Các tin tức tại MEDlatec
Chỉ số BMI là gì? Những điều bạn cần lưu ý về chỉ số BMI
- 06/07/2020 | Cách tính và ý nghĩa của chỉ số BMI trong đánh giá tình trạng cơ thể
- 16/03/2020 | Chỉ số BMI tiết lộ bí mật gì về cơ thể bạn?
- 18/08/2020 | Tầm quan trọng và cách duy trì chỉ số BMI lý tưởng
- 06/03/2020 | Cùng tìm hiểu giải đáp chỉ số BMI là gì?
1. Giúp bạn hiểu hơn về BMI là gì?
Chắc chắn, chúng ta đã từng nghe qua về chỉ số này, tuy nhiên không phải ai cũng có những hiểu biết cụ thể về chúng. BMI là từ viết tắt của Body Mass Index - một chỉ số được sử dụng để kiểm tra về khối cơ thể.
Chỉ số BMI là chỉ số khối cơ thể
Chúng được bắt nguồn từ các quốc gia Châu Âu vào những năm đầu tiên của thế kỷ 19. Sau một thế kỉ, chỉ số này dần trở nên phổ biến hơn. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều biết và quan tâm tới chỉ số BMI.
Hiểu đơn giản, thông qua chỉ số khối cơ thể, chúng ta sẽ nhận biết được 1 người có bị suy dinh dưỡng hay béo phì hay không. Nhiều người thường cho rằng chỉ cần đo trực tiếp lượng mỡ của cơ thể là bạn sẽ nắm rõ về chỉ số khối cơ thể. Trên thực tế, chúng được đo gián tiếp, tính toán thông qua một phương trình xác định. Như vậy, chỉ số này thường là những con số gần đúng.
2. Chỉ số BMI cho biết điều gì về cơ thể chúng ta?
Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó là chỉ số khối cơ thể cho biết vấn đề gì? Chúng có vai trò như thế nào đối với việc theo dõi sức khỏe của mọi người?
Có thể nói, chỉ số này giúp chúng ta xác định cân nặng bao nhiêu là khỏe mạnh, là tốt nhất. Nếu chỉ số khối cơ thể của bạn cao hoặc thấp hơn nhiều so với bình thường, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và thay đổi chế độ ăn uống phù hợp nhất nhé!
Tốt nhất, mỗi người nên quan tâm tới chỉ số BMI của bản thân mình bởi vì chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và sức khỏe. Ngày nay, khá nhiều bạn tìm hiểu và theo dõi sát sao chỉ số khối cơ thể bên cạnh các chuyên gia nghiên cứu. Đây là việc làm tốt, thể hiện sự quan tâm đối với sức khỏe của chính bản thân mình.
3. Công thức tính BMI có phức tạp không?
3.1. Công thức tính chung
Như đã phân tích ở trên, chúng ta không thể đo, kiểm tra trực tiếp BMI mà phải dựa vào một phương trình đã được xác định sẵn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết về công thức dùng để tính toán chỉ số khối cơ thể. Nếu bạn còn chưa biết, hãy tìm hiểu ngay nhé!
Chúng ta nên tìm hiểu kỹ về cách tính BMI
Nhìn chung, công thức tính được áp dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới đó là: thương số của cân nặng với bình phương của chiều cao. Có thể nói, công thức tính chỉ số BMI tương đối đơn giản, bất cứ ai cũng có thể tính toán được nếu biết chiều cao và cân nặng.
Công thức: BMI = m/h^2, trong đó:
-
m: cân nặng (đơn vị kg).
-
h: chiều cao (đơn vị m).
Song, số liệu thu được thường là con số gần đúng chứ không phải chính xác hoàn toàn. Bạn hãy chú ý tới vấn đề này khi nhận xét về chỉ số khối cơ thể nhé!
3.2. Đơn vị đo BMI là gì?
