Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu cây sài đất có tác dụng gì
- 02/08/2024 | Cây sài đất có thể dùng chữa bệnh gì?
- 25/08/2024 | Điểm danh những loại trái cây chứa nhiều sắt cho bà bầu nên bổ sung
- 27/08/2024 | Cây ngân hạnh: Chi tiết công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ dân gian
- 27/08/2024 | Cây thầu dầu tía: Thảo dược quý từ tự nhiên
- 31/12/2023 | Cây xạ đen có mấy loại, công dụng là gì?
1. Một số đặc điểm sinh học của cây sài đất
Cây sài đất là dạng thân thảo mọc bò, thân có chiều dài cao nhất đạt khoảng 40cm. Thân cây có màu xanh và được phủ một lớp lông màu trắng. Lá cây sài đất ló lông ở cả hai mặt, hình bầu dục, mọc đối xứng, có răng cưa to ở mép. Bề mặt lá có nhiều gân với 1 gân chính ở giữa và nổi rõ ở cả 2 mặt lá.
Hoa sài đất mọc ở ngọn cành hoặc nách lá, gồm nhiều cánh màu vàng tươi. Quả sài đất nhỏ và không có lông ở vỏ.
Cây sài đất thuộc dòng thân bò, hoa màu vàng mọc ở ngọn cành hoặc nách lá
2. Cách khai thác, sơ chế và dùng dược liệu sài đất
- Bộ phận dùng: có thể dùng toàn bộ cây sài đất để làm dược liệu.
- Thu hái và sơ chế: bất cứ thời điểm nào trong năm cũng có thể thu hái cây sài đất để làm dược liệu nhưng thời điểm cho dược tính cao nhất là khi cây ra hoa vào tháng 4 - 5. Khi thu hái chỉ nên cắt sát gốc để cây tiếp tục phát triển sau đó và đem về dùng ở dạng tươi hoặc khô đều được.
- Bảo quản: nếu dùng dược liệu dạng tươi thì nên rửa sạch, để ráo rồi dùng ngay. Nếu dùng dược liệu khô thì nên bảo quản trong túi nilon kín và để nơi khô thoáng để dược liệu không bị nấm mốc.
- Cách dùng: tùy vào mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu này để đắp ngoài da, nấu nước tắm hoặc sắc uống. Liều lượng sử dụng cũng phụ thuộc vào từng bài thuốc chữa trị.
3. Để chữa bệnh, cây sài đất có tác dụng gì?
3.1. Thành phần hóa học
Muốn biết cây sài đất có tác dụng gì trong việc chữa bệnh thì trước tiên cần biết đến thành phần hóa học của dược liệu này. Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng, sài đất có chứa các thành phần như: Saponin, Tanin, Mucin, Pectin, Cellulose, Lignin, chlorophylle 1 3.75%, caroten 14%, phytosterol 3.75%,...
3.2. Tác dụng chữa bệnh của cây sài đất
Y học cổ truyền cho biết, sài đất là dược liệu chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, chữa được nhiều bệnh. Dược liệu này có tính mát, vị chua ngọt, giải độc và thanh nhiệt hiệu quả.
Y học hiện đại chỉ ra rằng, cây sài đất nhiều tinh dầu, axit norwedelic, dimethyl wedelolacton, muối vô cơ, saponin triterpen,... nên có nhiều công dụng chữa bệnh:
3.2.1. Trị rôm sảy
Khi nói đến vấn đề cây sài đất có tác dụng gì, điều đầu tiên cần nhắc đến chính là khả năng trị rôm sảy ở trẻ nhỏ. Rất nhiều người không lạ lẫm gì với bài thuốc tắm lá sài đất cho con khi trẻ bị nổi rôm.
Cách trị rôm sảy từ cây sài đất rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch và vò nát một nắm dược liệu này rồi đun lấy nước tắm cho trẻ là được. Sau khi tắm xong cần dùng nước sạch dội lại và lau khô người cho trẻ.
