Các tin tức tại MEDlatec
Cây bông gạo và những công dụng đối với sức khỏe
Key: cây bông
Tít: Cây bông gạo và những công dụng đối với sức khỏe
Cây bông gạo là loại cây rất phổ biến ở Việt Nam. Loại cây này có thể cho bóng mát nhưng cũng là loại cây có công dụng điều trị nhiều loại bệnh. Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của loại cây này và gợi ý về một số bài thuốc trị bệnh từ cây bông gạo.
1. Một số đặc điểm của cây bông gạo
Cây bông gạo còn có nhiều tên gọi khác, chẳng hạn như cây hoa gạo, cây gạo, cây mộc miên. Cây có thể cao tới 15m và là cây có thể cho bóng mát. Phần thân cây có gai và những cành cây mọc ngang cùng với những chiếc gai hình nón. Cành non thường dày và không có gai.
Cây bông gạo rất quen thuộc ở Việt Nam
Lá cây thường mọc so le, kép chân vịt và thường rụng sớm. Hoa có màu đỏ và rất nhiều. Phần quả có hình thoi dài từ 8 đến 15cm, phía mặt trong có nhiều sợi bông. Hạt có hình trứng và xung quanh hạt thường có những lông dài và trắng mịn. Cây bông gạo thường ra hoa vào tháng 1 đến tháng 3 và có quả vào tháng 4. Ong mật và dơi là loài thụ phấn chính cho những bông hoa gạo. Vỏ của cây gạo có chứa chất nhầy và phần thân cây có chứa gôm.
Loại cây này thường mọc ở nhiều tỉnh miền Bắc của Việt Nam. Bên cạnh đó, một số quốc gia khác cũng có cây bông gạo chẳng hạn như Ấn Độ hay Indonesia và Trung Quốc.
Những bộ phận của cây bông gạo có thể sử dụng được có thể kể đến như phần vỏ, rễ, lá non, hoa và hạt, chất gôm từ cây gạo. Phần vỏ cây thường được cạo bỏ phần vỏ thô và gai, sau đó rửa sạch và thái nhỏ. Có thể phơi khô hoặc sấy phần vỏ này, sau đó giã nát.
Có thể ép hạt gạo để lấy dầu. Dầu gạo thường có màu vàng và có mùi vị khá dễ chịu. Tuy nhiên khi tiếp xúc với không khí, loại dầu này rất dễ bị ôi thiu. Dầu từ hạt của cây bông gạo có chứa acid oleic, steric, palmitic, acid béo rắn, acid béo lỏng, phytosterin và một số hoạt chất khác.
2. Cây bông gạo có những công dụng gì?
Theo Y học Cổ truyền, cây bông gạo có nhiều công dụng sức khỏe như sau:
- Phần hoa của cây bông gạo: Có tính bình, vị đắng, chát và hơi ngọt. Hoa của cây bông gạo có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, thu sáp và thông huyết.
Hoa gạo có màu đỏ
Khi những bông hoa gạo mới rụng xuống, không bị giập nát và còn nguyên vẹn, bạn có thể nhặt về, ngắt từng cánh hoa, sau đó phơi dưới nắng nhẹ hoặc cũng có thể mang đi sấy với nhiệt độ thấp để điều trị một số vấn đề sức khỏe như sau:
+ Dùng hoa của cây gạo để chữa mụn nhọt và tình trạng sưng tấy da: Cách thực hiện như sau: Dùng bông gạo tươi giã nát và đắp lên vùng da bị mụn nhọt và sưng tấy. Nên thực hiện đắp 1 đến 2 lần, tình trạng đau nhức sẽ giảm, hết sưng nhanh chóng.
