Các tin tức tại MEDlatec

Cha mẹ lo lắng: Cần chuẩn bị gì trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng?

Ngày 26/04/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Trẻ nhỏ cần tiêm chủng nhiều loại vắc xin để phòng ngừa những bệnh thường gặp và nguy hiểm nhất. Song trẻ nhỏ rất nhạy cảm với các yếu tố lạ nên có thể gặp những phản ứng quá mức khi tiêm phòng. Vậy cần chuẩn bị gì trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho trẻ?

1. Tầm quan trọng của việc tiêm chủng ở trẻ

Các bệnh do vi sinh vật gây ra chiếm chủ yếu trong các bệnh mà con người gặp phải, nó vô cùng đa dạng và phức tạp do có nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh với đặc điểm sinh tồn, phát triển khác nhau. Trong đó, virus là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý cấp tính nguy hiểm, khó điều trị do khả năng khỏi bệnh phụ thuộc phần lớn vào hệ miễn dịch.

Trẻ em là đối tượng cần tiêm phòng nhiều loại vắc xin

Với bệnh do virus gây ra, các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng hỗ trợ, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch sản xuất được kháng thể kháng kháng nguyên trên bề mặt virus, virus sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt và không còn khả năng gây bệnh. Tuy nhiên cơ thể cần một khoảng thời gian nhất định để hình thành kháng thể.

Ở các đối tượng bị suy giảm miễn dịch hoặc hệ miễn dịch kém, quá trình tạo kháng thể này thường diễn ra lâu hơn. Vì thế nguy cơ virus nhân lên, bệnh tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe là rất cao.

Phát triển ra vắc xin là thành tựu to lớn của y học, giúp con người phòng ngừa bệnh chủ động nhờ vào hoạt động của hệ miễn dịch. Việc tiêm vắc xin được thực hiện chủ yếu ở trẻ nhỏ do trẻ có hệ miễn dịch kém, dễ mắc bệnh truyền nhiễm và nguy cơ biến chứng cao. Hầu hết loại vắc xin khi tiêm đủ liều ở trẻ nhỏ sẽ tạo kháng thể suốt đời giúp chống lại bệnh.

Tiêm vắc xin giúp tạo kháng thể chủ động kháng bệnh

2. Cần chuẩn bị gì trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng cha mẹ đã biết chưa?

Chuẩn bị tốt cho trẻ trước khi đi tiêm chủng đem lại nhiều lợi ích bao gồm: giảm phản ứng và nguy cơ sốc phản vệ nguy hiểm sau khi tiêm chủng, tăng cường hiệu quả tiêm phòng bằng việc tạo kháng thể tốt hơn, giúp trẻ có tâm lý tốt và tiêm phòng diễn ra nhanh chóng hơn.

Vậy cần chuẩn bị gì trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng để đạt được những mục tiêu này? Cha mẹ và người chăm sóc cần lưu ý chuẩn bị những điều sau trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng:

2.1. Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ

Hiệu quả của tiêm vắc xin cũng như đảm bảo an toàn sau khi tiêm, trẻ phải trong tình trạng sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý hoặc gặp phải tình trạng như:

  • Sốt trung bình hoặc cao trong 3 ngày gần đây, nhất là sốt ở thời điểm ngay trước khi tiêm chủng.

  • Trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn hoặc các bệnh lý khác đang điều trị.

  • Trẻ đang mắc bệnh cấp tính, có biểu hiện mệt mỏi, sổ mũi, tiêu chảy, sốt cao, ho,…

  • Trẻ mắc bệnh dị ứng hoặc bệnh gây suy giảm miễn dịch.

Trẻ đang sốt nên hoãn lịch tiêm chủng

Nếu trẻ có tình trạng sức khỏe không đảm bảo, cần lùi lịch tiêm chủng để thực hiện trong trạng thái trẻ tốt nhất. Nếu cha mẹ không chắc chắn tình trạng sức khỏe của trẻ có nên tiêm chủng hay không, hãy tham khảo thêm với các bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

2.2. Ghi nhớ các thông tin sức khỏe của trẻ

Các thông tin sức khỏe của trẻ giúp bác sĩ quyết định trẻ có nên tiêm phòng vắc xin hay không và nếu có thì cần lưu ý gì, cần lùi thời gian hay không. Dưới đây là những thông tin sức khỏe ở trẻ mà cha mẹ cần ghi nhớ:

  • Các loại thuốc đang hoặc đã sử dụng trong vòng 2 tuần gần đây vì một số thuốc có thành phần tương tác, ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin.

  • Trẻ dị ứng hoặc từng có phản ứng quá mẫn với một số loại thuốc, thức ăn hay sau khi tiêm ở lần trước đó. Những thông tin này giúp bác sĩ lựa chọn vắc xin cũng như theo dõi chặt chẽ hơn sau tiêm chủng ngừa biến chứng.

2.3. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho trẻ trước khi tiêm

Hầu hết phụ huynh trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng đều có thắc mắc, trẻ trước khi tiêm có được ăn không, nếu có thì nên ăn uống gì với mức độ thế nào? Thực tế, trước khi tiêm trẻ vẫn có thể ăn uống như bình thường. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, trẻ không nên ăn hoặc uống quá no hoặc quá đói trong tình trạng hạ đường huyết.

Cần chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ sau tiêm chủng

Nếu trẻ đang bú mẹ, người mẹ cũng cần lưu ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp sữa nuôi dưỡng cho trẻ tốt hơn, bảo vệ bản thân và trẻ tốt hơn khỏi nguy cơ mắc bệnh.

2.4. Vệ sinh thân thể sạch sẽ

Mặc dù tiêm chủng chỉ dùng 1 mũi tiêm nhỏ, đâm vào tĩnh mạch dưới da cánh tay nên thường không gây tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên vết thương hở này có thể bị nhiễm trùng từ vi khuẩn cơ thể hoặc vật dụng tiếp xúc.

Để hạn chế nguy cơ này, trẻ nên được tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc trang phục đơn giản và dễ thao tác.

3. Theo dõi trẻ sau tiêm chủng thế nào?

Trẻ sau khi tiêm phòng bất cứ loại vắc xin nào cũng nên ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút. Các trẻ có triệu chứng lạ hoặc tình trạng sức khỏe không tốt nhưng buộc phải tiêm chủng cần theo dõi y tế nghiêm ngặt hơn.

Cơ sở tiêm chủng có trang bị nhân lực cũng như thiết bị kỹ thuật để cấp cứu nhanh, hiệu quả cho các trường hợp sốc sau tiêm. Vì thế cha mẹ nên chọn cơ sở y tế tốt, trang bị đẩy đủ dịch vụ trong đó có cấp cứu tốt cho trẻ bị sốc phản vệ sau khi tiêm nhằm bảo vệ sức khỏe trẻ tốt hơn.

Sau khi tiêm, hầu hết trẻ sẽ gặp phải một số phản ứng tại chỗ như: Chảy máu nhẹ, sưng đau tại vị trí tiêm, tình trạng này sẽ biến mất sau một vài ngày. Ngoài ra, các triệu chứng như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy,… cũng có thể xuất hiện, cần theo dõi chặt chẽ và đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu chúng không thuyên giảm sau nhiều ngày.

Trẻ sau tiêm chủng nên ở lại cơ sở y tế 15 - 30 phút để theo dõi

Cần chuẩn bị gì trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng là vấn đề cha mẹ nào cũng phải nắm được, nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ cũng như đạt hiệu quả phòng ngừa bệnh tốt hơn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.