Các tin tức tại MEDlatec

Cách tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ

Ngày 01/11/2023
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Hệ miễn dịch đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh và duy trì sức khỏe tốt. Vậy làm sao để nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ hiệu quả nhất là băn khoăn của nhiều phụ huynh?

1. Hệ miễn dịch yếu ảnh hưởng gì đến trẻ?

Dưới đây là một số tác động mà hệ miễn dịch yếu có thể ảnh hưởng đến trẻ em:

- Trẻ có thể dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi, và nhiễm trùng đường hô hấp.

- Hệ miễn dịch yếu làm giảm khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Việc hồi phục sau khi mắc bệnh có thể mất thời gian lâu hơn và có thể cần sự can thiệp y tế tích cực hơn.

- Hệ miễn dịch yếu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nặng như viêm nhiễm, tiểu đường,...

- Trẻ có thể dễ bị ảnh hưởng hơn bởi các yếu tố môi trường độc hại do khả năng chống đỡ của hệ miễn dịch giảm đi.

Các nguyên nhân gây nên tình trạng hệ miễn dịch yếu ở trẻ có thể do nhiều yếu tố như: gen di truyền, dinh dưỡng không đủ, thiếu ngủ, căng thẳng và môi trường sống không lành mạnh. Đối với trẻ có hệ miễn dịch yếu cần duy trì lối sống lành mạnh, đảm bảo đủ dinh dưỡng và tiếp xúc ít với các tác nhân gây bệnh.

Bé thường xuyên bị cúm là dấu hiệu của hệ miễn dịch yếu

2. Các biện pháp nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ hiệu quả

2.1. Nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ thông qua chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống đa dạng và cân đối cung cấp đầy đủ các dưỡng chất là chìa khóa để hỗ trợ hệ miễn dịch phát triển. Dưới đây là một số cách bố mẹ có thể thực hiện để hỗ trợ và củng cố hệ miễn dịch của trẻ thông qua chế độ ăn uống:

- Đảm bảo rằng trẻ nhận được đủ các dạng vitamin và khoáng chất quan trọng để duy trì sức khỏe và hệ miễn dịch. Cung cấp đủ năng lượng từ các nguồn thực phẩm giàu protein, chất béo không no và carbohydrates phức hợp.

- Tăng cường vitamin C qua các loại thực phẩm như: cam, dâu, cà chua, kiwi… Vitamin C hỗ trợ tế bào miễn dịch và có tác dụng chống oxy hóa.

- Bổ sung vitamin D rất quan trọng cho sự phát triển xương, hấp thụ canxi và có tác dụng cho hệ miễn dịch. Các thực phẩm có giàu vitamin D như: cá hồi, trứng, thịt gà,...

-  Chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, hỗ trợ hệ miễn dịch, ngăn chặn các tổn thương tế bào do gốc tự do gây ra. Từ đó giúp duy trì sức khỏe và phòng tránh nhiều bệnh tật. Dưới đây là một số thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Dầu Olive, rau cải xanh, cà chua, quả lựu,...

- Các axit béo omega-3 có trong cá hồi và dầu cá có thể giúp hỗ trợ sự hoạt động của hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm.

- Bổ sung các thực phẩm chứa probiotics nhằm duy trì và cân bằng vi khuẩn đường ruột. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của hệ miễn dịch ở trẻ.

- Mức độ huyết áp và đường huyết ổn định có thể hỗ trợ hệ miễn dịch. Do vậy, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn đường và các chất béo không lành mạnh, đồng thời ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ.

- Uống đủ nước giúp duy trì sức khỏe tổng quát và hỗ trợ hệ miễn dịch ở trẻ.

 

Chế độ ăn dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ

2.2. Nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ bằng các chất bổ sung

Mặc dù các thực phẩm có thể bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất cho hệ miễn dịch ở trẻ, tuy nhiên trong nhiều trường hợp trẻ không nhận được đầy đủ các chất này. Do đó, bố mẹ cần tăng cường cho trẻ các chất bổ sung, nhất là đối với trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, chán ăn,...

Ví dụ, bố mẹ hoàn toàn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung cho trẻ lượng vitamin D cần thiết. Nguyên nhân là do bé không nhận đủ được lượng vitamin D từ chế độ ăn hoặc ánh nắng mặt trời. Nhu cầu vitamin D có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi và điều kiện cá nhân của mỗi người. Dưới đây là một số hướng dẫn về việc bổ sung vitamin D theo độ tuổi:

●       Nhu cầu vitamin D của trẻ sơ sinh là 400 IU do đối tượng này thường nhận đủ lượng vitamin D thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, sữa mẹ hoặc sữa công thức.

●       Nhu cầu vitamin D của trẻ từ 1 tuổi đến 18 tuổi thường là 600 IU mỗi ngày. Tuy nhiên, nhu cầu cụ thể có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng, tình trạng sức khỏe, và mức tiêu thụ từ thức ăn.

2.3. Nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ thông qua chế độ vận động

Việc duy trì vận động, thể dục thể thao đều đặn là một phần quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ.

- Phụ huynh nên khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động thể chất hàng ngày như đi bộ, đạp xe, nhảy dây, đánh bóng... Các hoạt động thể chất có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cải thiện sự lưu thông máu, cung cấp năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, thể dục thể thao còn giúp tăng sản xuất các tế bào miễn dịch, cũng như cải thiện khả năng của chúng trong việc phát hiện, phá hủy vi khuẩn và các tế bào tự do.

- Bố mẹ cũng có thể hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động giúp tăng cường cơ bắp như: bơi lội,...

- Hoạt động ngoài trời giúp trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, tăng cơ hội hấp thụ vitamin D tự nhiên. Đồng thời, các hoạt động này cũng giúp giảm căng thẳng, tăng cường trạng thái tinh thần tích cực,  cân bằng năng lượng và giúp trẻ ngủ sâu hơn vào ban đêm.

Trẻ nên duy trì thói quen vận động để tăng miễn dịch 

2.4. Nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ thông qua chế độ nghỉ ngơi

Giấc ngủ là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, bao gồm cả hệ miễn dịch. Khi trẻ ngủ đủ giấc, cơ thể có thể hồi phục và tăng cường hệ miễn dịch. Dưới đây là một số cách để giúp trẻ có một chế độ nghỉ ngơi tốt

- Đảm bảo rằng trẻ ngủ đủ giấc theo từng độ tuổi. Trẻ nhỏ thường ngủ nhiều hơn so với trẻ lớn. Thời gian ngủ đều đặn giúp cơ thể sản xuất hormone ghrelin và leptin, giúp kiểm soát cảm giác đói và no.

- Trước khi đi ngủ, bố mẹ có thể đọc sách, cho trẻ nghe nhạc để trẻ dễ dàng chuyển từ tình trạng hoạt động sang giấc ngủ.

- Thiết lập một loạt các thói quen trước khi đi ngủ giúp trẻ nhận biết rằng đến lúc đi ngủ như: đánh răng, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ.

- Tránh cho trẻ vận động mạnh hoặc chơi đùa quá nhiều khi gần đến thời gian đi ngủ.

- Nếu trẻ đang bị bệnh hoặc mệt mỏi, hãy để con có thêm thời gian nghỉ ngơi và ngủ.

Như vậy, cân bằng chế độ dinh dưỡng, duy trì tập luyện, ngủ đủ giấc, tăng cường chất bổ sung là những cách tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ. Bố mẹ cũng nên cho bé thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín, như chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn chi tiết. Để đặt lịch khám trước, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hướng dẫn chi tiết.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.