Các tin tức tại MEDlatec

Cập nhật chi phí ghép xương hàm mới nhất và quy trình thực hiện

Ngày 01/10/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân

Key chính:  Chi phí ghép xương hàm

Cập nhật chi phí ghép xương hàm cấy Implant và quy trình thực hiện

Chi phí ghép xương hàm bao nhiêu chắc hẳn là mối quan tâm của nhiều khách hàng khi thực hiện phương pháp trồng răng Implant. So với những kỹ thuật nha khoa thông thường, ghép xương hàm yêu cầu việc thăm khám, chẩn đoán và tiến hành phức tạp hơn. Trong bài viết sau đây, MEDDENTAL xin tổng hợp đến quý khách bảng giá ghép xương hàm mới nhất và các thông tin liên quan.

1. Vì sao phải ghép xương hàm?

Ghép xương hàm hay ghép xương răng hàm là kỹ thuật khá phổ biến trong nha khoa. Với kỹ thuật này, một lượng xương sẽ được bổ sung vào vị trí mà lớp xương tự nhiên trước nó bị mất đi.

Mô tả kỹ thuật ghép xương hàm

Nhờ đó, cấu trúc bộ hàm của người bị mất xương hầu như không bị ảnh hưởng. Kỹ thuật nha khoa này giúp cố định trụ Implant, hỗ trợ tái tạo xương hàm hiệu quả.

2. Trường hợp được chỉ định ghép xương hàm

Kỹ thuật ghép xương hàm trong nha khoa thường được chỉ định trong những trường hợp cụ thể dưới đây:

- Người bị mất răng, xương răng bị tiêu biến.

- Người bị nhiễm trùng răng dẫn đến tình trạng xương bị mất, tạo khuyết điểm gây mất thẩm mỹ.

- Người gặp tai nạn khiến răng bị gãy hoặc mất một phần.

- Người có xương răng mỏng, dễ bị gãy.

Người bị mất răng hàm thường được chỉ định trồng răng và có ghép xương hàm

Bên cạnh ứng dụng trong cố định trụ Implant, kỹ thuật ghép xương còn hỗ trợ phẫu thuật nha chu. Thông thường, sau khi phẫu thuật lật vạt và nạo vét túi nha chu, khách hàng có thể tiếp tục được chỉ định ghép xương, hỗ trợ củng cố răng.

3. Các phương pháp - kỹ thuật ghép xương hàm

Kỹ thuật ghép xương hàm ứng dụng trong nha khoa hiện nay được phân chia thành 4 phương pháp chính. 

3.1. Ghép xương tự thân - Autograft

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy xương ở vị trí khác bổ sung vào vị trí xương bị mất. Chẳng hạn, lấy xương mác tại chân để ghép vào vùng xương hàm đã mất.

Mô phỏng kỹ thuật ghép xương tự thân - Autograft

Ưu điểm của phương pháp ghép xương tự thân là phần xương ghép nối có độ tương thích cao. Tuy nhiên, việc phải thực hiện hai vùng phẫu thuật thường gây  đau, mệt mỏi cho bệnh nhân.

3.2. Ghép xương đồng loại - Allograft

Ở phương pháp ghép xương đồng loại, xương ghép vào vị trí xương bị mất đi được lấy của người khác. Trước khi tiến hành ghép, xương lấy của người khác ghép cho bệnh nhân, bác sĩ cần kiểm tra kỹ độ tương thích. Đồng thời, tiến hành khử trùng kỹ lưỡng bằng hóa chất y tế chuyên dụng.

3.3. Ghép xương dị loại - Xenograft

Với phương pháp dị loại, xương ghép cho bệnh nhân được lấy từ động vật khác. chẳng hạn như xương bò.

Cho đến nay, kỹ thuật ghép xương dị loại vẫn gây nhiều tranh cãi về mặt đạo đức cũng như khả năng tương thích. Nói chung, chỉ khi không thể áp dụng những phương pháp ghép xương khác, bác sĩ mới chỉ định kỹ thuật ghép xương dị loại.

Trước khi cấy ghép xương của động vật khác cho bệnh nhân, bác sĩ phải kiểm tra kỹ lưỡng khả năng tương thích. Ngoài ra, xương động vật ghép cho người cần qua xử lý chuyên nghiệp nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng cho người được cấy ghép.

3.4. Ghép xương tổng hợp - Synthetic Bone Graft

Khi áp dụng phương pháp ghép xương tổng hợp hay xương nhân tạo, bác sĩ có thể sử dụng loại xương tổng hợp từ Calcium Phosphate. Ưu điểm của kỹ thuật này là chi phí hợp lý, xương cấy ghép vào cơ thể khá an toàn, không gây nhiều tranh cãi như kỹ thuật ghép xương dị loại.

Xương nhân tạo sử dụng để cấy ghép gồm 2 loại chính. Đó là:

- Xương tự tiêu.

- Xương không thể tự tiêu.

4. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá ghép xương hàm

Chi phí ghép xương hàm cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như tình trạng mất xương, phương pháp cấy ghép áp dụng, số lượng răng cần ghép xương.