Chữa bệnh rôm sảy là một trong các câu trả lời cây sài đất có tác dụng gì
3.2.2. Trị mụn
Do tính mát và công dụng thanh nhiệt giải độc nên cây sài đất cũng có thể dùng để trị mụn bằng cách kết hợp với một số loại thảo dược khác để sắc nước uống kết hợp với tắm nước sài đất. Muốn mụn nhanh xẹp có thể giã nát sài đất và đắp lên nốt mụn.
3.2.3. Thanh nhiệt thải độc
Muốn thanh nhiệt giải độc có thể dùng sài đất để ăn như ăn rau sống hàng ngày. Trong bữa ăn này nên có thêm các loại thực phẩm khác để đa dạng nguồn dinh dưỡng cho cơ thể mát hơn, giúp gan được loại bỏ bớt độc tố. Lưu ý, mỗi ngày không nên ăn quá 200g sài đất để tránh gặp phải tác dụng phụ.
3.2.4. Chống ung thư
Trên phương diện chống ung thư, cây sài đất có tác dụng gì? Đây là dược liệu có đặc tính chống viêm, giàu các hợp chất có khả năng ngăn cản sự phát triển và tăng sinh của tế bào ung thư như: flavonoid, saponin triterpene, diterpenes, phytosteroid.
3.2.5. Chữa lành vết thương
Tiến hành thử nghiệm sử dụng chiết xuất lá sài đất trên các vết thương hở, mô bị rạch hoặc cắt bỏ cho thấy kết quả về khả năng cầm máu, thời gian biểu mô hóa hoàn toàn và tốc độ co lại của vết thương. Điều này cho thấy lá sài đất có thể đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương.
Lá sài đất giúp vết thương trên da nhanh lành hơn
3.2.6. Kháng khuẩn, kháng viêm
Chiết xuất từ lá cây sài đất có tiềm năng như một chất kháng khuẩn có công dụng điều trị bệnh truyền nhiễm gây nên bởi vi khuẩn. Dịch chiết methanol trong lá cây sài đất chứa hoạt chất kháng khuẩn có thể chống lại 3 vi khuẩn gram dương và 3 vi khuẩn gram âm.
Dịch chiết này có hoạt tính kháng khuẩn với tế bào vi khuẩn, khả năng kháng vi khuẩn Gram dương thường cao hơn.
4. Lưu ý khi sử dụng dược liệu cây sài đất
Mặc dù thông tin trên đây có thể giúp bạn biết được cây sài đất có tác dụng gì nhưng để đảm bảo tránh được tác dụng phụ và đạt được hiệu quả chữa bệnh phù hợp thì người bệnh cần có chỉ định từ thầy thuốc chuyên môn. Trước khi dùng đường uống hay đắp trên diện rộng, nên lấy một ít nước chiết từ cây sài đất bôi ra cổ tay, chờ 1 ngày, nếu không thấy da có biểu hiện dị ứng thì mới nên sử dụng.
Rất dễ nhầm cây sài đất và cây lỗ cúc địa nên cần nhận biết đúng để dùng đúng dược liệu, kết hợp đúng thuốc. Cây lỗ cúc địa có hoa vàng nhạt chứ không đậm màu như hoa sài đất, lá cây cũng ngắn hơn. Để đảm bảo không chọn nhầm dược liệu, bạn nên mua thuốc tại các địa chỉ uy tín.
Một số thành phần trong thực phẩm chức năng, thuốc Tây y có thể tương tác với một số loại thuốc mà bạn đang dùng. Vì thế, khi chữa bệnh bằng dược liệu này bạn nên thông báo với thầy thuốc Đông y để có cách khắc phục.
Mong rằng nội dung bài viết trên đây có thể giúp bạn biết được cây sài đất có tác dụng gì để sử dụng đúng mục đích, khai thác tối đa hiệu quả của dược liệu để bảo vệ an toàn cho sức khỏe của mình.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!