Khi tìm hiểu về cách tính BMI, chúng ta không thể bỏ qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về đơn vị đo lường thường dùng. Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá chính xác về chỉ số trên. Trong khi tính toán, mọi người hãy lưu ý về đơn vị đo lường nhé!
Hiện nay, đơn vị đo lượng của chỉ số khối cơ thể tại các quốc gia trên thế giới có sự khác biệt. Mọi người cần lựa chọn các đơn vị đo lường chiều cao, khối lượng phù hợp và có sự tương thích với nhau.
Ví dụ như khi bạn đo chiều cao bằng đơn vị mét (m), thì cân nặng nên sử dụng đơn vị kg. Trong khi đó, nếu đo chiều cao theo đơn vị là inch, mọi người nên đo lường cân nặng bằng pound nhé! Nếu sử dụng đơn vị đo không phù hợp, chỉ số BMI thu được thiếu tính chính xác. Đặc biệt, 1 BMI nguyên tố được tính bằng thương của chỉ số BMI tính theo đơn vị kg/m2 và số 25.
Ở Việt Nam hiện nay, chỉ số này thường được quy đổi theo đơn vị là kg/m2, nếu muốn so sánh chỉ số khối cơ thể giữa các quốc gia trên thế giới, bạn đừng quên để ý đến đơn vị đo, quy đổi chúng về một đơn vị thống nhất nhé! Đừng để những nhầm lẫn nhỏ ảnh hưởng tới kết quả đo lường cuối cùng.
4. Phân loại chỉ số BMI
4.1. Chỉ số BMI bao nhiêu là bình thường?
Nhiều bạn thắc mắc chỉ số BMI bao nhiêu là bình thường?
BMI được sử dụng để kiểm tra xem bạn đang rơi vào tình trạng béo phì hoặc suy dinh dưỡng hay không? Nghiên cứu về chỉ số khối cơ thể thực sự có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Bởi vì, vóc dáng, trọng lượng của chúng ta là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe và tuổi tác.
Hiện nay, các quốc gia cực kỳ quan tâm tới chỉ số BMI, bởi vì họ mong muốn người dân của mình sở hữu thể trạng cơ thể tốt nhất. Vậy bạn có biết chỉ số này thường dao động trong khoảng bao nhiêu hay không?
Theo nghiên cứu và công bố của tổ chức Y tế Thế giới WHO (World Health Organization), một người sở hữu chỉ số khối cơ thể ổn định khi chúng rơi vào khoảng từ 18.5 - 24.99. Bạn hãy lưu ý về những con số này để biết cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp nhất.
4.2. Chỉ số BMI của những người béo phì
Trong khi đó, những người có chỉ số trên lớn hơn mức 30 thì họ phải đối mặt với tình trạng béo phì. Đây là vấn đề đáng báo động, bạn nên nghe lời tư vấn của bác sĩ để điều chỉnh cân nặng phù hợp.
Trên thực tế, béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng, nguy hiểm liên quan tới tim mạch. Đối với các bạn có chỉ số đạt ngưỡng 40, điều này có nghĩa tình trạng béo phì của họ cực kỳ nghiêm trọng. Lúc này, bạn không thể chủ quan, bỏ qua việc giảm cân, duy trì mức cân nặng ổn định.
Dựa vào chỉ số BMI bạn sẽ biết mình có đang rơi vào tình trạng thừa cân không?
4.3. Chỉ số BMI của những người suy dinh dưỡng
Nếu chỉ số BMI của bạn thấp hơn mức 18.5, nhiều khả năng bạn đang rơi vào tình trạng thiếu cân, suy dinh dưỡng. Đối tượng này thường không sở hữu sức khỏe dẻo dai, ổn định. Họ rất dễ bị ốm vặt, không đủ sức lực để lao động với cường độ cao.
