng như: đường thở có dấu hiệu phù nề, viêm, loét và có nguy cơ nhiễm khuẩn tương đối cao. Một số bệnh nhân còn rơi vào tình trạng xẹp phổi hay suy hô hấp. Những tình trạng trên cần được cấp cứu kịp thời để bảo toàn tính mạng của người bệnh.

Đối với bệnh nhân tổn thương khí quản, các dấu hiệu đặc trưng là: thở khò khè, thở gấp kèm theo những trận ho kéo dài. Còn bệnh nhân tổn thương phối có thể bị xẹp phổi hoặc xẹp phế nang. Nhìn chung, bỏng đường hô hấp là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bệnh nhân cần điều trị kịp thời, nếu chậm trễ họ có thể tử vong.

2. Xác định nguyên nhân gây bỏng đường hô hấp

Một vấn đề cần quan tâm đó là: nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp là gì? Nắm được thông tin này, chúng ta sẽ biết cách bảo vệ bản thân, hạn chế tối đa nguy cơ bỏng đường hô hấp. Trong thực tế, tình trạng này thường xảy ra khi nạn nhân ở trong một vụ cháy, có thể là cháy trong phòng kín hoặc gặp tai nạn nghề nghiệp trong quá trình khai thác hầm mỏ,…

Nạn nhân trong các vụ hỏa hoạn có nguy cơ bỏng đường hô hấp

Nạn nhân trong các vụ hỏa hoạn có nguy cơ bỏng đường hô hấp

Bác sĩ cho biết bệnh nhân tiếp xúc với nguồn nhiệt trong thời gian càng dài thì tình trạng bỏng hô hấp càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đối với nạn nhân không được cứu ra khỏi hỏa hoạn sau 24 - 48 tiếng, họ phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao.

Tình trạng tổn thương niêm mạc hệ hô hấp cũng có thể xảy ra trong trường hợp bạn bị bỏng do hơi nước nóng, do khói than, củi, do khí ga hoặc khí thải của các phương tiện giao thông, ví dụ như xe máy hoặc ô tô,… Một vài trường hợp bệnh nhân phát hiện bỏng hô hấp, nguyên nhân là do ảnh hưởng của chất hóa học lỏng hay các chất lỏng nóng gây bỏng sặc đường thở.

3. Một số triệu chứng nhận biết bỏng đường hô hấp

Khi bỏng đường hô hấp, bệnh nhân thường gặp phải triệu chứng như thế nào? Thông thường, sau khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, người bệnh có thể cảm thấy khó nuốt, nói cũng khó khăn, nguyên nhân chính là do vùng cổ bị tổn thương, dây thanh âm phù nề.

Sau khi thoát khỏi hỏa hoạn, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng bỏng đường hô hấp

Sau khi thoát khỏi hỏa hoạn, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng bỏng đường hô hấp

Nhiều bệnh nhân tổn thương đường hô hấp phải trải qua những cơn ho khan kéo dài, chúng ta cần chú ý các biểu hiện sau khi cơn ho kết thúc. Với người bỏng hô hấp, họ thường ho có đờm đặc, thậm chí tình trạng ho có bọt, kèm tia máu. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh nhân bỏng đường hô hấp. Ngay khi phát hiện, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu để bác sĩ kịp thời điều trị, hạn chế những biến chứng xấu xảy ra.

Khi kiểm tra kỹ khu vực mũi, họng của nạn nhân, bác sĩ có thể phát hiện tình trạng xung huyết đỏ xảy ra ở niêm mạc miệng, khu vực hầu họng hoặc thanh quản. Trong trường hợp bệnh nhân bị bỏng nặng, đám hoại tử màu trắng có thể xuất hiện ở niêm mạc, đây là tín hiệu cảnh báo bệnh nhân cần điều trị sớm, nếu không hô hấp sẽ chịu nhiều tổn thương nặng nề hơn nữa.

Một vài dấu hiệu khác bạn không nên bỏ qua là: bệnh nhân khó thở, xuất hiện tình trạng thở khò khè, đau tức ngực hoặc bất tỉnh,…

4. Cách xử lý khi phát hiện tình trạng bỏng đường hô hấp

Với những phân tích trên, chắc hẳn chúng ta đã hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình trạng bỏng đường hô hấp. Để hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra, bệnh nhân cần được sơ cứu tại hiện trường đúng cách, đồng thời họ cần được đưa tới bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Nạn nhân cần được sơ cứu tại chỗ đúng cách

Nạn nhân cần được sơ cứu tại chỗ đúng cách

Tại hiện trường, sơ cứu là việc làm cần thiết để giảm thiểu tổn thương đối với hệ hô hấp. Ngay khi phát hiện nạn nhân, chúng ta hãy cố gắng đưa họ ra khỏi khu vực hỏa hoạn nhanh nhất có thể, chuyển họ tới không gian thoáng khí, bỏ bớt hoặc nới lỏng quần áo.

Trong trường hợp nạn nhân tỉnh táo, chúng ta cần duy trì hoạt động của đường hô hấp. Đối với trường hợp nạn nhân ngừng thở, việc cần làm đầu tiên là hô hấp nhân tạo cho họ trước khi nhân viên y tế tới và đưa họ đến trung tâm y tế. Nếu phát hiện dị vật trong miệng của nạn nhân thì nhẹ nhàng loại bỏ dị vật đó ra ngoài. Nếu dị vật khó lấy thì nên để các nhân viên y tế thực hiện.

Tại cơ sở y tế, tùy vào mức độ bỏng đường hô hấp, bác sĩ sẽ có biện pháp cấp cứu phù hợp, giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục, qua khỏi cơn nguy kịch. Ưu tiên hàng đầu của bác sĩ đó là loại bỏ dị vật cũng dịch tiết tại đường thở, khoang mũi của bệnh nhân. Song song với đó, bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc giãn phế quản, thuốc có tác dụng chống viêm, giảm thiểu tình trạng phù nề.

Một số bệnh nhân cần được <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/cac-phuong-phap-tho-oxy-uu-nhuoc-diem'  title ='thở oxy'>thở oxy</a>

Một số bệnh nhân cần được thở oxy

Với người bị nhiễm độc CO, cơ thể họ rơi vào tình trạng thiếu oxy trầm trọng. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được thở oxy để phục hồi sớm nhất. Sau khi cấp cứu xong, bệnh nhân sẽ đưa đưa tới khu vực khám chuyên khoa để tiếp tục điều trị tổn thương hệ hô hấp, ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra.

Mong rằng qua bài viết này các bạn đã hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình trạng bỏng đường hô hấp. Đồng thời, chúng ta biết cách xử lý khi người thân, bạn bè không may gặp hỏa hoạn, hệ hô hấp tổn thương nặng nề và cần được sơ cứu kịp thời, đúng cách.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