Các tin tức tại MEDlatec
Cần lưu ý những gì khi theo dõi bệnh tiểu đường mùa dịch?
- 02/10/2021 | Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường? Cách kiểm soát bệnh như thế nào?
- 17/10/2021 | Chế độ ăn mùa dịch tránh tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
- 07/10/2021 | Chuyên gia giải đáp: Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?
1. Vì sao bệnh nhân tiểu đường cần cảnh giác trước Covid-19?
Theo như dữ liệu từ các nghiên cứu trong đại dịch Covid-19, những người trên 60 tuổi và mắc các bệnh lý mạn tính liên quan tới đái tháo đường, tim mạch, hô hấp, ung thư,... phải đối diện với nguy cơ tử vong cao hơn so với người không có bệnh nền.
Cụ thể, thực tế tại Italia cho thấy có đến 99% số ca nhiễm Covid-19 bị tử vong kèm theo các yếu tố trên, trong đó 35% là những bệnh nhân bị đái tháo đường. Ở Trung Quốc, trong số các bệnh nhân tử vong vì Covid-19 thì người bị tiểu đường chiếm 7.3%.
Bệnh nhân tiểu đường nếu mắc Covid-19 sẽ dễ gặp biến chứng nguy hiểm
Nhìn chung thì những bệnh nhân mắc đái tháo đường, đặc biệt là các ca chưa kiểm soát tốt đường huyết sẽ có xu hướng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễm trùng hơn (chẳng hạn khi bị virus xâm nhập qua đường hô hấp như viêm phổi hoặc cúm). Các nghiên cứu gần đây cho thấy, đối với người tiểu đường thì niêm mạc đường hô hấp có tính ái lực với các loại virus cao hơn so với người bình thường do hàm lượng Glucose trong chất lỏng bề mặt đường hô hấp tăng lên.
Sự tăng Glucose cũng làm thay đổi cơ chế thẩm thấu của niêm mạc đường thở dẫn đến làm tăng khả năng bám dính của virus SARS-CoV-2 tại đây. Ngoài ra, việc tăng Glucose máu cũng làm suy giảm hoạt động của các loại bạch cầu, từ đó khiến cho hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Tất cả các nguyên nhân trên khiến cho virus dễ dàng tiếp cận và tấn công cơ thể của người bệnh đái tháo đường hơn.
Bởi thế cho nên những người bị đái tháo đường cảm thấy rất hoang mang và lo ngại trước sự đe dọa của dịch bệnh. Bên cạnh việc tuân thủ các hướng dẫn phòng ngừa Covid-19 do Chính phủ khuyến cáo, những người có bệnh lý nền nói chung và bệnh nhân tiểu đường nói riêng cần phải làm gì để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của mình trong mùa dịch?
2. Các cách giúp theo dõi bệnh tiểu đường mùa dịch
2.1. Ý thức được giới hạn chỉ số đường huyết
Nếu kiểm soát tốt đường huyết thì nguy cơ gặp biến chứng do đái tháo đường sẽ thấp hơn rất nhiều so với việc không chủ động điều chỉnh chỉ số này. Bệnh nhân cần phải ghi nhớ và theo dõi chỉ số HbA1c cũng như mức đường huyết trước khi ăn thường xuyên.
Chỉ số HbA1c cho phép phản ánh tình trạng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường trong 3 tháng liên tục. Dựa trên chỉ số này, bác sĩ có thể đề ra kế hoạch điều trị tiếp theo sao cho phù hợp. Bên cạnh đó chỉ số này còn có tác dụng giúp chẩn đoán sớm tình trạng tiền đái tháo đường. Chỉ số HbA1C đối với người đái tháo đường được phân định như sau:
-
Nếu HbA1c < 6,5% hoặc từ 6,5 - 7%: đường máu được kiểm soát tốt;
-
Nếu HbA1c > 7%: Tùy từng độ tuổi mà có những đánh giá khác nhau, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng đường máu trước đó, các bệnh lý nền kèm theo để xem xét điều chỉnh phác đồ điều trị nhằm đưa chỉ số HbA1C về mức phù hợp
Tốt nhất tất cả những người bị tiểu đường cả tuýp 1 lẫn tuýp 2 đều nên thực hiện xét nghiệm HbA1c định kỳ 3 tháng/lần. Nếu điều kiện đi lại hạn chế, đặc biệt trong mùa dịch thì tối thiểu 6 tháng/lần. Để không phải chịu các biến chứng nghiêm trọng về thận, mắt, thần kinh hay tim mạch do tiểu đường, cần có kế hoạch điều trị và theo dõi bệnh tiểu đường mùa dịch hiệu quả.
