Các tin tức tại MEDlatec
Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim ở người cao tuổi thay đổi ra sao?
- 20/10/2021 | Bác sĩ tư vấn: Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?
- 30/09/2020 | Như thế nào là nhịp tim bình thường và các yếu tố tác động
- 27/10/2021 | Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tụt huyết áp hiệu quả
- 15/09/2020 | Mức nhịp tim bình thường và những dấu hiệu của trái tim khỏe
- 03/11/2021 | Những kiến thức không thể bỏ qua về bệnh nhịp tim chậm
- 08/11/2021 | Góc tư vấn: Huyết áp bao nhiêu là tụt huyết áp?
1. Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi có sự thay đổi như thế nào?
Ở người cao tuổi chỉ số đo huyết áp và nhịp tim sẽ có sự thay đổi nhất định, cụ thể như sau
1.1. Sự thay đổi về chỉ số huyết áp ở người cao tuổi
Huyết áp chính là áp lực của máu chảy trong lòng động mạch. Trong đó các xoang cảnh, tiểu thể cảnh chính là những yếu tố quan trọng tại động mạch có tác dụng giúp cho huyết áp của chúng ta được cân bằng. Tuy nhiên, đối với người lớn tuổi, xoang cảnh và tiểu cảnh tại động mạch lại có xu hướng ít nhạy cảm hơn, điều này làm thay đổi huyết áp ở những người cao tuổi. Đây là lý do giải thích cho tình trạng choáng váng vì hạ huyết áp khi thay đổi tư thế ở người cao tuổi. Trong trường hợp lượng máu không nhanh chóng được phục hồi thì bệnh nhân có thể phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng.
Người cao tuổi có nguy cơ bị tăng huyết áp
Mặt khác, khi cơ thể dần lão hóa, động mạch sẽ cứng hơn, dày hơn và hoạt động kém linh hoạt hơn và đôi khi có tình trạng xơ vữa động mạch. Đây chính là nguyên nhân khiến tăng huyết áp, đồng thời tim cũng phải hoạt động nhiều hơn và từ đó làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
1.2. Sự thay đổi về nhịp tim ở người cao tuổi
Ở người cao tuổi, hệ tim mạch có sự thoái hoá dần. Đặc biệt, những người có nhiều bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim cũng có nguy cơ gây ra những rối loạn về nhịp tim.
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến nhịp tim đó là sự xơ vữa hay chai cứng của hệ tuần hoàn, từ đó ảnh hưởng đến sự hoạt động của nút xoang cũng như hệ dẫn truyền khiến tim đập không đều hoặc đập quá nhanh.
2. Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim bất thường có thể gây ra những vấn đề gì ở người cao tuổi?
Dưới đây là một số bệnh có thể xảy ra ở người cao tuổi vì chỉ số đo huyết áp và nhịp tim bất thường:
-
Đối với tình trạng thay đổi chỉ số huyết áp:
Như đã nói ở phía trên, người cao tuổi có nguy cơ cao bị tăng huyết áp và đồng thời có nguy cơ bị hạ huyết áp khi thay đổi tư thế. Đối với những trường hợp tăng huyết áp cùng với tình trạng xơ vữa động mạch sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị khó thở và đau thắt ngực khi bệnh nhân làm việc nặng.
Thời gian đầu, những triệu chứng bệnh sẽ thường rất mơ hồ, chỉ thoáng qua và chỉ xuất hiện khi bệnh nhân gắng sức. Bệnh nhân sẽ thấy đỡ hơn nếu nghỉ ngơi kịp thời. Nhưng càng ngày các triệu chứng sẽ có thể trở nên nghiêm trọng hơn ngay cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ. Hơn nữa, các triệu chứng này sẽ diễn ra liên tục hơn.
Đối với những trường hợp bệnh nhân bị xơ vữa động mạch vành có thể gây hẹp động mạch vành hoặc nếu mảng xơ vữa bị bong ra và bít tắc một nhánh động mạch vành nào đó gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.
Người bệnh sẽ xuất hiện cơn đau ngực điển hình, kèm theo có thể xuất hiện các rối loạn huyết động hoặc rối loạn nhịp tim, các trường hợp nặng có thể gây ngừng tim.
Rối loạn nhịp tim làm tăng nguy cơ đột quỵ
-
Đối với tình trạng thay đổi chỉ số nhịp tim
Tình trạng phổ biến nhất ở người cao tuổi là suy nút xoang khiến cho nhịp tim chậm hơn bình thường làm cho bệnh nhân bị hoa mắt, chóng mặt, dễ bị ngã và thậm chí có thể bị ngất xỉu.
Chỉ số nhịp tim thay đổi hay rối loạn nhịp tim còn khiến làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối trong buồng tim và làm tăng nguy cơ đột quỵ, nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ bị đe dọa đến tính mạng.
3. Một số phương pháp cải thiện chỉ số đo huyết áp và nhịp tim ở người cao tuổi
Phần lớn tình trạng thay đổi chỉ số đo huyết áp và nhịp tim ở người lớn tuổi đều do sự lão hóa gây ra và không thể giải quyết triệt để tình trạng này. Tuy nhiên, chúng ta có thể áp dụng những phương pháp để điều chỉnh và phòng ngừa để hạn chế tối đa những rủi ro về sức khỏe cho người cao tuổi. Dưới đây là những phương pháp cụ thể:
-
Thường xuyên kiểm tra huyết áp
Đây là thói quen cần duy trì đối với người cao tuổi. Việc thường xuyên kiểm tra huyết áp sẽ biết được tình trạng huyết áp đang ở mức cao hay thấp. Nếu huyết áp cao thì cần kịp thời uống thuốc hạ huyết áp. Đồng thời, bệnh nhân cần phải tránh đứng hoặc ngồi đột ngột để tránh bị tụt huyết áp tư thế.
Thăm khám định kỳ để phát hiện sớm bất thường về sức khỏe
-
Thường xuyên thăm khám định kỳ
Người lớn tuổi cần đi khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra về nguy cơ một số bệnh như tiểu đường, mỡ máu, một số bệnh tim mạch, những bất thường về huyết áp để có phương pháp điều trị hiệu quả.
-
Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người cao tuổi. Bệnh nhân nên ăn nhiều loại rau củ quả, các loại cá,… đồng thời tránh các loại nội tạng động vật, những loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn quá mặn, các chất kích thích như rượu bia hay thuốc lá,…
Thường xuyên tập luyện để rèn luyện sức khỏe
-
Thường xuyên tập luyện
Vận động thường xuyên là cách giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, giúp động mạch đàn hồi tốt. Đồng thời, người cao tuổi cũng cần chú trọng đến chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần lạc quan để luôn khỏe mạnh.
Trên đây là những kiến thức về chỉ số đo huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!