Các tin tức tại MEDlatec
Cây đỏ ngọn: công dụng chữa bệnh và các bài thuốc thường dùng
- 30/08/2024 | Cây hoàn ngọc: Công dụng bất ngờ và lưu ý khi sử dụng
- 04/09/2024 | Cây đủng đỉnh: Dược liệu đa công năng cho sức khỏe
- 04/09/2024 | Cây rẻ quạt: Vị thuốc tốt ngay trong vườn nhà
- 18/09/2024 | Cây núc nác: công dụng chữa bệnh và các bài thuốc chi tiết
- 24/09/2024 | Cây tam thất - nhân sâm của người Việt
1. Đặc điểm sinh học cây đỏ ngọn
Cây đỏ ngọn (Cratoxylum formosum Dyer) thường mọc ở đồi, rừng, khu vực đầm lầy, ven sông, đất cát, đất sét. Chiều cao tối đa của cây khi trưởng thành có thể đến 45m. Vỏ cây đỏ ngọn có vảy, màu xám.
Hoa đỏ ngọn màu hồng nhạt, có mùi thơm thoang thoảng, nở thành cụm với 1 - 6 hoa, thường mọc ra từ cành cây đã trụi lá hoặc nách lá đã rụng. Khi hoa tàn sẽ cho ra quả hình elip, màu nâu sẫm. Quả đỏ ngọn chín tách ra thành 3 phần, bên trong chứa hạt có cánh.
Lá của cây khi còn non có màu hồng đỏ, rồi chuyển dần sang màu xanh lục ở giai đoạn trưởng thành.
Lá và hoa cây đỏ ngọn
Phân loại thực vật học xếp cây đỏ ngọn vào nhóm thực vật ăn được vì có thể dùng lá của loài cây này để ăn. Ở nước ta, có 5 loài đỏ ngọn khác nhau, loài có lá đỏ thường mọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Trên thế giới, cây đỏ ngọn chủ yếu được tìm thấy ở các nước châu Á: Thái lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin,...
2. Tác dụng chữa bệnh và các bài thuốc từ cây đỏ ngọn
2.1. Công dụng chữa bệnh của cây đỏ ngọn
Cây đỏ ngọn không chỉ được dùng như một loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày mà còn có thể dùng làm dược liệu để chữa bệnh. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm hoạt chất flavonoid, saponin, axit hữu cơ, tanin,… trong cây đỏ ngọn có thể tiêu diệt các gốc tự do, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa các nguy cơ xơ vữa động mạch, chống oxy hóa.
Kết quả từ nghiên cứu sử dụng dịch chiết lá đỏ ngọn trong xét nghiệm đông máu huyết tương cho thấy dược liệu này có tác dụng kháng đông, cải thiện lưu thông tuần hoàn, ngăn ngừa tình trạng rối loạn đông máu.
Đã có những công trình nghiên cứu ở Trung Quốc và Thái Lan cho thấy cây đỏ ngọn có thể chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do, có tiềm năng bảo vệ mạch máu trước nguy cơ tổn thương hoặc có tác động bất thường. Mặt khác, các thành phần có trong dược liệu này còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe hệ thần kinh, tăng khả năng hình thành các loại phản xạ có điều kiện.
Y học cổ truyền sử dụng dược liệu cây đỏ ngọn để chữa các vấn đề về sức khỏe như: thiếu máu cục bộ do chấn thương, sốc nhiễm trùng, bệnh tim mạch, suy giảm thính giác, bệnh tiểu đường, cao huyết áp,...
Ngoài ra, dùng lá cây đỏ ngọn tươi hàng ngày còn có thể chữa khó tiêu, đầy bụng, tiểu rắt, tiêu chảy, hen suyễn, nhiễm trùng do vi khuẩn,... Chất chiết xuất thô từ cây đỏ ngọn có khả năng kháng khuẩn, chống stress oxy hóa, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nhiều vấn đề về sức khỏe.
