Các tin tức tại MEDlatec
Cách xử lý và phòng tránh hiện tượng chuột rút ngón chân
- 10/12/2020 | Tư vấn: Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì?
- 10/12/2020 | Vì sao bị chuột rút? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
- 10/12/2020 | Cách chữa bệnh chuột rút giúp giảm đau nhanh chóng
1. Chuột rút ngón chân là gì?
Chuột rút còn được gọi là vọp bẻ, là các cơ co lại nhưng lại không thể giãn ra, khiến người bị chuột rút không thể cử động. Trong trường hợp bị Chuột rút ngón chân, các cơ ngón chân và cơ bàn chân của người bị chuột rút co lại, không thể duỗi ra tự nhiên và không thể di chuyển được. Các cơn co thắt này thường kéo dài khoảng vài giây đến vài phút và thường xuất hiện vào ban đêm, hoặc sau khi vận động liên tục trong thời gian dài. Tuy nhiên, chuột rút ngón chân không gây nguy hiểm cho người bị chuột rút.
Bị chuột rút ngón chân là tình trạng ai cũng có thể gặp phải
Chuột rút có thể gặp ở mọi người và mọi lứa tuổi, nhưng thường xuất hiện hơn ở những người trẻ tuổi hoặc những người lớn hơn 60 tuổi, do hoạt động quá nhiều hoặc do sự lão hóa của các cơ.
Chuột rút có thể là dấu hiệu bệnh lý nếu xuất hiện vào ban đêm và kéo dài. Thông thường, các bệnh nhân bị suy giảm chức năng tĩnh mạch do sự tắc nghẽn mạch máu ở chân, kích thích các cơ co rút nên thường xuyên bị chuột rút.
Các dấu hiệu khi bị chuột rút ngón chân:
-
Các ngón chân bị chuột rút sẽ bị kéo đi các hướng khác so với các ngón còn lại, kéo nghiêng về phía 2 bên, kéo lên trên hoặc co xuống dưới.
-
Cơ ngón chân bị chuột rút bị co cứng thành cục, dễ dàng sờ thấy.
-
Ngón chân bị chuột rút không thể cử động được, thời gian co cơ kéo dài khoảng vài giây, vài phút nhưng cũng có thể là vài giờ.
Thực hiện giãn cơ sau khi thức dậy và trước khi ngủ để tránh việc co thắt cơ đột ngột
2. Tại sao lại có hiện tượng chuột rút ngón chân?
Hoạt động liên tục trong thời gian dài có thể khiến cơ bắp mệt mỏi, hoặc do vận động mạnh gây ra chuột rút trong hoặc sau khi vận động. Bàn chân đi bộ quá lâu, chạy quá nhanh có thể bị chuột rút.
Cơ bị mỏi sau một ngày làm việc dài, di chuyển liên tục hoặc đứng lâu trên nền cứng có thể gây chuột rút ngón chân ban đêm.
Các tư thế đứng, quỳ,... duy trì trong thời gian dài gây chèn ép các mạch máu, thiếu oxy đến các cơ và gây chuột rút.
Mất nhiều nước trong quá trình hoạt động cũng là nguyên nhân gây co thắt cơ.
Các dưỡng chất như natri, kali, magie,... không được nạp đầy đủ khiến các cơ yếu đi và có thể gây chuột rút, tình trạng này thường xuyên gặp phải ở phụ nữ đang trong quá trình mang thai khi họ bị chèn ép các mạch máu ở chi dưới và bàn chân phải chịu trọng lượng lớn của cơ thể.
Không thực hiện giãn cơ trước khi luyện tập có thể gây vọp bẻ trong hoặc sau buổi tập
Một số bệnh lý mắc phải có thể khiến bệnh nhân thường bị chuột rút như bệnh Parkinson, tiểu đường, rối loạn tuần hoàn, thiếu máu,...
Mang giày không vừa chân cũng có thể gây chèn ép các cơ và mạch máu ở ngón chân, đặc biệt với phụ nữ khi thường xuyên mang giày cao gót.
