Các tin tức tại MEDlatec
Cây lá đắng có tác dụng gì?
- 30/11/2023 | Cây bọ mắm: đặc điểm dược liệu và công dụng chữa bệnh
- 29/08/2024 | Cây hoàn ngọc: Công dụng bất ngờ và lưu ý khi sử dụng
- 03/09/2024 | Cây đủng đỉnh: Dược liệu đa công năng cho sức khỏe
- 03/09/2024 | Cây rẻ quạt: Vị thuốc tốt ngay trong vườn nhà
- 17/09/2024 | Cây núc nác: công dụng chữa bệnh và các bài thuốc chi tiết
1. Đặc điểm và thành phần dưỡng chất của cây mật gấu
Cây lá đắng là dạng cây gỗ, phân thành nhiều nhánh và chiều cao của nó có thể lên đến 10m. Lá cây đơn mọc so le, cuống lá dài, phiến lá có hình trứng, hoa có màu trắng và thường mọc thành chùm. Loại cây này thường mọc ở những tỉnh miền núi phía bắc.
Cây lá đắng rất phổ biến ở các tỉnh miền núi nước ta
Bộ phận thường dùng của cây mật gấu là thân, rễ và lá mất gấu. Tuy nhiên, khi dùng phần lá cây thì bạn chỉ nên dùng theo dạng nước sắc hoặc nấu sôi mà không nên dùng lá cây sống như một loại rau.
Một số hoạt chất có trong cây lá đắng có thể kể đến như các loại vitamin, alkaloids, tannin, glycoside, flavonoid, acid phenolic, xanthone, các loại axit amin quan trọng,...
Loại cây này thường được dùng cho những trường hợp sau:
- Người mắc bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu, huyết áp cao.
- Người gặp phải một số bệnh lý về dạ dày, mắc bệnh sỏi mật.
- Đau lưng do thoái hóa hoặc các bệnh về khớp.
- Thừa cân, béo phì,
- Người thường xuyên uống bia rượu, mắc các bệnh về tiêu hóa,...
- Người bị ho lao, khạc ra máu.
- Bị viêm da, mụn nhọt.
2. Tác dụng của cây lá đắng
- Dưới đây là một số tác dụng của cây lá đắng:
+ Hỗ trợ điều trị các bệnh lý như bệnh xương khớp, bệnh tiểu đường, tiêu chảy, huyết áp cao, tình trạng rối loạn lipid máu, viêm đại tràng, viêm ruột,...
+ Bên cạnh đó, cây lá đắng còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bảo vệ thận, điều hòa huyết áp.
+ Cung cấp một lượng lớn các chất chống oxy hóa.
Loại cây này có nhiều công dụng cho sức khỏe
+ Giảm cholesterol xấu.
+ Trong cây lá đắng có chứa Andrographolide và labdane diterpenoid – đây là những dưỡng chất có thể phòng chống các gốc tự do hiệu quả, làm cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư.
+ Cây lá đắng có chứa các hợp chất như Lacton andrographolide hay glycosid và flavonoid có thể giúp giảm sốt hiệu quả.
+ Có chứa một lượng lớn chất xơ và giúp giảm cân hiệu quả.
+ Có tính kháng khuẩn, chống viêm nên có thể điều trị các bệnh lý về đường hô hấp hay các bệnh ngoài da do một số loại virus hoặc vi khuẩn, ký sinh trùng.
+ Do có chứa nhiều canxi, vitamin C, K,... nên loại cây này rất tốt cho xương khớp, giúp xương chắc khỏe hơn.
Cây lá đắng rất tốt cho xương khớp
+ Những chiết xuất từ cây lá đắng còn có thể được dùng để bảo vệ gan hoặc kết hợp với một số loại thuốc khác để điều trị kháng lao.
- Không chỉ Việt Nam mà một số quốc gia trên thế giới cũng sử dụng cây lá đắng để điều trị bệnh, chẳng hạn:
+ Ấn Độ: Sử dụng loại cây này để làm thuốc trị bệnh tiểu đường, HIV, giảm ho, hạ sốt, phát ban.
+ Congo: Ở quốc gia này, lá và vỏ rễ của loại cây này được dùng để chữa bệnh kiết lỵ, viêm gan, viêm dạ dày.
+ Nam Phi: Rễ của cây lá đắng được dùng để điều trị sán máng, hiếm muộn và tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
+ Khu vực Tây Phi: Lá của loại cây này thường được dùng để điều trị táo bón, giúp lợi tiểu, cải thiện tình trạng nhiễm trùng da, bệnh tiểu đường,...
3. Cách sử dụng cây lá đắng
Cây lá đắng có thể được dùng ở nhiều dạng khác nhau chẳng hạn như sắc lá tươi hoặc lá khô để uống, ngâm rượu lá đắng (mật gấu),...
Có thể sắc nước rễ, thân và lá cây để uống hàng ngày. Cách sắc thuốc cũng rất đơn giản. Khi rửa sạch tất cả nguyên liệu, bạn hãy đun sôi với tỷ lệ khoảng 20g lá tươi đun với 1 lít nước và nên đun khoảng 15 phút. Có thể uống hàng ngày để thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Loại nước này cũng được dùng để giải rượu.
Cách ngâm rượu với cây lá đắng: Đầu tiên, bạn cần rửa sạch lá và thái nhỏ. Sau đó phơi khô và ngâm vào rượu trong khoảng 15 ngày. Rượu sẽ dần chuyển thành màu đậm hơn. Loại rượu thuốc này có tác dụng rất hiệu quả trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa, tê thấp.
4. Những điều cần lưu ý
Tuy rằng, cây lá đắng có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nếu không sử dụng đúng cách có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Chính vì thế, khi dùng cây lá đắng, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Cần dùng cây lá đắng đúng cách
- Nếu mới sử dụng: Bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ và không nên tự ý ngừng đột ngột các loại thuốc điều trị đang sử dụng chẳng hạn như thuốc hạ huyết áp, hạ đường huyết,... Đồng thời, theo dõi chặt chẽ những thay đổi trên cơ thể, nếu có triệu chứng bất thường thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
- Hiện tại chưa có những thông tin ghi nhận các tác dụng phụ của cây lá đắng. Tuy nhiên, bạn vẫn không nên dùng thuốc với liều cao để phòng ngừa những rủi ro về sức khỏe.
- Tuy rằng, chưa rõ loại cây thuốc này có gây ra những tác dụng phụ gì cho phụ nữ mang thai không nhưng bạn nên cẩn trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang mang thai hoặc đang cho con bú.
- Một số tương tác có thể xảy ra: Những thành phần trong cây lá đắng có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị, các loại thực phẩm chức năng hay một số dược liệu khác. Chính vì thế, bạn không nên tự ý sử dụng mà cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ điều trị.
Những thông tin về cây lá đắng chỉ mang tính tham khảo. Nếu muốn sử dụng loại cây này để chăm sóc và nâng cao sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tự ý dùng các bài thuốc từ cây lá đắng sai cách có thể gây ra những hậu quả sức khỏe khôn lường.
Trường hợp có những triệu chứng bất thường kéo dài, bạn không nên chủ quan mà hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, giúp bệnh sớm cải thiện và phòng tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!