- Tình trạng mất xương: Nếu xương tại vị trí cần cấy ghép bị mất nhiều, chi phí ghép xương đương nhiên cao hơn. Bởi khi đó, bác sĩ phải tốn thời gian xử lý, lựa chọn chất liệu xương phù hợp để cấy ghép vào vị trí xương bị mất.

- Kỹ thuật cấy ghép áp dụng: Kỹ thuật ghép xương càng phức tạp thì chi phí khách hàng phải chi trả lại càng cao. Trong đó, chi phí ghép xương tự thân thường cao hơn các phương pháp còn lại.

- Số lượng răng cần ghép xương: Tình trạng mất xương có thể xảy ra ở một răng hoặc nhiều răng. Khi số lượng răng cần xử lý càng nhiều thì chi phí khách hàng phải chi trả lại càng cao.

5. Chi phí ghép xương hàm là bao nhiêu?

Chi phí ghép xương áp dụng tại từng cơ sở y tế luôn có chút chênh lệch nhưng không quá lớn. Trước khi lựa chọn dịch vụ cấy ghép xương hàm, bạn nên tham khảo bảng giá chi tiết tại mỗi đơn vị.

MEDDENTAL cung cấp dịch vụ nha khoa chất lượng

Nếu ghép xương hàm tại Hệ thống Nha khoa MEDDENTAL, bạn cần chi trả từ 4.000.000đ đến 8.000.000đ/chiếc răng, để được tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ với tổng đài của MEDDENTAL là 1900 4000 66.

6. Quy trình ghép xương hàm chuẩn y khoa

Quy trình ghép xương hàm thực hiện tại phần lớn cơ sở y tế hiện nay chủ yếu diễn ra theo 5 bước. Ở bài viết này, MEDDENTAL sẽ khái quát qua các bước ghép xương hàm sử dụng bột xương nhân tạo.

6.1. Bước 1: Khám tổng quát

Bác sĩ bắt đầu khám tổng quát để xác định tình trạng mất xương thông qua biện pháp soi chiếu, chụp X-Quang và quan sát thực tế. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định phương pháp ghép xương hàm phù hợp cho bệnh nhân.

6.2. Bước 2: Tiến hành gây tê hoặc gây mê

Trong quá trình thực hiện ghép xương hàm, bệnh nhân cần được gây tê hoặc gây mê để không cảm thấy đau đớn. Khi đó, bác sĩ sẽ dễ tiến hành cấy ghép xương hơn.

6.3. Bước 3: Tạo khung xương hàm cho vùng nhận

Sau khi gây mê, bác sĩ bắt đầu tiến hành tạo khung xương hàm cho vùng nhận bằng cách tạo vạt niêm mạc gồm 3 đường rạch:

- Đường rạch thứ nhất: Rạch quanh vị trí bị mất răng.

- Đường rạch thứ 2 và thứ 3: Tạo đáy hình thang, nhằm tạo không gian cho quá trình thao tác cấy ghép.

Trong quá trình thực hiện, bác sĩ cần dùng đến cây bóc tách chuyên dụng để tiến hành tạo màng niêm mạc, giúp phần xương lộ ra. Tiếp theo, bác sĩ sử dụng mũi khoan và bắt đầu khoan thủng phần vỏ xương. Từ đó, những điểm chảy máu cần thiết sẽ được tạo ra.

6.4. Bước 4: Đặt bột xương và tiến hành tạo màng

Bác sĩ bắt đầu trộn bột xương cùng nước muối sinh lý hoặc máu của người cần ghép xương. Tiếp đó, bác sĩ đặt bột xương vừa chuẩn vào vị trí bề mặt xương hàm và tiến hành tạo màng để che đi phần bột xương này.

Bước 5: Đóng vạt niêm mạc

Ở bước cuối cùng này, bác sĩ sẽ tiến hành khâu đóng vạt niêm mạc cho người vừa được ghép xương. Chảy máu nhẹ (dừng sau khoảng 30 phút), sưng tấy, cơ thể lên cơn sốt khoảng 38 độ C là những triệu chứng thường gặp khi bệnh nhân vừa được ghép xương xong.

Thực tế, ghép xương hàm là một kỹ thuật đòi hỏi tính chuyên môn rất cao, vậy nên, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Nha khoa MEDDENTAL trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC thực hiện. Khi đến với MEDDENTAL, khách hàng luôn nhận được sự hỗ trợ chu đáo bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm với bệnh nhân.

MEDDENTAL sở hữu cơ sở vật chất hiện đại như:

- Phòng phẫu thuật có gây mê, phòng chỉnh nha INVISALIGN gồm nhiều trang thiết bị hiện đại đảm bảo phục tốt nhất yêu cầu khám chữa của mọi khách.

- Hệ thống máy tiên tiến như máy chụp 3D CT Conebeam, máy nhổ răng Osstem SM3, máy chỉnh khớp cắn T-Scan,...

Trên đây là phần cập nhật chi phí ghép xương hàm mới nhất. Nếu có nhu cầu thăm khám, thực hiện thủ thuật nha khoa tại MEDDENTAL, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 4000 66 để đặt lịch khám và được tư vấn chi tiết hơn.

BS vân đã duyệt

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.