Các tin tức tại MEDlatec
Cao răng là gì và những điều nên biết về lấy cao răng
- 20/04/2022 | Lấy cao răng có cần thiết không và khi nào nên lấy?
- 07/09/2020 | Cao răng có hại như thế nào và các biện pháp phòng tránh
1. Cao răng là gì, vì sao phải lấy?
1.1. Như thế nào là cao răng?
Cao răng là gì có thể hình dung như sau: nó là một loại cặn cứng được lắng lại từ muối vô cơ và cặn mềm là các chất khoáng trong miệng và mảnh vụn thức ăn; xác tế bào biểu mô; sắt của huyết thanh; vi khuẩn;... bám chắc vào dưới bờ lợi hoặc bề mặt răng.
Cao răng bám chặt vào nướu
Quá trình hình thành cao răng diễn ra như sau: sau ăn khoảng 15 phút, một lớp màng mỏng sẽ bám vào bề mặt răng. Lớp màng này nếu không được làm sạch thì vi khuẩn sẽ xâm nhập và tích tụ, theo thời gian, nó dày lên tạo thành mảng bám. Lúc mảng bám còn mềm thì vẫn có thể loại bỏ được bằng chỉ nha khoa hoặc bàn chải nhưng khi nó đã đọng lại lâu, đã bị vôi hoá thì sẽ cứng và bám rất chắc, chỉ có dụng cụ chuyên dụng mới làm sạch được.
1.2. Vì sao lại phải lấy cao răng?
Lấy cao răng là việc nên làm và thực hiện định kỳ bởi cao răng tồn tại lâu ngày có thể gây ra nhiều hệ lụy không tốt. Vậy hậu quả của việc không lấy cao răng là gì?
- Độc tố của vi khuẩn tồn tại trong mảng cao răng rất dễ gây viêm. Phản ứng viêm này có thể trở thành tác nhân làm tiêu xương răng, khiến cho lợi bị mất chỗ bám nên răng ngày càng dài ra và lộ ra vùng xương răng không có sự bảo vệ bởi tổ chức xung quanh từ đó hình thành cảm giác ê buốt khó chịu.
- Cao răng càng tích tụ lâu càng khó loại bỏ, theo thời gian dễ dẫn đến sâu răng.
- Vi khuẩn từ mảng cao răng có thể gây kích ứng và khiến cho nướu răng bị hỏng và kết quả chính là sự tiến triển của bệnh nướu răng.
- Viêm nha chu do nhiễm trùng vi khuẩn và xuất hiện các túi ở giữa nướu với răng. Để chống lại viêm, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể và trộn lẫn chúng với vi khuẩn rồi đào thải ra ngoài. Quá trình này có thể khiến cho các mô giữ răng và xương bị hỏng.
2. Ai nên lấy/không nên lấy cao răng và lấy như thế nào?
2.1. Ai nên và không nên lấy cao răng?
Những trường hợp sau nên tiến hành lấy cao răng định kỳ:
Người đang bị viêm nha chu không nên lấy cao răng
- Chưa đến kỳ lấy cao răng nhưng đã có cao răng.
- Trên hoặc phía dưới nướu có nhiều vết dính và cao răng.
- Cao răng gây viêm nha chu, viêm nướu.
- Chỉ định lấy cao răng trước khi tẩy trắng răng, trám răng, nhổ răng,...
- Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước xạ trị hoặc phẫu thuật.
Biết được hậu quả của việc không lấy cao răng là gì chắc hẳn bạn sẽ ý thức được và chủ động thực hiện việc làm này. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên lấy cao răng, cụ thể là những trường hợp sau được khuyến cáo là không nên đi lấy cao răng:
- Đang bị viêm nướu hoặc viêm nha chu.
- Không thể há miệng được hoặc bị đau nhiều nếu há miệng lớn, miệng há quá nhỏ.
- Có thói quen thở miệng, không thể thở bằng mũi được.
- Bị bệnh tắc nghẽn đường hô hấp trên nên không dùng mũi để thở được.
