Các tin tức tại MEDlatec
Chạy thận nhân tạo: Khi nào cần thực hiện? Cần lưu ý những gì?
- 18/07/2022 | Chạy thận là gì và quy trình chạy thận như thế nào?
- 01/08/2023 | Chi phí chạy thận có đắt không? Khi nào thì phải chạy thận?
- 01/12/2023 | Cầu tay chạy thận: Kéo dài sự sống cho bệnh nhân suy thận
- 01/09/2023 | Chạy thận nhân tạo là gì? Bệnh nhân cần lưu ý điều gì khi chạy thận
1. Khi nào cần chạy thận nhân tạo?
Phương pháp chạy thận nhân tạo được thực hiện để giúp cơ thể người bệnh có thể duy trì huyết áp ổn định, cân bằng giữa chất lỏng và các khoáng chất trong cơ thể. Máu của người bệnh sẽ được dẫn ra bộ lọc của máy chạy thận. Tại đây, các chất độc hại và chất thải trong máu sẽ được lọc sạch. Sau đó, máu đã được lọc sạch sẽ được đưa trả về cơ thể.
Chạy thận nhân tạo thường được áp dụng trong những trường hợp sau:
- Người bị suy thận giai đoạn cuối, nhất là khi mức lọc cầu thận đã bị suy giảm nghiêm trọng, thấp hơn 15 ml/ph/1.73 m2. Tình trạng suy thận nghiêm trọng khiến cho chất độc bị tích tụ trong cơ thể và đây là thời điểm bệnh nhân cần được chạy thận để duy trì các hoạt động sống. Với người suy thận và mắc kèm theo bệnh tiểu đường thì việc chạy thận nhân tạo thường được thực hiện sớm hơn những đối tượng bệnh nhân khác.
Chạy thận nhân tạo là cách giúp bệnh nhân kéo dài sự sống
- Ngoài ra, những trường hợp suy thận cấp, ngộ độc, dùng quá liều thuốc,... cũng là những đối tượng cần được chạy thận nhân tạo.
2. Biến chứng chạy thận nhân tạo
Đây là phương pháp điều trị bệnh rất hiện đại, giúp bệnh nhân có thể kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng sống. Tuy nhiên, chạy thận nhân tạo cũng có thể gây ra một số biến chứng như sau:
- Hạ huyết áp: Đây là tai biến có thể xảy ra ở khoảng 20 đến 30% người bệnh được lọc thận. Có thể xảy ra khi người bệnh dùng thuốc hạ huyết áp trước khi chạy thận. Ngoài ra những người bị thận đồng thời mắc các bệnh tim mạch cũng dễ bị hạ huyết áp khi chạy thận
- Chuột rút.
- Buồn nôn và nôn.
- Đau ngực, đau lưng: Thường gặp ở những trường hợp dùng bộ lọc lần đầu hoặc do người bệnh bị thiếu máu cơ tim.
Nếu có bất thường, người bệnh cần thông báo ngay tới bác sĩ điều trị
- Ngứa: Đây là biểu hiện cho thấy người bệnh bị dị ứng với một số chất trong dịch lọc.
Người bệnh được chạy thận nhân tạo cần được theo dõi chặt chẽ. Nếu có bất cứ dấu hiệu khác thường nào trong quá trình chạy thận, cần liên hệ ngay đến các nhân viên y tế để được xử trí kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên đặc biệt tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống. Người bệnh không nên uống quá nhiều nước, không nên ăn nhiều muối và kali và chỉ nên bổ sung vừa đủ lượng chất đạm cần thiết cho cơ thể.
Người bệnh cũng cần được kiểm tra cân nặng hàng ngày để bác sĩ có thể xác định lượng dịch đang bị dư thừa trong cơ thể. Điều này rất cần thiết và hữu ích đối với việc chạy thận, giúp người bệnh có thể loại bỏ dịch thừa ra bên ngoài. Khi đã chạy thận, bệnh nhân sẽ phải phụ thuộc vào phương pháp này suốt đời. Vì thế, bệnh nhân sẽ cần sắp xếp công việc để đảm bảo có thể duy trì việc chạy thận.
3. Lưu ý về chế độ ăn giữa các đợt chạy thận nhân tạo
Như đã nêu trên, việc chạy thận nhân tạo có thể gây ra những tác dụng phụ và biến chứng nhất định. Do đó, người bệnh cũng cần khoảng vài tháng để thích nghi với phương pháp điều trị này. Để hạn chế tối đa nguy cơ tai biến khi chạy thận, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và duy trì chế độ ăn uống phù hợp.
Những loại thực phẩm người bệnh nên hạn chế ăn như sau:
-Thực phẩm có chứa nhiều muối: Nếu ăn quá nhiều muối sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thận và gây khó khăn cho quá trình lọc máu. Do đó, giữa các đợt chạy thận và trong quá trình điều trị, bệnh nhân không nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều natri (muối), bao gồm những thực phẩm sau:
+ Các loại đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, chẳng hạn như thịt nguội, thịt hộp, gà muối, thịt nướng,...
Người bệnh chạy thận nhân tạo không nên ăn thịt nướng
+ Mắm chẳng hạn như mắm cá, mắm tép,.. Người Việt có thói quen dùng mắm trong các bữa ăn. Tuy nhiên, người chạy thận nhân tạo không nên ăn mắm.
+ Người bệnh cũng nên hạn chế ăn các món kho, chẳng hạn như thịt kho, cá kho,...
+ Đố uống: Không nên dùng các loại đồ uống được quảng cáo là bù muối khoáng cho cơ thể.
- Phốt pho có thể gây rối loạn chuyển hóa canxi, không tốt cho thận. Một số loại thực phẩm nhiều phốt pho mà bạn nên tránh như sau:
+ Da, ruột của cá, lợn, gà hay các loại gia cầm khác.
+ Sữa.
Lòng đỏ trứng là loại thực phẩm không phù hợp với người chạy thận
+ Các loại hạt.
+ Hoa quả sấy khô.
+ Các loại đồ uống có ga.
Ngoài những thực phẩm cần hạn chế ăn, bạn cũng nên bổ sung một số loại thực phẩm phù hợp với thể trạng sức khỏe, đặc biệt là thực phẩm giàu sắt, nguyên nhân là do người bệnh suy thận rất dễ bị thiếu máu Một số loại thực phẩm có chứa nhiều sắt có thể kể đến như hạt mắc ca, ức gà bỏ da.
Người bệnh chạy thận nhân tạo cũng nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều protein, tuy nhiên không nên bổ sung quá nhiều. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung vitamin bằng viên uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về vấn đề chạy thận nhân tạo. Nếu có bất cứ vấn đề bất thường xảy ra khi chạy thận, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ. Bên cạnh đó, nếu cần được tư vấn về chế độ ăn phù hợp để hỗ trợ quá trình chạy thận, bạn có thể nhờ đến chuyên gia dinh dưỡng.
Nếu có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh về thận, bạn có thể đến Chuyên khoa Tiết niệu của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, phòng ngừa nguy cơ suy thận nghiêm trọng.
Để được đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!