2.2. Yếu tố dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường
Có một chế độ dinh dưỡng khoa học và vận động lành mạnh, vừa sức có thể hỗ trợ cải thiện đáng kể cân nặng, mức đường huyết cũng như tăng cường sức đề kháng chống chọi với sự tấn công của mầm bệnh.
Gia đình và bản thân bệnh nhân bị tiểu đường cần tham vấn ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa nhằm cập nhật các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, từ đó lựa chọn phương án chăm sóc và theo dõi bệnh tiểu đường mùa dịch phù hợp với mình, đặc biệt cần đảm bảo các tiêu chí sau:
-
Chế độ ăn cho người đái tháo đường không được quá thừa calo, nhiều chất béo vì sẽ làm tăng đề kháng insulin;
-
Bổ sung nhiều đạm và chất xơ, chất béo có lợi, vitamin, khoáng chất và hạn chế ăn tinh bột, đường;
-
Ăn đúng bữa, đủ bữa và không bỏ bữa để ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết - hiện tượng này sẽ làm tăng biến chứng loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Người bệnh cần ý thức được mức giới hạn cho phép trong chỉ số đường huyết để kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả
Danh sách các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch dành cho bệnh nhân tiểu đường:
-
Bông cải xanh: giàu chất chống oxy hóa và nhiều vitamin C;
-
Đậu bắp: giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng sức đề kháng;
-
Cải bó xôi: chứa nhiều chất chống oxy hóa như carotenoids, flavonoids, vitamin E, vitamin C;
-
Khoai lang: có nhiều beta carotene, vitamin A và chống oxy hóa;
-
Hạt hạnh nhân: nhiều chất xơ, magnesium, manganese và vitamin E rất tốt cho hệ miễn dịch;
-
Hạt hướng dương: giàu vitamin E và chống oxy hóa;
-
Tỏi: dân gian rất hay dùng tỏi để chống cảm cúm, phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp;
-
Gừng: thực phẩm có ích trong việc kháng viêm;
-
Nghệ: nhờ đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả, nghệ cũng được bổ sung vào thức ăn để tăng cường hệ miễn dịch;
-
Nho đen và việt quất: khả năng chống oxy hóa cao nhờ có chứa anthocyanin. Một ngày bệnh nhân đái tháo đường nên ăn không quá một nắm tay hai loại quả này;
-
Trà xanh: giảm nhiễm khuẩn và ngừa oxy hóa rất tốt;
-
Cam và kiwi: nên ăn trực tiếp, không nên ép lấy nước. Đây là 2 loại quả dồi dào vitamin C, chống cảm cúm và tăng sức đề kháng cho cơ thể;
-
Cá: cá hồi, cá mòi,... rất nhiều fatty acids và omega-3.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, để đạt hiệu quả chăm sóc và theo dõi bệnh tiểu đường mùa dịch, người bệnh cần:
-
Tuân thủ chặt chẽ, nghiêm ngặt các nguyên tắc phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng;
-
Nếu đủ điều kiện sức khỏe cần thực hiện tiêm vaccine phòng Covid-19, vaccine cúm và viêm phổi phế cầu;
-
Nên tự chuẩn bị một máy thử đường huyết để sử dụng thường xuyên tại nhà;
-
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngừng thuốc để đảm bảo bệnh luôn được kiểm soát ngay cả trong mùa dịch;
-
Thực hiện các khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng kiểm soát lượng đường trong máu, vận động điều độ, uống đủ nước và ngủ đủ giấc từ 7 - 9 giờ mỗi ngày.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường
Thấu hiểu được nhu cầu theo dõi bệnh tiểu đường mùa dịch, BVĐK MEDLATEC đang tích cực áp dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm và thăm khám tại nhà. Nhờ đó, bệnh nhân tiểu đường và người mắc các bệnh lý khác có thể an tâm theo dõi tình trạng sức khỏe từ xa, xua tan nỗi lo về dịch bệnh. Quý bạn đọc nếu còn nhiều băn khoăn cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ ngay tới hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!