Các tin tức tại MEDlatec
Cẩm nang mọi điều cần biết về bệnh áp xe amidan
- 27/07/2021 | Bệnh viêm amidan nguy hiểm như thế nào? Khi nào cắt amidan cho trẻ?
- 27/07/2021 | Viêm Amidan là gì? Trường hợp nào nên cắt viêm Amidan?
- 28/07/2021 | Những lưu ý sau phẫu thuật cắt amidan bạn không nên bỏ qua
1. Áp xe amidan là gì, vì sao xuất hiện
1.1. Thế nào là áp xe amidan
Viêm amidan dù là cấp tính hay mãn tính thì cũng rất dễ tái phát và gây ra những biến chứng nguy hiểm, một trong số đó chính là áp xe amidan. Áp xe amidan là tình trạng viêm tấy đỏ và hóa mủ ở các tổ chức quanh bộ phần này.
1.2. Vì sao áp xe amidan xuất hiện
Áp xe amidan thường xuất hiện sau đợt viêm amidan cấp khoảng 5 - 7 ngày. Nhiễm trùng amidan được xem là nguyên nhân chính gây ra áp xe amidan. Tác nhân gây ra nhiễm trùng là vi khuẩn (chủ yếu là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A). Các mô xung quanh amidan bị vi khuẩn kỵ khí xâm nhập, tấn công vào các tuyến rồi tạo nên ổ áp xe.
Viêm amidan hốc mủ làm tăng nguy cơ áp xe amidan
Bên cạnh đó, hút thuốc lá chủ động hay thụ động, hít thở không khí ô nhiễm hay một số loại nhiễm trùng cũng làm tăng nguy cơ đối với bệnh lý này là:
- Nhiễm khuẩn amidan do viêm amidan mãn, sỏi amidan.
- Nhiễm trùng răng miệng do viêm nha chu, viêm nướu.
- Bệnh bạch cầu đơn nhân hoặc Lymphocytic mãn.
Đặc biệt, những người bị viêm amidan nếu có thêm các yếu tố kết hợp như viêm nha chu, viêm nướu, nhiễm trùng răng, bị bạch cầu đơn nhân,… thì nguy cơ bị áp xe amidan rất cao.
2. Triệu chứng và mức độ nguy hiểm của áp xe amidan
2.1. Triệu chứng áp xe amidan
Những người bị áp xe amidan thường xuyên cảm thấy đau họng, hai ngày đầu thường giảm cảm giác đau nhưng những ngày sau nó sẽ trở nên trầm trọng hơn. Cảm giác đau họng do áp xe amidan có đặc điểm: khi nuốt sẽ thấy đau lên tai, vùng góc hàm đau nhức, sốt 39 - 40ºC, người rất mệt mỏi, gai rét, lưỡi dày kèm theo hiện tượng giả mạc trắng đục ở bề mặt, môi khô.
Sau khi những triệu chứng này xuất hiện người bệnh bắt đầu chảy nhiều nước bọt, hơi thở có mùi hôi, khó nuốt, giọng nói trở nên khàn và khó nghe hơn. Nếu khối áp xe lan ra vùng cơ cắn sẽ gây khít hàm. Nếu khối áp xe lấp kín họng miệng và lan xuống thanh quản có thể sẽ gây ra khó thở.
Triệu chứng thường gặp ở bệnh áp xe amidan
Ở những bệnh nhân này, khi bác sĩ thăm khám sẽ thấy bề mặt amidan có mủ trắng, đỏ, sưng tấy, niêm mạc phù nề. Tùy theo thể áp xe mắc phải ở từng người bệnh mà amidan có thể bị đẩy lệch hẳn vào trong, ra sau hoặc ra trước. Thường thì áp xe sẽ chỉ xảy ra ở một bên amidan nhưng nó làm cho hạch cùng bên sưng to và đau khi ấn vào.
2.2. Mức độ nguy hiểm của áp xe amidan
Bản chất áp xe amidan không hề nguy hiểm nếu nó được phát hiện và chữa trị ngay từ đầu bằng phương pháp phù hợp. Việc làm đó sẽ khiến khối viêm tấy dần rút lui và biến mất. Ngược lại, khi điều trị bệnh muộn, chính người bệnh sẽ gặp nguy hiểm nếu khối áp xe bị vỡ.
Khối áp xe amidan thường dễ vỡ nhất trong khoảng 1 tuần tính từ ngày nó hình thành và khi ấy nó tạo thành một hốc trong họng. Hốc này có thể tự lành nhưng cũng có thể tái phát. Người bị áp xe amidan khi không điều trị kịp thời thì việc trị bệnh sau đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn, khối áp xe bị vỡ sẽ dễ phải đối mặt với hàng loạt biến chứng như:
- Xoang hang viêm tắc.
- Thanh quản phù nề.
- Nhiễm khuẩn huyết làm ảnh hưởng đến nội tạng, tâm thần rối loạn, khó thở,... nguy hiểm nhất là gây tử vong.
- Tổn thương ở thành động mạch cảnh trong.
- Áp xe lan vào phổi, trung thất,… nếu không cấp cứu kịp thời tính mạng sẽ bị đe dọa.
3. Biện pháp phòng tránh áp xe amidan
Để tránh bị áp xe amidan, mỗi người trong chúng ta nên:
- Tích cực điều trị viêm amidan và các bệnh lý về amidan hiệu quả, dứt điểm.
- Ngay khi có triệu chứng đầu tiên của áp xe amidan cần thăm khám để có biện pháp trị bệnh từ đầu.
Thăm khám và điều trị sớm giúp ngăn ngừa được biến chứng do áp xe amidan gây ra
- Tuân thủ chỉ định điều trị viêm amidan của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.
- Có chế độ ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Luôn giữ gìn vệ sinh mũi họng tốt bằng cách hàng ngày súc miệng bằng dung dịch súc miệng hoặc nước muối sinh lý.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh hít phải các loại bụi bẩn có trong môi trường và không khí.
- Tránh xa môi trường ô nhiễm và nhiều hóa chất độc hại.
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống cá nhân và xung quanh mình.
- Khi thời tiết chuyển mùa cần giữ ấm cổ chân, cổ tay,...
- Vận động thể thao để tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể chống lại tác nhân gây hại bên ngoài môi trường.
Bên cạnh đó, người bệnh nên tìm đến sự trợ giúp y tế ngay khi:
- Bị đau họng, hơi thở có mùi hôi và sốt trên 39 độ C.
- Khó nuốt, khó nói, đau họng, khó thở, nước dãi chảy nhiều.
- Đau bụng và đau đầu.
- Một bên cổ họng bị sưng.
Nhìn chung, áp xe amidan là bệnh lý có nguy cơ cao ở những người bị viêm amidan hốc mủ hoặc có tiền sử với bệnh viêm amidan. Vì thế, những người từng mắc bệnh này nên chủ động điều trị bệnh tích cực để ngăn ngừa tái phát liên tục và khi có triệu chứng áp xe amidan như đã nói đến ở trên hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong ít cơ sở y tế tư nhân được trang bị thiết bị y tế hiện đại bậc nhất và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành với bề dày kinh nghiệm và trình độ chuyên môn giỏi. Những yếu tố này sẽ giúp việc thăm khám và điều trị các bệnh lý amidan chính xác, hiệu quả, giảm thiểu tối đa biến chứng.
Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào hay cần tới sự trợ giúp về y tế với bệnh áp xe amidan nói riêng, các bệnh lý amidan nói chung, đừng ngần ngại liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để có được sự hỗ trợ tốt nhất từ chuyên viên y tế của chúng tôi.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!