Các tin tức tại MEDlatec

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng quả đu đủ: Thực hư và biện pháp nào có hiệu quả nhất?

Ngày 21/01/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Thoát vị đĩa đệm là hệ quả của tình trạng một số đĩa đệm tại đốt sống thắt lưng hoặc cổ bị lệch khỏi vị trí vốn có, từ đó dẫn đến hiện tượng dây thần kinh tại vùng ống cột sống bị chèn ép, gây đau nhức. Trước cơn đau nhức khó chịu, không ít người đã tìm đến các phương pháp điều trị truyền miệng như chữa thoát vị đĩa đệm bằng quả đu đủ. Nhưng liệu phương pháp này có hiệu quả hay không?

1. Biểu hiện thoát vị đĩa đệm cần đi thăm khám 

Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường nhật. Mọi người nên đi khám nếu cơ thể biểu hiện các triệu chứng như: 

  • Xuất hiện cảm giác đau, tê diễn biến ngày một nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động. 
  • Đại tiện hoặc tiểu tiện không tự chủ (triệu chứng của hội chứng chùm đuôi ngựa do thoát vị đĩa đệm). 
  • Mất cảm giác tại vùng đùi sau. 

Nếu như nhận thấy cơn đau liên quan đến vùng cột sống kéo dài, bạn tốt nhất hãy đi khám

2. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng quả đu đủ có thực sự hiệu quả không? 

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng quả đu đủ được khá nhiều người truyền tai nhau. Bởi theo phân tích, trong thành phần loại trái cây này chứa Papain, được cho là có thể làm mềm cơ, giảm tình trạng gai xương. Tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của quả đu đủ trong điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm. 

Vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng quả đu đủ 

Do vậy, nếu muốn chữa trị triệt để thoát vị đĩa đệm, bạn hãy đi khám điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Còn về mẹo chữa trị như dùng quả hay hạt đu đủ, bạn không nên áp dụng bừa bãi theo những bài thuốc truyền miệng vô căn cứ. 

3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị chứng thoát vị đĩa đệm theo y học hiện đại 

3.1. Chẩn đoán

Trước khi tư vấn phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán thông qua điều tra triệu chứng kết hợp một vài kỹ thuật kiểm tra tiên tiến khác. Cụ thể là:

  • Chụp X-quang: Kỹ thuật chẩn đoán cho phép xác định loại trừ nguyên nhân gây đau lưng khác không phải do thoát vị đĩa đệm như thoái hóa cột sống, trượt hoặc xẹp đốt sống. 
  • Chụp CT: Phương pháp giúp cung cấp hình ảnh cột sống chi tiết hơn chụp X-quang, giúp công tác chẩn đoán diễn ra thuận lợi hơn. 
  • Chụp MRI: Chụp cộng hưởng từ cho phép bác sĩ kiểm tra cấu trúc, vị trí đĩa đệm bị tổn thương, gây chèn ép lên hệ thống dây thần kinh. 
  • Đo điện cơ EMG: Đây là kỹ thuật hỗ trợ kiểm tra khả năng hoạt động của hệ cơ khi hoạt động hoặc khi cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi.

Thông qua kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị thích hợp theo diễn biến bệnh lý. Nếu thoát vị đĩa đệm chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, người bệnh thường được chỉ định các phương pháp điều trị nội khoa khác, chưa cần can thiệp phẫu thuật. 

3.2. Điều trị

Thoát vị đĩa đệm thường ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày. Bệnh lý này có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa kết hợp nghỉ ngơi, tập vật lý trị liệu. :

3.1. Điều trị nội khoa

Nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm chưa diễn biến nặng, bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa như: 

  • Điều trị bằng thuốc giảm đau không kê đơn: Chẳng hạn như thuốc giảm đau Opioid, thuốc giãn cơ,... giúp giảm triệu chứng đau. Những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phục trong quá trình sử dụng như buồn ngủ, mất tập trung, mệt mỏi, táo bón, choáng váng,...
  • Điều trị bằng thuốc tiêm Steroid: Nếu như thuốc giảm đau cùng liệu pháp vật lý, nghỉ ngơi không còn phát huy hiệu quả,... tiêm Steroid sẽ được bác sĩ cân nhắc. Tuy nhiên, việc tiêm thuốc cần thực hiện một cách thận trọng, bệnh nhân không tự ý tiêm mà phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Thuốc giảm đau Opioid không kê đơn giúp giảm triệu chứng đau cho người bệnh 

Ngoài ra, người bị thoát vị đĩa đệm cần chú ý nghỉ ngơi, tập vật lý trị liệu hoặc áp dụng biện pháp điều trị giảm nhẹ, kiểm soát triệu chứng khác theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. 