Nhìn chung, cây đỏ ngọn có thể sử dụng để làm dược liệu hỗ trợ điều trị các bệnh khác nhau như:
- Thiểu năng tuần hoàn não.
- Xơ vữa động mạch.
- Cải thiện trí nhớ.
- Bảo vệ tế bào não.
- Cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Tăng tuổi thọ, chống lão hóa.
- Phòng ngừa bệnh ung thư.
Tất cả bộ phận của cây đỏ ngọn đều có thể khai thác làm dược liệu. Tùy vào mục đích điều trị mà thầy thuốc sẽ bào chế dược liệu phù hợp, dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác.
2.2. Các bài thuốc chữa bệnh từ cây đỏ ngọn
Có rất nhiều bài thuốc sử dụng dược liệu cây đỏ ngọn để chữa bệnh, thông dụng nhất gồm:
Cây đỏ ngọn có thể chữa bệnh cảm lạnh
- Bài thuốc chữa cảm lạnh
Dùng hoa và lá của cây đỏ ngọn nấu sôi cùng lượng nước phù hợp trong 10 - 15 phút rồi để nguội và uống. Với cách này bạn có thể cải thiện các triệu chứng ngạt mũi, đau họng, sốt do cảm lạnh.
- Bài thuốc chống oxy hóa
Cách đơn giản nhất để dùng cây đỏ ngọn là dùng dược liệu phơi khô hoặc lá tươi hãm làm trà. Hãy dùng 1 - 2g lá cây hãm trong ấm nước sôi nhỏ trong khoảng 10 - 15 phút sau đó lấy phần nước để uống trong ngày.
- Bài thuốc giảm viêm da
Đun sôi vỏ và lá cây đỏ ngọn cùng với nước trong 15 - 20 phút sau đó lấy bông gòn sạch thấm phần nước này rồi lau rửa sạch vùng da bị viêm.
- Bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa
Dùng rễ và lá cây đỏ ngọn đun sôi cùng với nước trong khoảng 15 - 20 phút rồi để nước nguội thì chắt uống. Bài thuốc này giúp cải thiện tình trạng đau bụng do các vấn đề về tiêu hóa.
- Bài thuốc phòng thiếu máu não, cải thiện trí nhớ
Sử dụng 30g lá đỏ ngọn, 10g núc nác, 30g tầm gửi đỏ ngọn đem nấu sôi với nước, để nguội rồi chắt lấy nước uống từ từ trong ngày.
Cây đỏ ngọn được phơi khô, bảo quản để làm dược liệu trong các bài thuốc chữa bệnh
3. Những lưu ý khi sử dụng cây đỏ ngọn
Là thảo dược tự nhiên nên cây đỏ ngọn tương đối an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, trường hợp đang điều trị bằng thuốc tây hoặc có bệnh lý đặc biệt vẫn cần thận trọng khi sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này. Để đảm bảo an toàn với sức khỏe và tránh được các tương tác không đáng có, tốt nhất nên tham vấn ý kiến thầy thuốc đông y trước khi sử dụng.
Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc cao huyết áp, Aspirin không nên dùng cây đỏ ngọn để tránh nguy cơ đông máu, hạ huyết áp.
Nhìn chung, thảo dược cây đỏ ngọn có đặc điểm sinh học tương đối dễ nhận diện với chùm hoa màu hồng mọc ra từ nhánh cây trụi lá, lá tươi màu đỏ đặc trưng. Bên cạnh việc khai thác, sử dụng như một loại thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày, dược liệu này còn cải thiện chức năng hệ tim mạch, bảo vệ mạch máu và hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý.
Thông tin về dược liệu cây đỏ ngọn trên đây hy vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn khi tìm hiểu về các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu tự nhiên. Để đảm bảo hiệu quả chữa trị và tránh tác động tiêu cực đối với sức khỏe, tốt nhất bạn vẫn cần thăm khám và tư vấn từ thầy thuốc có chuyên môn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!