- Bị viêm tủy cấp không thể chịu được nước lạnh hay độ rung của đầu dùng để lấy cao.
- Biến chứng nha chu do đái tháo đường.
- Mắc bệnh lây truyền qua đường nước bọt hoặc bệnh sốt xuất huyết.
- Bị rối loạn đông máu.
- Có bệnh lý thần kinh cơ nhưng không có khả năng kiểm soát hoặc không thể tự chủ được như: co giật cơ, động kinh,...
2.2. Quy trình lấy cao răng và một số lưu ý
Để lấy cao răng, nha sĩ sẽ dùng một loại máy bằng kim loại cầm tay có đầu trông giống như móc câu để cạo và loại bỏ sạch sẽ cao răng. Những người có quá nhiều cao răng dẫn đến bệnh nướu răng, nếu cần thiết, nha sĩ có thể sẽ yêu cầu lấy cao răng và bào chân răng để làm sạch sâu.
Thăm khám nha sĩ để được lợi ích của việc lấy cao răng là gì sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất
Như vậy, lấy cao răng sẽ giúp làm sạch mảng bám cứng ở bề mặt nướu, đem lại những lợi ích thiết thực cho vùng khoang miệng. Tuy nhiên, việc làm này không nên lạm dụng mà chỉ nên duy trì 3 - 6 tháng/lần. Nếu lấy cao răng quá nhiều lần rất dễ làm tổn thương răng.
Ngoài ra, với một số trường hợp, tùy theo thực tế sức khỏe răng miệng cũng như mức độ hình thành cao răng mà bác sĩ sẽ chỉ định về khoảng thời gian nên lấy cao răng:
- Với những người có sức khỏe răng miệng tốt, men răng sáng bóng, cao răng ít thì chỉ nên lấy 6 tháng/lần.
- Với những người dễ bị tích tụ mảng bám ở răng, có men răng sần sùi, hay uống cà phê hoặc trà, hay hút thuốc lá thì tốt nhất 3 - 4 tháng nên lấy cao răng một lần.
Sau khi lấy cao răng cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách vì lúc ấy men và mô nướu răng rất nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tích tụ thành mảng bám. Để tránh điều này, hãy:
- Tránh ăn thực phẩm quá lạnh hay quá nóng vì dễ làm tổn hại men răng, dễ gây ê buốt răng.
- Không dùng đồ uống có cồn, thực phẩm có màu sậm và nhiều axit, không hút thuốc lá.
- Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong đó chú trọng bổ sung hoa quả tươi và rau củ; không nên ăn đồ ăn quá dẻo hay mềm vì nó dễ bám vào răng từ đó hình thành mảng cao răng.
- Tối thiểu mỗi ngày đánh răng 2 lần.
- Thực hiện thao tác đánh răng đúng, không dùng bàn chải lông cứng, cần đặt bàn chải theo chiều xoay tròn hoặc dọc và không chải răng theo chiều ngang để tránh làm mòn men răng.
- Sau mỗi bữa ăn hãy dùng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng để loại bỏ mảng bám còn sót lại.
- Lấy cao răng định kỳ hoặc đúng lịch hẹn của bác sĩ nha khoa.
Những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu được tác hại của cao răng là gì khi lâu ngày không cạo, để chủ động bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Thực tế thì đây là một kỹ thuật đơn giản nhưng tốt nhất bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa với bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm và thiết bị hiện đại để tránh tình trạng ê buốt xảy ra sau khi lấy cao răng.
Chuyên khoa Răng hàm mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hệ thống thiết bị y khoa tiên tiến cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm là điểm đến tin cậy của đông đảo khách hàng trong suốt thời gian qua. Nếu bạn đang có nhu cầu lấy cao răng và cần tìm hiểu về dịch vụ này, hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, chuyên gia y tế của bệnh viện luôn sẵn lòng chia sẻ những thông tin hữu ích nhất để bạn hiểu và dễ dàng đưa ra quyết định chăm sóc nha khoa cho mình.
Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:
- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0969 789 888
- Website: meddental.vn
- Địa chỉ cơ sở:
- Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!