Tin tức
Tiêu chảy do virus Rota ở trẻ và những điều cha mẹ cần ghi nhớ
- 14/02/2022 | Bệnh tiêu chảy do virus Rota là gì? triệu chứng và cách phòng ngừa
- 27/02/2020 | Có nên cho trẻ uống vắc xin Rota ngừa tiêu chảy cấp không?
- 06/04/2020 | Trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus có đáng lo ngại hay không?
- 23/10/2021 | Tiêu chảy rota là gì? Phương pháp điều trị bệnh như thế nào?
- 08/02/2023 | Có nên tiêm phòng rotavirus không? Tác dụng của vắc xin rota là gì?
1. Triệu chứng bệnh tiêu chảy do virus Rota
Nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ, trong đó virus Rota được là nguyên nhân gây bệnh phổ biến. Khi mắc bệnh, trẻ có thể gặp phải những biểu hiện như sau:
Virus Rota là nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến
- Nôn ói: Triệu chứng này xuất hiện trước triệu chứng tiêu chảy trong khoảng 6 đến 12 tiếng và có thể diễn ra trong vài ngày. Những ngày đầu, trẻ thường bị nôn rất nhiều. Tuy nhiên, khi có biểu hiện tiêu chảy thì tình trạng nôn sẽ dần thuyên giảm.
- Sốt: Có thể sốt nhẹ, sốt vừa hay sốt cao và tình trạng sốt thường xuất hiện trong những ngày đầu tiên khởi phát bệnh. Nếu để sốt quá cao, trẻ có thể bị co giật.
- Tiêu chảy: Là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần trong một ngày. Phân của trẻ có thể chuyển màu xanh. Càng ngày tình trạng tiêu chảy càng nghiêm trọng và sau từ 4 đến 8 ngày, mức độ tiêu chảy sẽ giảm dần.
- Đau bụng: Đây cũng là một triệu chứng có thể gặp phải ở những tiêu chảy.
Nếu chăm sóc và điều trị cho trẻ đúng cách thì bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu không xử trí kịp thời, trẻ có thể gặp nguy hiểm, bị suy dinh dưỡng, kiệt sức, thậm chí có thể gây tử vong.
2. Những lưu ý khi trẻ bị tiêu chảy do virus Rota
Nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng và rất lúng túng không biết xử trí như thế nào khi trẻ bị tiêu chảy do virus Rota. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần ghi nhớ:
2.1. Cần điều trị cho trẻ càng sớm càng tốt và thường xuyên theo dõi trẻ
Khi nghi ngờ trẻ có những biểu hiện tiêu chảy, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để trẻ được thăm khám và điều trị.
Trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh cần được điều trị sớm
Các bậc phụ huynh cần hiểu rõ rằng, không phải tất cả những trẻ bị tiêu chảy do virus Rota đều phải nhập viện điều trị. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện nghi ngờ, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện. Sau đó, bác sĩ sẽ thăm khám để xác định trẻ có cần nhập viện hay không hoặc có thể chăm sóc, điều trị tại nhà được không.
Thông thường, trường hợp nặng thì trẻ sẽ cần nhập viện để được các nhân viên y tế chăm sóc. Còn đối với những ca bệnh nhẹ, trẻ không cần nhập viện, bác sĩ sẽ trực tiếp hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ tại nhà.
Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, mẹ cần thường xuyên theo dõi trẻ, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu sau, mẹ cần cho con tái khám sớm:
+ Trẻ thường xuyên khát nước, khô miệng.
+ Trẻ bị mất nước với biểu hiện mắt trũng và khóc không có nước mắt.
+ Trong phân có máu.
+ Trẻ đau bụng và hay quấy khóc.
+ Nôn nhiều.
+ Sốt cao.
2.2. Bù điện giải Oresol đúng cách
Bù điện giải Oresol cho trẻ là phương pháp điều trị rất quan trọng. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều phụ huynh chưa biết cách bổ sung điện giải cho con, pha thuốc sai cách, dẫn đến triệu chứng bệnh nặng hơn, mất nước nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến hôn mê và những hậu quả khôn lường.
Bạn nên pha theo đúng hướng dẫn in trên bao bì của nhà sản xuất. Nên pha bằng nước đã được đun sôi và để nguội. Không pha thuốc với nước nóng, nước trái cây hoặc sữa. Khi cho trẻ uống, mẹ nên cho trẻ uống bằng từng thìa nhỏ.
2.3. Không cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy nếu không có chỉ định của bác sĩ
Khi thấy trẻ đi ngoài liên tục, nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng và đã tự ý đi mua thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ. Đây là thói quen xấu, cần phải loại bỏ ngay.
Mẹ cần chăm sóc trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Việc tự ý cho con dùng thuốc cầm tiêu chảy sẽ khiến cơ thể không thể đào thải được những chất độc hại hay virus ra ngoài cơ thể mà còn khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn, trẻ có thể bị chướng bụng, nôn nhiều và gặp phải những biến chứng nghiêm trọng khác.
2.4. Không cho trẻ ăn kiêng khem quá mức
Khi con tiêu chảy do virus Rota, nhiều bậc cha mẹ thường bắt trẻ ăn kiêng quá mức vì lo ngại tình trạng tiêu chảy sẽ nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, điều này chưa hoàn toàn đúng. Mẹ nên duy trì chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cho bé. Không nên kiêng khem quá mức cho trẻ để tránh tình trạng sụt cân. Mẹ có thể điều chỉnh chia nhỏ bữa ăn của con, mỗi bữa ăn của trẻ có thể cách nhau khoảng 2 tiếng.
- Nếu trẻ còn đang bú mẹ: Cần cho trẻ bú như bình thường và cần tăng cữ bú cho trẻ.
+ Nếu trẻ lớn hơn mẹ không nên bắt trẻ ăn kiêng mà hãy để trẻ ăn như bình thường. Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý nấu chín kỹ các món ăn, cho trẻ ăn khi đồ ăn còn nóng và nên nấu những món ăn dạng mềm cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho trẻ ăn những loại quả chín như chuối, xoài,... Tránh cho trẻ ăn những thức ăn như rau cần, ngô, măng,... Đồng thời không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt có gas, các loại nước ép hoa quả công nghiệp.
Cho trẻ đi khám sớm để được điều trị kịp thời
Bệnh tiêu chảy do virus Rota là bệnh không thể xem thường. Nếu không xử trí đúng cách, trẻ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Hi vọng với những thông tin nêu trên, bạn đã biết cách xử trí khi trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, đều quan trọng là hãy phòng ngừa bệnh cho trẻ bằng cách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân cho trẻ. Với những trẻ lớn hơn 2 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ uống vắc xin Rota để giảm nguy cơ biến chứng khi mắc bệnh.
Nếu trẻ có triệu chứng nghi ngờ bệnh và có nhu cầu đặt lịch khám cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!