Các tin tức tại MEDlatec

Chụp cộng hưởng từ vú – khi nào nên?

Ngày 24/07/2019
Chụp cộng hưởng từ vú cho phép phát hiện sớm các bất thường ở tuyến vú từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho người bệnh. Chính vì độ chính xác nổi trội hơn so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác nên kĩ thuật này đã và đang được sử dụng nhiều hơn. Vậy khi nào nên sử dụng cộng hưởng từ tuyến vú?

1. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ vú

Vú hình nửa khối cầu, nằm ở thành ngực trước, chứa các tuyến sữa, sau vú là cơ ngực lớn. Từ nông vào sâu bao vú lần lượt là da, lớp mỡ dưới da và các thùy tuyến vú. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) sử dụng sóng điện từ và sóng vô tuyến thay để đưa ra những hình ảnh chi tiết về các lớp cắt ngang của tuyến này.

Trước khi chụp, một chất cản quang sẽ được tiêm vào ống thông đặt trong tĩnh mạch cánh tay nhằm thu được hình ảnh rõ ràng về cấu trúc mô vú. Hình ảnh thu được sau khi chụp MRI sẽ được xử lý qua hệ thống vi tính, kết hợp lại với nhau nhằm tạo ra hình ảnh chi tiết của tuyến vú. Nhờ hình ảnh này mà bác sĩ có cơ sở phân tích và chẩn đoán chính xác.

Bắt đầu từ 1991, MRI tuyến vú được chỉ định trong việc phát hiện sớm ung thư vú và các bệnh lý tuyến vú. Không những thế, qua phương pháp định vị tổn thương trên không gian 3 chiều, MRI vú còn giúp lấy mẫu sinh thiết tổn thương để có những kết quả giải phẫu bệnh chính xác, nhờ đó mà bác sĩ có hướng điều trị tốt hơn.

Đối với bệnh ung thư, chụp cộng hưởng từ giúp tầm soát và phát hiện bệnh sớm, phân loại giai đoạn, theo dõi sau phẫu thuật hoặc hóa trị, tái phát từ đó có phương pháp điều trị giảm tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra. Đây là một kĩ thuật không xâm lấn, không gây hại, không gây khó chịu cho người bệnh.

Phát hiện tổn thương bất thường ở vú phải sau khu chụp MRI

Chụp cộng hưởng từ tuyến vú có nguy cơ gì không?

Về cơ bản, kỹ thuật chụp cộng hưởng từ vú không gây nhiễm bức xạ nên tương đối an toàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó cũng có một số nguy cơ nhất định như:

- Phản ứng thuốc tương phản

Quá trình chụp MRI cần phải tiêm thuốc tương phản để cho chất lượng hình ảnh rõ nét hơn. Loại thuốc này có thể gây phản ứng dị ứng ở mức độ nhẹ và biến chứng nghiêm trọng ở người bị bệnh thận.

2. Khi nào nên chụp cộng hưởng từ vú?

Chụp cộng hưởng từ vú nên được diễn ra trong những trường hợp sau:

- Nghi ngờ ung thư tuyến vú lâm sàng;

- Đã siêu âm, nhũ ảnh và phát hiện bất thường nhưng khó kết luận;

- Bị bệnh lý núm vú;

- Xuất hiện hạch nách ác tính nhưng chưa rõ khối u nguyên phát;

- Đột biến gen BRCA1, BRCA2 hoặc tầm soát ung thư với các trường hợp có nguy cơ cao;

- Không có vú tạo hình hoặc vú rất to;

- Chảy dịch núm vú bất thường;

- Cần đánh giá mức độ lan rộng và xâm lấn tại chỗ của u hoặc nghi ngờ có thêm ung thư ở vú còn lại;

- Đánh giá trước, trong và sau điều trị nội tiết tố hoặc hóa trị liệu;

- Đánh giá khả năng sót lại tổn thương sau khi đã phẫu thuật cắt bỏ khối u;

- Nghi ngờ có tái phát u sau khi đã phẫu thuật bảo tồn ung thư tuyến vú;

- Đánh giá các giai đoạn ung thư vú;

- Phát hiện ung thư vú ẩn hoặc có hạch ở nách nhưng không nhận thấy trong siêu âm hoặc nhũ ảnh;

- Đánh giá túi nâng ngực khi nghi ngờ bị rò rỉ hoặc vỡ túi ngực;

- Gia đình có người bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú.

Hướng dẫn tư thế nằm cho bệnh nhân chụp cộng hưởng từ vú

3. Chụp cộng hưởng từ vú diễn ra như thế nào?

Trong buổi chụp cộng hưởng từ vú, người bệnh được thay quần áo, cởi bỏ đồ trang sức. Nếu bị chứng không gian hẹp, người bệnh có thể sẽ được dùng một loại thuốc an thần nhẹ. Người bệnh cũng sẽ được tiêm thuốc tương phản qua tĩnh mạch ở cánh tay để cho hình ảnh rõ về các mô và mạch máu.

Để chụp thu được hình ảnh rõ nét, người bệnh cần nằm theo tư thế nằm úp mặt trên bàn dài còn hai vú thả lỏng tự do trong hai lỗ trống trên bàn bên trong có chứa cuộn thu vú. Khi chụp, toàn bộ bàn trượt vào bên trong lỗ tròn ở giữa máy còn máy tạo ra từ trường và sóng vô tuyến hướng vào cơ thể người bệnh.

Từ bên trong máy sẽ phát ra một số âm thanh, để tránh bị cảm giác khó chịu do tiếng ồn, người bệnh sẽ được cho mang nút nhét vào lỗ tai. Trong khi chụp người bệnh sẽ được hướng dẫn cách hít thở để có được hình ảnh chụp chất lượng nhất. Thời gian chụp vào khoảng 30 – 60 phút.

Lưu ý

Đội ngũ bác sĩ chụp MRI vú giỏi và giàu kinh nghiệm tại MEDLATEC

Bản thân chụp cộng hưởng từ vú có sử dụng từ trường nên có thể gây hư hại cho những thiết bị làm bằng kim loại cấy ghép trong cơ thể. Để tránh tình trạng này, những bệnh nhân có đặt máy tạo nhịp tim, dùng máy trợ thính, dùng van tim nhân tạo, có mảnh đạn trong người, dùng răng giả... cần phải thông báo cho bác sĩ biết.

Nếu không biết mình có nguy cơ cao hay không, có nên chụp MRI vú không thì hãy gặp bác sĩ chuyên khoa về tuyến vú để giúp bạn tìm nguy cơ của bản thân và được tư vấn phương pháp tầm soát phù hợp. Mặc dù độ nhạy cảm, chính xác của MRI cao, có thể dùng để hỗ trợ cho chụp nhũ ảnh hay các phương tiện khảo sát hình ảnh tuyến vú khác, nhưng nó không thể thay thế cho chụp nhũ ảnh. MRI vú vẫn có nguy cơ bỏ sót một số ung thư vú mà chỉ nhũ ảnh mới nhìn thấy được.

Với nỗ lực không ngừng nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, vừa qua, Bệnh viện MEDLATEC đã trang bị máy cộng hưởng từ 1.5 Tesla hiện đại của Mỹ. Sự có mặt của loại máy này đã giúp bệnh nhân thuận tiện hơn rất nhiều trong việc chụp cộng hưởng từ vú, cơ xương khớp, lồng ngực, tiểu khung, tim mạch... Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, nhân viên y tế tận tâm cùng cơ sở vật chất khang trang, hiện đại ở đây đã mang lại sự thoải mái, yên tâm cho người bệnh. Khách hàng có nhu cầu chụp cộng hưởng từ có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.