Các tin tức tại MEDlatec
Chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp: Những điều cha mẹ nên biết để đảm bảo an toàn cho con
- 31/01/2024 | Tiêu chảy do virus Rota ở trẻ và những điều cha mẹ cần ghi nhớ
- 29/02/2024 | Lá ổi chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh có được không?
- 25/12/2024 | Mẹ cho con bú bị tiêu chảy cần làm gì?
1. Khái quát về nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ
1.1. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị tiêu chảy cấp?
tiêu chảy cấp là hiện tượng trẻ đi đại tiện lỏng, nước xảy ra đột ngột và kéo dài trong thời gian ngắn, với số lần đi đại tiện > 3 lần trong 24 giờ. Tình trạng này có thể gây mất nước nhanh chóng nên nếu không được xử lý kịp thời sẽ dễ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Muốn chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp đúng cách, trước tiên, cha mẹ cần biết lý do vì sao con gặp phải tình trạng này. Các nguyên nhân chính khiến trẻ bị tiêu chảy cấp ở trẻ, bao gồm:
- Nhiễm khuẩn Salmonella, E. coli hoặc virus Rota.
- Ngộ độc thực phẩm do trẻ ăn phải thực phẩm kém vệ sinh.
- Dị ứng thực phẩm như sữa bò, trứng, hải sản có vỏ,… khiến hệ tiêu hóa bị kích thích dẫn đến tiêu chảy.
- Thay đổi khẩu phần ăn hoặc thói quen dinh dưỡng đột ngột.
Nhiễm khuẩn E. coli thường gặp ở trẻ bị tiêu chảy cấp
1.2. Dấu hiệu gặp phải ở trẻ bị tiêu chảy cấp
Cha mẹ nên lưu ý một số dấu hiệu cảnh báo tiêu chảy cấp sau đây để giúp con có phương án can thiệp kịp thời:
- Đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước nhiều lần trong ngày.
- Trẻ bị mất nước với các biểu hiện: môi khô, mắt lõm, thường xuyên khát nước, từ chối tham gia hoạt động thường ngày vì quá mệt mỏi.
- Sốt.
- Đau quặn bụng.
- Nôn nhiều lần.
2. Cách chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp an toàn
2.1. Theo dõi và chăm sóc tại nhà
Trong quá trình chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp tại nhà, cha mẹ cần quan tâm và thực hiện tốt các việc:
2.1.1. Theo dõi các biểu hiện của con
Khi phát hiện con có dấu hiệu tiêu chảy, cha mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng của trẻ và ghi nhớ các thông tin sau để cung cấp cho bác sĩ khi cần: đặc điểm của phân khi trẻ đại tiện, số lần đi ngoài, dấu hiệu mất nước (môi khô, da khô, mắt trũng, khát nước),...
2.1.2. Bù nước và điện giải cho trẻ
Trẻ bị tiêu chảy cấp cũng dễ gặp tình trạng mất nước và rối loạn điện giải. Vì thế, khi chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp, cha mẹ cần bù nước và điện giải cho con. Trẻ nên được uống nước đun sôi để nguội và dung dịch điện giải pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất, uống từ từ từng ngụm nhỏ và uống nhiều lần trong ngày.
Bổ sung nước và điện giải đúng cách sẽ tránh có tác dụng ngăn ngừa tình trạng mất nước và tái cân bằng điện giải cho cơ thể của trẻ.
Nếu trẻ đang bú mẹ thì mẹ cần tăng tần suất cho con bú vì sữa mẹ vừa là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ vừa giúp trẻ được cải thiện miễn dịch khi bị tiêu chảy.
Trẻ bị tiêu chảy cấp cần được cha mẹ bổ sung nước và điện giải
2.1.3. Điều chỉnh chế độ ăn cho con
Trẻ bị tiêu chảy cấp nên được ăn món ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng để tái tạo năng lượng giúp cơ thể nhanh hồi phục và không gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ ăn súp rau củ, cháo loãng, chuối, táo nấu chín và các loại thực phẩm ít chất béo.
Trong thời gian bị tiêu chảy cấp, trẻ không nên ăn đồ có gia vị cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn quá ngọt vì chúng dễ tăng kích thích cho hệ tiêu hóa.
2.1.4. Đảm bảo tốt khâu vệ sinh cá nhân
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, cha mẹ cần đảm bảo trẻ luôn được vệ sinh tay và đồ dùng cá nhân sạch sẽ. Sau khi thay tã hoặc sau khi cho trẻ ăn, cha mẹ cần rửa tay bằng xà phòng thật kỹ trong ít nhất 20 giây.
Các loại đồ dùng cá nhân, đồ chơi của trẻ cũng cần được làm sạch, khử trùng thường xuyên để tránh sự phát tán của vi khuẩn và virus. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần đảm bảo cho trẻ một không gian sống sạch sẽ, lưu thông không khí tốt để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
2.2. Can thiệp y tế
Khi đã thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp tại nhà như trên nhưng trẻ gặp phải các tình trạng sau, cha mẹ nên cho con đến khám bác sĩ Nhi khoa ngay:
- Trẻ ngưng uống nước hoặc không thể ăn uống được.
- Trẻ có biểu hiện mất nước nghiêm trọng như da kém đàn hồi, mắt lõm, môi khô nứt, lờ đờ,...
- Sốt cao kéo dài hoặc co giật.
- Tiêu chảy liên tục nhiều giờ liền mà không có dấu hiệu giảm bớt.
Thăm khám bác sĩ Nhi khoa giúp trẻ được đánh giá đúng tình trạng tiêu chảy, tìm ra nguyên nhân để có phác đồ điều trị phù hợp.
Sau khi được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn, cha mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về liều dùng thuốc và chế độ ăn uống cho trẻ. Việc tự ý ngưng thuốc hay thay đổi liều dùng sẽ khiến trẻ có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm.
Trong thời gian điều trị theo phác đồ của bác sĩ, cha mẹ vẫn cần theo dõi tình trạng của con, nhất là tần suất tiêu chảy, khả năng uống nước, thay đổi thân nhiệt,... để báo với bác sĩ can thiệp nếu có biểu hiện bất thường.
Cha mẹ nên khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp an toàn
Cha mẹ biết chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp đúng cách sẽ giúp con nhanh chóng hồi phục, tránh được các biến chứng nguy hiểm như mất nước hoặc bị suy dinh dưỡng kéo dài.
Nếu nghi ngờ con có dấu hiệu tiêu chảy cấp nhưng không biết cách xử trí thể nào, làm sao chẩn đoán đúng, cha mẹ có thể liên hệ ngay Hotline 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Bằng cách này, cha mẹ sẽ được tư vấn, hỗ trợ y tế nhanh chóng để yên tâm về sự an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!