Không khởi động để làm giãn các cơ trước khi tập luyện thể dục, chạy, nhảy cao, đá bóng....
3. Khi bị chuột rút nên làm gì?
Khi bị chuột rút, vì không di chuyển được sẽ gây ra những bất tiện, thậm chí gây nguy hiểm khi người bị chuột rút đang bơi hoặc đang lái xe. Sau đây một số cách chữa chuột rút có hiệu quả tức thời:
Kéo căng cơ bị chuột rút
Các tác động đến cơ khi bị chuột rút sẽ khác nhau theo từng vị trí co cơ. Khi cẳng chân bị chuột rút, bạn nên ngồi duỗi thẳng chân, vươn người kéo ngón chân và bàn chân lên. Khi bị chuột rút ở bắp chân và đùi, có thể nhờ người khác kéo thẳng chân bị chuột rút và nâng lên cao, kết hợp với ấn đầu gối xuống trong tư thế người bị chuột rút đang ngồi, hoặc có thể đứng tì lên chân bị chuột rút và đưa người về phía trước, đầu gối chân bị chuột rút hơi gập.
Xoa bóp cơ
Các cơ bị chuột rút do bị căng, phương pháp xoa bóp có thể làm giảm căng cơ. Có thể sử dụng dụng cụ massage, bóng tennis hoặc xoa bóp trực tiếp bằng tay. Phương pháp xoa bóp được áp dụng cho chuột rút cơ hoành, vị trí xoa bóp là quanh lồng ngực kết hợp hít thở sâu.
Có thể xoa bóp cơ và làm ấm da để làm dịu các cơ bị co thắt
Chườm ấm
Sử dụng túi chườm nóng hoặc chai nước nóng để áp lên vùng cơ bị căng có thể loại bỏ sự căng cơ hiệu quả.
Đi chân trần
Đi chân trần trên nền nhà kết hợp với việc cử động, tì hoặc kéo căng các ngón chân có thể kích thích máu lưu thông nhanh hơn và giảm căng cơ.
Cách chữa chuột rút ngón chân
Dừng các hoạt động đang thực hiện như đi, chạy,... thả lỏng chân và xoa bóp ngón chân bị chuột rút. Sau đó kéo nhẹ ngón chân bị chuột rút về tư thế bình thường, đứng lên nhưng không để ngón chân đó chạm đất. Khi kéo căng ngón chân và bàn chân có thể rất đau nhưng phương pháp này giúp loại bỏ chuột rút rất hiệu quả.
Dùng dầu nóng, túi chườm để làm ấm ngón chân bị chuột rút, cũng có thể chườm lạnh bằng nước đá.
4. Cách phòng tránh
Có thể phòng tránh chuột rút bằng thực hiện những thói quen sinh hoạt sau:
- Uống đầy đủ nước mỗi ngày.
- Làm giãn cơ trước khi hoạt động, tập thể dục thể thao. Thư giãn đúng cách để các cơ được nghỉ ngơi sau các buổi luyện tập.
- Vươn duỗi các cơ, đặc biệt là cơ chân sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ để tránh cơ bị co đột ngột.
- Tư thế ngồi với bàn chân có về phía đầu gối có thể giúp máu lưu thông ở chân dễ dàng hơn.
- Đi giày vừa cỡ chân.
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất hàng ngày, các khoáng chất như natri, kali, magie, đạm, vitamin,... có thể giảm sự xuất hiện của chuột rút.
Tuy chuột rút không phải tình trạng nguy hiểm, nhưng để đảm bảo sự thuận tiện và sự an toàn của bản thân, chúng ta nên có thái độ và cách sinh hoạt tích cực cho cơ thể. Nếu hiện tượng chuột rút ở chân, chuột rút ngón chân xảy ra thường xuyên, độc giả có thể gọi điện đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 565656 để được tư vấn miễn phí.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!