Điều này khiến họ gặp nhiều thiệt thòi trong đời sống hàng ngày cũng như khi tìm kiếm việc làm. Các quốc gia nên quan tâm nhiều hơn tới chỉ số khối cơ thể của người dân, đặc biệt là những đối tượng có chỉ số khối cơ thể tương đối thấp. Bởi vì, chúng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển về kinh tế của quốc gia đó.
5. Đặc điểm thường gặp của BMI
5.1. Sự chênh lệch giữa nam giới và nữ giới
Bên cạnh việc tìm hiểu cách tính BMI và hướng dẫn phân loại chỉ số trên, một vấn đề nhiều bạn quan tâm đó là chỉ số BMI có những đặc điểm đặc trưng nào? Đây là chủ đề mà mọi người nên biết để tránh những nhầm lẫn khi so sánh chỉ số này ở những độ tuổi và giới tính khác nhau. Thậm chí, ở những khu vực khác biệt trên thế giới, con số cũng có sự chênh lệch nhất định.
Đầu tiên, các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ số khối cơ thể giữa nam giới và nữ giới có sự khác biệt nhau. Như bạn đã biết, cân nặng tiêu chuẩn của nam và nữ thường có sự khác nhau rõ rệt. Trong khi đó, cân nặng là một trong hai cơ sở quan trọng để xác định BMI, bởi vậy mới có chênh lệch giữa hai giới.
Cụ thể, đối với nữ giới, họ được xếp vào tình trạng thiếu hụt cân nếu chỉ số này nhỏ hơn 18. Trong khi đó, với nam giới, chỉ số khối cơ thể thấp hơn 20 sẽ được đánh giá là bạn đang bị thiếu cân, suy dinh dưỡng.
Ngược lại, tiêu chí để đánh giá nguy cơ béo phì ở đàn ông và đàn bà là giống nhau. Nếu chỉ số kể trên vượt ngưỡng 30, chứng tỏ họ đang đối mặt với tình trạng béo phì, thừa cân và cần có lộ trình điều chỉnh cân nặng an toàn, phù hợp.
5.2. Sự chênh lệch giữa các độ tuổi khác nhau
Khi so sánh chỉ số BMI giữa các đối tượng thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, chúng ta cũng cần lưu ý đặc biệt. Bởi vì có sự chênh lệch giữa các độ tuổi với nhau, đặc biệt là người từ 2 - 20 tuổi.
Các độ tuổi khác nhau thường có chỉ số khối cơ thể chênh lệch nhau
Các bậc phụ huynh cần tham khảo lời khuyên, tư vấn của bác sĩ để biết được chỉ số khối cơ thể của trẻ nhỏ bao nhiêu là tốt? Đây là cơ sở để bạn theo dõi quá trình phát triển của con trẻ, biết cách chăm sóc bé tốt nhất.
Nếu con rơi vào tình trạng béo phì hoặc suy dinh dưỡng, cha mẹ cần chủ động đưa ra các biện pháp, xây dựng lộ trình phù hợp. Nhờ vậy chúng ta có thể duy trì cân nặng ổn định cho bé, hạn chế tác động xấu tới quá trình phát triển của trẻ.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong độ tuổi dậy thì, các em bé gái thường có lượng mỡ trong cơ thể cao hơn hẳn so với bé trai. Có thể là do nữ giới bước vào độ tuổi dậy thì sớm hơn so với nam. Bạn đừng lo lắng quá về vấn đề này nhé, đây chỉ là một hiện tượng bình thường.
6. Những lợi ích tuyệt vời khi duy trì chỉ số BMI ở mức ổn định
Từ việc nghiên cứu về chỉ số BMI chúng ta nhận ra rằng chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi người. Chỉ số này có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chúng ta. Việc theo dõi sát sao BMI cũng là một cách giúp bạn nắm được tình trạng hiện tại của bản thân.