3.2. Điều trị ngoại khoa

Nếu như biện pháp điều trị nội khoa không còn phát huy hiệu quả, bệnh lý vẫn có xu hướng diễn biến nặng, các phương pháp điều trị ngoại khoa sẽ được bác sĩ chỉ định, cụ thể: 

  • Mổ ống sống Laminectomy: Kỹ thuật hỗ trợ mở rộng vùng ống sống, giảm bớt áp lực đè nặng lên vùng tủy sống, giảm ảnh hưởng của tình trạng rễ thần kinh bị chèn ép. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật này có thể gây một vài rủi ro như gây tổn thương dây thần kinh cột sống, chảy dịch não tủy, gây đau lưng. 
  • Vi phẫu: Là kỹ thuật điều trị ngoại khoa tiên tiến, ít gây xâm lấn giúp loại bỏ đi các yếu tố gây chèn ép dây thần kinh. Phương pháp phẫu thuật này cần thực hiện trong điều kiện y tế đảm bảo, bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú nhưng vẫn cần theo dõi chặt chẽ. 
  • Phẫu thuật nội soi: Chủ yếu chỉ định trong trường hợp người bệnh bị chèn ép ở dây thần kinh, đã áp dụng điều trị nội khoa nhưng không thành công. Thông qua ống nội soi và thiết bị hỗ trợ tiếp cận chuyên dụng, bác sĩ sẽ tiến hành giải phóng bớt áp lực tác động lên hệ thống dây thần kinh cũng như cột sống. 
  • Hợp nhất cột sống: Thường kết hợp cùng biện pháp cắt bỏ đĩa đệm hoặc cắt đốt sống nhằm định hình vĩnh viễn cột sống. Quá trình hợp nhất này còn có tác dụng ngăn chặn xương bị dịch chuyển, giảm đau hiệu quả cho người bệnh. 
  • Thay đĩa đệm nhân tạo: Chủ yếu chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị thoát vị một đĩa đệm tại vùng lưng dưới, đã điều trị bảo tồn một thời gian nhưng không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không được chỉ định cho người bị thoát vị đĩa đệm kèm bệnh lý viêm khớp, loãng xương, nhiều đĩa đệm cùng vị thoái hóa. Sau khi làm phẫu thuật thay đĩa đệm, người bệnh cần theo dõi biểu hiện của cơ thể, đi tái khám định kỳ theo lịch hẹn hoặc khi nhận thấy thay đổi bất thường. 

Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ phải phẫu thuật để thay đĩa đệm nhân tạo

4. Cách phòng ngừa tình trạng tái phát thoát vị đĩa đệm 

Tình trạng thoát vị đĩa đệm tái phát đôi khi vẫn xảy ra. Để phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh lý, bảo vệ cột sống hiệu quả hơn, bạn nên áp dụng những biện pháp đơn giản như: 

  • Khi ngồi làm việc, bạn hãy cố gắng ngồi thẳng lưng. 
  • Trường hợp cần đứng lâu, bạn nên giảm lực tác động lên vùng lưng bằng cách gác chân vào một điểm tựa hay vật nào đó. 
  • Không nên mang vác vật nặng.
  • Cố gắng luyện tập thể dục, ăn uống lành mạnh để duy trì cân nặng phù hợp, tránh gây áp lực lên vùng cột sống. 
  • Không nên hút thuốc lá, vì khói thuốc có thể là nguyên nhân khiến động mạch xơ cứng, ảnh hưởng đến đĩa đệm. 
  • Ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho hệ xương khớp
  • Kết hợp biện pháp vận động, tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Bạn không nên để cân nặng tăng quá mức ảnh hưởng đến cột sống 

Có thể thấy rằng chữa thoát vị đĩa đệm bằng quả đu đủ vẫn được rất nhiều người truyền tai tai, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có chuyên gia hay nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của phương pháp chữa trị này. Do đó nếu đang gặp vấn đề về đĩa đệm, biểu hiện triệu chứng khó chịu, bạn hãy đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín như chuyên khoa Cơ Xương Khớp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.