+ Không những vậy, hoa của cây gạo còn được dùng để điều trị bệnh kiết ly, tiêu chảy. Đầu tiên, bạn lấy khoảng 20 đến 30g hoa gạo. Sau đó thực hiện thái mỏng, sao vàng và sắc cùng với 2 bát nước. Khi đun còn nửa bát thì tắt bếp. Sau đó chia thành 2 lần và uống trong ngày.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp hoa mộc miên cùng với rau má với tỷ lệ 1:1. Đem thái nhỏ 2 nguyên liệu này, phơi khô và sắc uống như hướng dẫn phía trên. Nếu khó uống, bạn có thể cho thêm một chút đường. Chia phần thuốc vừa sắc thành 2 phần và uống 2 lần trong ngày.
- Vỏ cây bông gạo: Đây cũng là một loại dược liệu quý. Trong phần vỏ của loại cây này có chứa chất nhầy. Theo kinh nghiệm dân gian, sử dụng vỏ cây bông gạo còn tươi, sau đó đem đi giã nát và dùng để bó vào phần xương gãy, sẽ giúp xương liền nhanh hơn.
Ngoài ra, cũng có thể dùng vỏ của thân cây gạo (khoảng 15 đến 20g) đem đi sao vàng và sắc lấy thuốc uống để cầm máu, ngậm để chữa đau răng, có tác dụng thông tiểu tiện khá hiệu quả.
- Hạt cây bông gạo: Trong hạt của cây bông gạo có chứa khoảng 20 đến 25% chất dầu có màu vàng và khá đặc. Phụ nữ vừa sinh con và ít sữa có thể dùng hạt cây bông gạo sắc uống để cải thiện lượng sữa.
- Tầm gửi cây bông gạo: Cây tầm gửi có thể sống ký sinh trên nhiều loại cây khác nhau. Tuy nhiên, những cây tầm gửi sống trên cây gạo lại có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như tác dụng điều hòa huyết áp, giải nhiệt và tốt cho những người đang gặp phải các bệnh lý về gan, thận.
3. Một số bài thuốc từ cây bông gạo
- Bài thuốc trị đau nhức chân răng: Chuẩn bị khoảng 15 đến 20g vỏ cây bông gạo. Sau đó, sắc lấy nước. Dùng phần thuốc thu được để ngậm và sau đó nhổ ra. Tình trạng đau nhức răng sẽ được cải thiện.
Cây bông gạo có thể dùng chữa đau răng
- Chữa đau gối và đau lưng: Bạn cần chuẩn bị khoảng 60g rễ cây bông gạo. Đem rửa sạch, sau đó sắc với khoảng 500ml nước. Đun cho đến khi còn lại một nửa lượng nước cho vào. Phần thuốc thu được chia làm 2 phần và uống trong ngày. Thực hiện 10 ngày liên tục để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Điều trị đau dạ dày: Bạn cần chuẩn bị khoảng 30g hoa gạo và 6g hoàng lực. Sắc lên và uống. Nên dùng liên tục trong khoảng 3 đến 4 tuần để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Cây bông gạo điều trị nhiều loại bệnh khác nhau
- Trị đau cơ, bong gân: Cần có một số thành phần như lá bưởi bung tươi và vỏ cây gạo. Có thể cho thêm một số nguyên liệu như lá xoan chồi, cây từ bi và ngải cứu và lòng trắng trứng. Cách thực hiện rất đơn giản như sau: Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch giã nát và thêm đồng tiện, rồi đắp vào nơi bị đau nhức.
- Điều trị tình trạng ho ra máu: Cần chuẩn bị nhựa cây bông gạo với lượng khoảng 1 đến 3g. Sắc uống hàng ngày.
- Chữa rối loạn tiêu hóa do ăn đồ lạnh, sống: Bạn dùng 30g hoa gạo, sắc cùng với 550ml, để lửa nhỏ cho đến khi cho còn 200ml. Sau đó, bạn chia thành 3 lần và uống hết trong ngày.
Cây bông gạo không chỉ có tác dụng lấy bóng mát mà nhiều bộ phận của cây có thể dùng để làm dược liệu điều trị bệnh. Tuy nhiên, những bài thuốc trên chỉ mang tính tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn, hạn chế tối đa những nguy cơ rủi ro vì sử dụng các bài thuốc chưa hợp lý.
BS Chỉnh đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!