Thực tế đã chứng minh rằng, nếu một người sở hữu chỉ số khối cơ thể quá cao, họ phải đối mặt với nhiều căn bệnh nghiêm trọng do béo phì hoặc thừa cân gây ra. Cụ thể, một số bệnh lý thường xuất hiện như: bệnh tim mạch, bệnh liên quan tới khớp, tiểu đường hoặc nguy cơ mắc bệnh vô sinh khá cao.
Nếu duy trì chỉ số khối cơ thể ở mức ổn định, cơ thể của bạn sẽ khỏe mạnh, dẻo dai hơn nhiều. Đặc biệt, chúng ta hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh lý do thừa cân, béo phì hoặc suy dinh dưỡng, không đủ sức khỏe.
Nếu sở hữu chỉ số BMI ổn định, bạn sẽ có vóc dáng đẹp, sức khỏe tốt
Hy vọng rằng mọi người sẽ dành nhiều sự quan tâm hơn tới việc duy trì chỉ số trên, thường xuyên cập nhật các thông tin có liên quan để chăm sóc sức khỏe tốt, hiệu quả nhất.
7. Ưu nhược điểm khi sử dụng BMI
Để đánh giá về tình trạng cân nặng của mình, chúng ta có thể dựa vào nhiều loại chỉ số khác nhau. Trong đó, BMI là một trong những chỉ số được sử dụng phổ biến, rộng rãi nhất. Vậy chỉ số này mang tới những ưu điểm, nhược điểm như thế nào trong quá trình sử dụng để đánh giá về thể trạng, cân nặng của mọi người?
7.1. Ưu điểm của chỉ số BMI
Chắc hẳn khá nhiều bạn thắc mắc không biết tại sao chỉ số BMI lại phổ biến và được sử dụng nhiều đến vậy? Thực tế, đây là bộ công cụ tính toán đảm bảo tính chính xác và dễ thực hiện. Chỉ với những thông số cơ bản, phương trình tính toán đơn giản, bạn có thể nắm được tình trạng cân nặng của bản thân mình.
Bên cạnh đó, việc tính toán cho chỉ số này khá nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều thời gian. Chính vì thế, ngày nay chỉ số khối cơ thể được sử dụng rộng rãi và phổ biến tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Dựa vào chỉ số khối cơ thể, chúng ta rất dễ dàng theo dõi, kiểm soát tình trạng cân nặng của bản thân. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng béo phì, thừa cân hoặc suy dinh dưỡng, hãy lên kế hoạch luyện tập, ăn uống phù hợp để cải thiện vóc dáng và sức khỏe của bản thân nhé!
7.2. Nhược điểm của chỉ số BMI
Tuy nhiên, chỉ số BMI vẫn còn một số nhược điểm nhỏ, chúng chưa thực sự phản ánh hết các vấn đề có liên quan tới cân nặng của mỗi người. Cụ thể, chỉ số khối cơ thể chỉ sử dụng hai dữ liệu chính để tính toán, đó là cân nặng và chiều cao.
Vận động viên thể hình không nên sử dụng chỉ số BMI để theo dõi cân nặng
Đó là lý do vì sao chỉ số này không cho biết chính xác lượng chất béo có trong cơ thể của mỗi người là bao nhiêu. Trên thực tế, nhiều bạn sở hữu chỉ số khối cơ thể ở mức ổn định tỏ ra khá chủ quan, họ cho rằng cân nặng và sức khỏe đều tốt. Song, họ vẫn chưa nắm được lượng chất béo trong cơ thể, đây là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe trong tương lai.
Tốt nhất, mọi người không chỉ quan tâm theo dõi BMI, chúng ta cũng nên tìm hiểu và kiểm soát lượng chất béo trong cơ thể mình thường xuyên nhé!
Một lưu ý nho nhỏ đó là chỉ số này thường không áp dụng đối với vận động viên thể hình hoặc người phụ nữ đang mang thai. Những đối tượng này tuân theo một số tiêu chuẩn riêng, điển hình. Nếu sử dụng chỉ số khối cơ thể để so sánh, theo dõi cân nặng và sức khỏe thì kết quả thu được không phù hợp, không đảm bảo tính chính xác.
