Các tin tức tại MEDlatec
Chi phí xét nghiệm tiểu đường và các thông tin cần lưu ý trước khi xét nghiệm
- 10/11/2024 | Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường dễ làm và kiểm soát bệnh hiệu quả
- 11/11/2024 | Que test tiểu đường: Dùng như thế nào? Cần chú ý những gì?
- 27/11/2024 | Xét nghiệm HbA1C là gì và có vai trò như nào với người bệnh tiểu đường?
1. Ai cần thực hiện xét nghiệm tiểu đường?
Bệnh tiểu đường thường phát triển âm thầm, đôi khi không có triệu chứng rõ rệt, nhưng hậu quả của nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan của cơ thể như: thận, tim mạch, hệ thần kinh, mắt,... Bằng cách xét nghiệm định kỳ, người bệnh có thể phát hiện sớm những bất thường về đường huyết và đưa ra các biện pháp kiểm soát kịp thời.
Chi phí tiểu đường ở mức hợp lý, phù hợp để mọi đối tượng người bệnh có thể thực hiện
Xét nghiệm tiểu đường không chỉ cần thiết cho những ai đã có dấu hiệu bệnh, mà còn quan trọng với nhiều nhóm người có nguy cơ cao và cần kiểm soát sức khỏe chặt chẽ. Những người trong nhóm này bao gồm:
- Người trên 45 tuổi: Tuổi tác làm tăng nguy cơ tiểu đường type 2, nên những người từ trung đến cao tuổi cần kiểm tra tiểu đường định kỳ.
- Người có tiền sử gia đình mắc tiểu đường: Tiểu đường có xu hướng di truyền, nên những ai có người thân mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao hơn.
- Người thừa cân, béo phì: Cân nặng dư thừa, đặc biệt là mỡ thừa ở vùng bụng, làm tăng nguy cơ kháng insulin và phát triển tiểu đường type 2.
- Phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ: Những phụ nữ từng mắc tiểu đường khi mang thai có nguy cơ cao hơn mắc tiểu đường sau sinh.
- Người có lối sống ít vận động hoặc ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn nhiều đường, chất béo, cùng với thói quen ít vận động làm gia tăng nguy cơ tiểu đường.
Thực hiện tiểu đường không chỉ giúp xác định tình trạng sức khỏe hiện tại mà còn là bước chủ động để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh lâu dài. Đặc biệt, đối với những ai có nguy cơ cao, xét nghiệm định kỳ sẽ là cách bảo vệ sức khỏe chủ động, giảm thiểu nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
2. Các xét nghiệm tiểu đường phổ biến hiện nay
Hiện nay, một số xét nghiệm tiểu đường đang được áp dụng phổ biến giúp phát hiện bệnh và đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết. Mỗi loại xét nghiệm đều có mục đích và ứng dụng riêng, giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị chính xác.
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói (FPG): Đây là xét nghiệm cơ bản nhất để kiểm tra mức đường huyết sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ. Nếu kết quả đường huyết cao hơn mức bình thường, người bệnh có thể xác định bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
- Xét nghiệm HbA1c: Còn gọi là xét nghiệm đường huyết trung bình trong 2-3 tháng. Đây là phương pháp quan trọng để đánh giá mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường dài hạn. Chỉ số HbA1c từ 6,5% trở lên cho thấy bạn bị tiểu đường.
- Xét nghiệm dung nạp glucose (OGTT): Được thực hiện bằng cách đo lượng đường huyết lúc đói và đo đường huyết 2 giờ sau khi được uống dung dịch gồm 75gram hòa tan trong 250ml nước. Xét nghiệm này được chỉ định khi bệnh nhân có yếu tố nguy cơ đái tháo đường, nhưng đường huyết lúc đói bình thường, hay ở bệnh nhân có rối loạn đường huyết đói, khi tầm soát đái tháo đường ở phụ nữ có thai.
- Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Được thực hiện bất kỳ lúc nào trong ngày, không cần nhịn ăn. Đây là phương pháp nhanh chóng để phát hiện tiểu đường, tuy nhiên, kết quả cần phải được xác nhận lại bằng các xét nghiệm khác.
Xét nghiệm HbA1c đánh giá mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường dài hạn
Mỗi xét nghiệm tiểu đường có những ưu điểm riêng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại xét nghiệm phù hợp.
3. Chi phí xét nghiệm tiểu đường
Xét nghiệm tiểu đường là một trong những xét nghiệm căn bản, có mức chi phí phù hợp với số đông người dân.
Mặc dù có sự biến động tùy theo từng loại xét nghiệm và tùy từng cơ sở y tế thực hiện, nhưng nhìn chung, chi phí xét nghiệm tiểu đường hiện nay chỉ đang dao động từ 100.000 đồng - 500.000 đồng.
Mặc dù chi phí có thể thay đổi tùy thuộc vào địa phương và các dịch vụ đi kèm, nhưng xét nghiệm tiểu đường là một khoản đầu tư rất xứng đáng, giúp bạn phát hiện bệnh sớm và kiểm soát đường huyết hiệu quả, kịp thời ngăn chặn bệnh tiến triển.
4. Một số thông tin cần lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường
Trước khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng bạn cần chuẩn bị để đạt kết quả chính xác:
- Chuẩn bị trước xét nghiệm: Xét nghiệm tiểu đường yêu cầu nhịn ăn từ 8-12 giờ, vì vậy hãy đảm bảo làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thông báo tình trạng sức khỏe: Nếu bạn đang sử dụng thuốc hoặc có bệnh lý nền, hãy thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh xét nghiệm phù hợp.
- Chọn cơ sở y tế uy tín: Lựa chọn các bệnh viện hoặc phòng khám đáng tin cậy như Hệ thống Y tế MEDLATEC để đảm bảo chất lượng xét nghiệm và kết quả chính xác.
MEDLATEC cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà tiện lợi cho khách hàng
Hệ thống Y tế MEDLATEC cung cấp các dịch vụ xét nghiệm tiểu đường nói riêng cũng như các dịch vụ xét nghiệm khác nói chung 1 cách chính xác và nhanh chóng, cùng với đội ngũ chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm. Ngoài việc thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, mang đến sự tiện lợi tối đa cho bạn, đặc biệt là những người bận rộn hoặc không thể đến trực tiếp cơ sở y tế. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại và quy trình xét nghiệm chuẩn xác, các xét nghiệm tại MEDLATEC cho kết quả nhanh chóng và đáng tin cậy.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đăng ký dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 hoặc đặt lịch qua ứng dụng My Medlatec.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!