Tin tức

Chỉ số Homocysteine và nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch

Ngày 09/04/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Homocysteine là một trong những yếu tố giúp bác sĩ đánh giá về tình trạng sức khỏe của bạn. Vậy chỉ số Homocysteine là gì và sự thay đổi của chỉ số này có liên quan gì đến các bệnh lý tim mạch?

1. Homocysteine là gì?

Quá trình chuyển đổi methionine thành cysteine sẽ tạo ra một loại acid amin có tên là Homocysteine. Giá trị bình thường của chỉ số này có sự khác biệt giữa 2 giới. Cụ thể:

- Chỉ số Homocysteine tiêu chuẩn ở nam: Từ 1 - 2,12 mg/l.

- Chỉ số Homocysteine tiêu chuẩn ở nữ: Từ 0,53 - 2,0 mg/l.

Homocysteine sẽ được chuyển hóa thành các sản phẩm không gây hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, acid amin không được chuyển hóa đúng cách khiến chúng tích tụ trong cơ thể giống như một chất độc hại.

Thiếu các loại vitamin B có thể làm tăng chỉ số Homocysteine

Thiếu các loại vitamin B có thể làm tăng chỉ số Homocysteine

các loại vitamin như vitamin B6, B12, folate có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa Homocysteine. Do đó, tình trạng thiếu hụt một số loại vitamin kể trên có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và khiến nồng độ Homocysteine tăng cao hơn giá trị tiêu chuẩn. 

2. Chỉ số Homocysteine tăng cao có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim không? 

Theo hội tim mạch Mỹ AHA hiện vẫn chưa công nhân tình trạng tăng homocysteinr máu là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch nhưng nó vần là một trong các yếu tố được quan tâm khi theo dõi kiểm tra sức khỏe vì:

- Nồng độ Homocysteine tăng cao cũng là yếu tố kích thích quá trình viêm nhiễm, tăng nguy cơ xuất hiện những cục máu đông. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý tim mạch.

Chỉ số Homocysteine tăng cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Chỉ số Homocysteine tăng cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch 

- Hình thành mảng bám và tăng nguy cơ động mạch vành: Chỉ số Homocysteine tăng cao hơn bình thường sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hình thành nên những mảng bám ở thành động mạch. Đây chính là những lý do khiến các mảng bám này bị thu hẹp, cứng hơn, gây cản trở quá trình lưu thông máu. 

Như vậy, chỉ số Homocysteine tăng cao là một yếu tố không có lợi cho những bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch. Do đó, cần duy trì nồng độ Homocysteine trong mức tiêu chuẩn để góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. 

3. Những trường hợp nào cần xét nghiệm Homocysteine?

Dưới đây là một số trường hợp thường được chỉ định thực hiện xét nghiệm Homocysteine:

- Người bệnh được chẩn đoán xơ vữa động mạch.

- Bệnh nhân bị đau tim, đột quỵ cần được tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. 

- Cơ thể người bệnh xuất hiện cục máu đông không rõ nguyên nhân. 

- Trường hợp người bệnh bị tắc mạch và tình trạng này tái phát nhiều lần nhưng chưa xác định được nguyên nhân. 

- Trường hợp lưu thai nhiều lần không rõ nguyên nhân. 

- Người bệnh có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, thường xuyên chóng mặt, da xanh, thường xuyên bị tê chân tay, khó thở, thường xuyên đau rát lưỡi,... Đây rất có thể là triệu chứng của tình trạng thiếu vitamin B12, vitamin B6,… Để biết chính xác tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm Homocysteine và các xét nghiệm cần thiết khác. 

- Trẻ bị cận thị nặng, võng mạc tách rời, tăng nhãn áp, chậm phát triển, mắc hội chứng Marfan,… cũng có thể cần được xác định chỉ số Homocysteine.

- Các trường hợp cần đánh giá và chẩn đoán các bệnh lý về tim mạch. Tùy vào những yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe hay các yếu tố nguy cơ khác, bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể đối với người bệnh. Những trường hợp vừa xảy ra cơn đau tim hay đột quỵ cũng có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm này để giúp bác sĩ có thêm những dữ liệu quan trọng để xác định hướng điều trị. 

4. Làm thế nào để kiểm soát chỉ số Homocysteine?

Duy trì chỉ số Homocysteine ở mức ổn định là một trong những cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe và đặc biệt là phòng tránh những bệnh lý về tim mạch. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn kiểm soát tốt chỉ số Homocysteine: 

4.1. Luôn đảm bảo thực hiện chế độ ăn cân bằng dưỡng chất

Có thể nói rằng, chế độ ăn uống cũng góp một phần rất quan trọng trong việc kiểm soát chỉ số Homocysteine. Do đó, bạn nên duy trì một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu acid folic, chẳng hạn như các loại rau xanh, đậu nành, lúa mạch hay các loại quả chứa nhiều acid folic. 

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin B12, B6 vì đây là những loại vitamin quan trọng để đảm bảo quá trình chuyển hóa Homocysteine diễn ra hiệu quả và đảm bảo nồng độ của loại acid amin này luôn ổn định trong máu. Bạn có thể bổ sung các loại vitamin này thông qua những loại thực phẩm như sữa, phô mai, sữa chua, trứng gà, các loại ngũ cốc, các loại hạt hạt, ngao, cá hồi, thịt bò,... Theo hội tim mạch khuyến cáo cần đảm bảo cung cấp hàm lượng acid folic 400mcg/ ngày. 

Ngoài ra, cần hạn chế uống bia rượu và những loại đồ uống có cồn khác để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa Homocysteine. Thói quen uống nhiều bia rượu cũng có thể là nguyên nhân gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

4.2. Thường xuyên vận động

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày là một cách rèn luyện sức khỏe và phòng ngừa bệnh rất hiệu quả. Đây cũng là một thói quen tốt giúp bạn kiểm soát nồng độ Homocysteine trong máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, tập luyện thể chất cũng là cách giúp bạn giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, từ đó học tập và làm việc hiệu quả hơn. 

4.3. Duy trì mức cân nặng phù hợp

Cân nặng phù hợp cũng là một yếu tố quan trọng góp phần làm giảm nguy cơ tăng chỉ số Homocysteine và phòng ngừa nhiều loại bệnh tật. Trường hợp thừa cân, béo phì, bạn hãy lên kế hoạch giảm cân. Tuy nhiên, không nên giảm cân phản khoa học mà hãy áp dụng những biện pháp giảm cân khoa học và lâu dài.

4.4. Điều trị các bệnh lý liên quan

Nếu bạn đang mắc phải một số bệnh lý có thể làm tăng nồng độ Homocysteine trong máu như bệnh tiểu đường, bệnh về tim mạch,... bạn nên kiểm soát các bệnh lý này tốt để đảm bảo chỉ số Homocysteine luôn ở mức ổn định. 

Bạn nên xét nghiệm Homocysteine tại những cơ sở y tế uy tín

Bạn nên xét nghiệm Homocysteine tại những cơ sở y tế uy tín

Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số Homocysteine và sự liên quan giữa chỉ số này với nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nếu có nhu cầu đặt lịch thăm khám sức khỏe hay xét nghiệm Homocysteine tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ 24/7. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