Như vậy, chúng ta nên chú ý về đối tượng có thể áp dụng công thức tính BMI để đảm bảo hiệu quả khi theo dõi, so sánh về tình trạng cân nặng nhé!
8. Một số yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng và chỉ số BMI
Nếu muốn điều chỉnh chỉ số BMI duy trì ở mức ổn định, trước tiên, chúng ta cần nắm được một số yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng nói chung và chỉ số BMI nói riêng. Đây là cơ sở quan trọng giúp bạn lên kế hoạch xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất.
Đầu tiên, cân nặng tăng cao có thể là do lượng calo dư thừa trong cơ thể của chúng ta, đặc biệt là những người trong độ tuổi trưởng thành. Thông thường, khi ăn uống, mọi người không quan tâm nhiều tới việc tính toán lượng calo nạp vào cơ thể. Họ có xu hướng bổ sung quá nhiều calo, hậu quả là bạn trở nên béo phì, thừa cân.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số BMI và cân nặng của bạn
Thực tế, tình trạng rối loạn gen di truyền có thể ảnh hưởng tới cân nặng của chúng ta. Một số người đối mặt với hiện tượng thừa cân, béo phì, trong khi đó nhiều bạn bị suy dinh dưỡng. Bạn nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân và xin lời khuyên của bác sĩ để điều chỉnh cân nặng ổn định nhé!
Bên cạnh đó, chỉ số BMI có xu hướng gia tăng ở người cao tuổi hoặc phụ nữ sau khi sinh. Nguyên nhân là do trong những giai đoạn này, con người tăng cân khá nhanh, khó kiểm soát và gặp nhiều khó khăn để trở về cân nặng như ban đầu.
Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về các yếu tố này, chúng ta có thể điều chỉnh cân nặng dễ dàng và hiệu quả hơn. Đó là lý do vì sao mọi người nên nắm được những yếu tố tác động tới cân nặng, chiều cao của bản thân.
9. Bí quyết duy trì chỉ số BMI ở ngưỡng ổn định
Chắc hẳn tất cả mọi người đều mong muốn duy trì chỉ số khối cơ thể ở mức ổn định nhằm đảm bảo sức khỏe và sở hữu vóc dáng đẹp, cuốn hút. Vậy chúng ta cần làm gì để điều chỉnh chỉ số BMI vừa mức mà mình mong muốn?
Nếu các chỉ số của bạn đang dao động ở mức ổn định, hãy tiếp tục duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống để kiểm soát tốt tình trạng cân nặng, chiều cao của bản thân nhé!
Nếu muốn điều chỉnh cân nặng, chiều cao, chúng ta cần tập trung vào một số yếu tố, trong đó quan trọng nhất là: chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hàng ngày và việc rèn luyện thể dục thể thao.
9.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng là vấn đề được quan tâm hàng đầu, tùy vào mục đích tăng hay giảm cân, chúng ta sẽ lựa chọn thực đơn phù hợp, điều chỉnh lượng dinh dưỡng cần thiết.
Trong đó, mọi người cần quan tâm tới hàm lượng chất xơ, protein, đạm trong mỗi bữa ăn là bao nhiêu? Đối với người thừa cân, béo phì, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột, chúng là nguyên nhân khiến cân nặng thay đổi, tăng nhanh chóng. Ngoài ra, chất xơ và protein nên được tăng hàm lượng trong thực đơn. Bởi vì chúng giúp bạn cảm thấy no lâu, đồng thời giảm lượng calo đáng kể.
Mọi người nên bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể nhé!
Với những bạn suy dinh dưỡng, khả năng hấp thu của họ kém hơn so với người bình thường, chúng ta cần lựa chọn thực phẩm thật kỹ lưỡng. Việc đa dạng các món ăn là một cách hay ho để mọi người có cảm giác ngon miệng và hấp thu được nhiều hơn. Đặc biệt, bạn đừng quên đảm bảo đầy đủ 4 dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đó là chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất.
Ngoài ra, tất cả mọi người nên quan tâm tới việc bổ sung đủ nước cho cơ thể. Lời khuyên từ các bác sĩ đó là mỗi ngày, một người nên uống tối thiểu 2 lít nước.
9.2. Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao
Một bí quyết để kiểm soát cân nặng và chỉ số BMI hiệu quả đó là chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao. Cả người gầy và người béo đều cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi vận động, tham gia các hoạt động thể dục, thể thao.
Để xây dựng và duy trì thói quen luyện tập thể thao, bạn cần có sự quyết tâm, kiên trì ngay từ khi bắt đầu. Đối với giai đoạn đầu tiên, chúng ta nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng với cường độ thấp. Đây là lúc cơ thể bắt đầu làm quen, nếu luyện tập quá căng thẳng, bạn sẽ cảm thấy vô cùng chán nản, muốn từ bỏ.
Sau khi đã quen dần với nhịp luyện tập, mọi người có thể tăng cường độ cao hơn, kết hợp nhiều bài tập, các động tác có độ khó cao để nâng hiệu quả rèn luyện.
Đặc biệt, bạn hãy tham khảo một số môn thể thao có khả năng cải thiện vóc dáng, tăng chiều cao nhé! Như vậy chúng ta vừa kiểm soát được cân nặng vừa sở hữu chiều cao đáng mơ ước.
9.3. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh
Có thể bạn chưa biết, giấc ngủ ảnh hưởng ít nhiều tới sự phát triển của chiều cao cũng như cân nặng. Chính vì thế, chúng ta cần quan tâm tới chất lượng giấc ngủ, duy trì thói quen tốt hàng ngày.
Các bác sĩ luôn khuyến khích mọi người đảm bảo ngủ từ 8 - 10 tiếng một ngày. Tốt nhất, bạn nên đi ngủ trước 10h, bởi vì khoảng thời gian từ 23h - 1h là thời điểm vàng để phát triển chiều cao.
Bên cạnh đó, hãy cố gắng thư giãn trong khi ngủ, bởi vì chất lượng giấc ngủ có vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển chiều cao, cân nặng cũng như sức khỏe.
9.4. Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái
Trên thực tế, sức khỏe, cân nặng cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ tinh thần của mỗi người. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tinh thần căng thẳng, mệt mỏi là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì. Điều này làm tăng chỉ số BMI và không hề tốt cho sức khỏe của bạn một chút nào.
Tinh thần vui vẻ, thoải mái cực kỳ tốt cho sức khỏe và việc duy trì cân nặng
Không những vậy, tinh thần căng thẳng còn ảnh hưởng trực tiếp tới chế độ sinh hoạt của chúng ta. Đó là lý do vì sao mọi người nên sống vui vẻ, suy nghĩ lạc quan và tích cực để duy trì những thói quen sinh hoạt tốt, đảm bảo chỉ số khối cơ thể ở mức ổn định.
Để duy trì chỉ số khối cơ thể ổn định và đảm bảo sức khỏe bản thân, chúng ta nên kết hợp giữa chế độ ăn uống hiệu quả, luyện tập thường xuyên và sinh hoạt điều độ, lành mạnh.
Như vậy, chỉ số BMI đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc theo dõi tình, đánh giá xem bạn có đang thừa cân hoặc suy dinh dưỡng hay không? Mọi người nên trang bị những kiến thức cơ bản về chỉ số khối cơ thể và thường xuyên theo dõi chỉ số này nhé! Nếu chúng quá cao hoặc thấp, hãy thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống để điều chỉnh chỉ số về mức hợp lý nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!