Các tin tức tại MEDlatec
Chụp X - quang cột sống cổ khi nào và cần lưu ý những gì?
- 18/03/2020 | Bác sĩ trả lời: chụp X - quang vòi trứng có hại không?
- 18/03/2020 | Chụp X - quang đầu gối bao nhiêu tiền và nên thực hiện ở đâu uy tín?
- 18/03/2020 | Chụp X - quang xương chậu có thể thực hiện cho phụ nữ mang thai không?
1. Tìm hiểu chụp X-quang cột sống cổ.
1.1. Chụp X-quang cột sống cổ.
Chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia bức xạ X chiếu qua, đưa ra hình ảnh cấu trúc bên trong các cơ quan. Cấu trúc đặc, dày như xương trên tấm phim X-quang sẽ có màu trắng bởi rất ít tia bức xạ xuyên qua, còn các mô mềm như mỡ, da, mạch máu,... có nhiều tia bức xạ X đi qua nên có màu xám đen.
Chụp X-quang cột sống cổ sẽ thực hiện chụp 7 đốt sống cổ, nghĩa là 7 đốt sống đầu tiên của cột sống. Hình ảnh X-quang cột sống cổ cho thấy cấu trúc các đốt sống này và các khu vực xung quanh như: dây thanh quản, amidan, vòm họng, khí quản, nắp thanh quản.
1.2. Chỉ định chụp X-quang cột sống cổ
Kỹ thuật chụp X-quang cổ hiện rất phổ biến, thường được sử dụng để chẩn đoán khi nghi ngờ cổ bị chấn thương.
Cổ con người là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng, nhưng cũng dễ bị tổn thương. Từ các sự cố lớn như tai nạn xe hơi, chấn thương do tập thể thao,... hay sự cố té ngã, thoái hóa ở các cơ và dây chằng cổ,... đều có thể gây tổn thương khu vực này. Nếu cổ bị trật khớp, nứt gãy thì tủy sống cũng sẽ tổn thương.
Chụp X-quang khi nghi ngờ bị tổn thương vùng cổ
Theo đó, với những tổn thương cổ nghi ngờ, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng chụp X-quang như:
- Thoái hóa đốt sống cổ.
- Loãng xương.
- Gãy xương cổ hoặc nghi ngờ.
- Khí quản và khu vực gần khí quản bị sưng viêm.
- Có khối u ở cổ.
- Biến dạng cột sống.
- Xương cổ bất thường.
- Tình trạng trật khớp, khi các khớp bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường.
- Bị dị vật bám ở cổ họng hoặc đường thở.
2. Quy trình chụp X-quang cột sống cổ
2.1. Chuẩn bị trước khi chụp
Bệnh nhân được yêu cầu gỡ bỏ trang sức ra khỏi người, kính, các vật bằng kim loại, các thiết bị nha khoa,... Hãy báo cho kỹ thuật viên nếu cần được hỗ trợ.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc với tia bức xạ, để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Vì thế, hãy báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai. Nếu bắt buộc phải chụp, phụ nữ mang thai sẽ được tư vấn biện pháp bảo vệ để giảm nguy cơ khi thai nhi có thể tiếp xúc với bức xạ.
2.2. Quy trình chụp X-quang cột sống cổ
Kỹ thuật viên sẽ nhận yêu cầu và chụp X-quang cột sống cổ theo 2 tư thế sau:
- Chụp trước sau.
- Chụp nghiêng.
Tùy theo tình trạng bệnh lý hay nghi ngờ mà bác sĩ yêu cầu ảnh chụp X-quang theo tư thế nào tốt nhất.
Bệnh nhân có thể chụp X-quang nhiều tư thế
Ngoài ra, bác sĩ sẽ chụp thêm với các tư thế bệnh nhân ưỡn hoặc gập người. Bệnh nhân cúi đầu về phía trước, càng xa càng tốt, đồng thời cúi cổ ra sau càng xa càng tốt để có hình ảnh chẩn đoán tốt nhất.
Với bệnh nhân đang bị chấn thương cổ thì sẽ được chụp ở tư thế phù hợp. Bác sĩ có thể nhìn vào ảnh chụp X-quang đầu tiên để xem xét bệnh nhân nên chụp tư thế nào để không ảnh hưởng tới tổn thương cột sống cổ nhất.
2.3. Làm gì sau khi chụp X-quang?
Thông thường, quy trình chụp X-quang cột sống cổ kéo dài khoảng 15 phút. Tuy nhiên sau khi chụp xong, bạn nên ngồi chờ lại khoảng 5 phút để các kỹ thuật viên kiểm tra lại hình ảnh. Nếu có tấm chụp X-quang nào bị mờ, hoặc chưa đạt yêu cầu, bạn sẽ được yêu cầu chụp lại.
Với các máy chụp X-quang hiện đại, ngay sau khi chụp, hình ảnh sẽ hiển thị ngay trên máy tính kiểm soát.
Nếu bệnh nhân bị chấn thương cột sống cổ, khó có thể chụp X-quang rõ nét ở tư thế yêu cầu thì bác sĩ sẽ xem xét tình trạng, yêu cầu chụp thêm MRI. Với bệnh nhân có tổn thương dây thần kinh hoặc tổn thương đĩa đệm cũng cần chụp MRI bổ sung với kết quả chụp X-quang.
Sau khi chụp X-quang, hình ảnh sẽ được in ra và gửi cho bác sĩ của bạn trong một vài ngày. Không có biến chứng gì sau khi chụp X-quang. Nếu gặp vấn đề về sức khỏe, hãy thông báo cho kỹ thuật viên để được hỗ trợ.
3. Kết quả chụp X-quang cột sống cổ cho biết điều gì?
Nếu kết quả chụp X-quang thấy xương và các mô bình thường nghĩa là có thể bạn không bị dị tật cột sống, xương phát triển bất thường, thoái hóa đốt sống,...
Kết quả chụp X-quang giúp tìm ra nguyên nhân gây đau nhức vùng cổ
Nếu có bất cứ bất thường nào, bác sĩ sẽ cùng thảo luận dựa trên kết quả X-quang, kết hợp với các phương pháp chẩn đoán khác để đưa ra chẩn đoán tình trạng và phương pháp điều trị.
Cột sống cổ bình thường
Kết quả chụp X-quang cột sống cổ bình thường như sau:
- Không bị trật khớp, không có dị vật, không bị gãy xương.
- Vùng mô mềm xung quanh bình thường.
- Các đốt sống bình thường, sắp xếp đều đặn (hình dạng, kích thước).
- Đủ 3 đường cong cột sống.
Cột sống cổ bất thường
- Độ cong cột sống bất thường.
- Gãy xương, trật khớp, có dị vật.
- Bệnh về đĩa sống: thấy khoảng cách giữa 2 đốt sống bị hẹp lại.
- Có biểu hiện bệnh lý: các đốt sống bị xẹp (loãng xương), viêm khớp.
Chụp X-quang ngày càng phổ biến
Hình ảnh chụp X-quang là tài liệu quan trọng để quyết định chẩn đoán của bác sĩ. Theo đó, bác sĩ có thể xem xét tìm kiếm dấu vết của những bất thường trên đốt sống cổ, tìm nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị. Thời gian chụp nhanh chóng, mức độ chính xác cao, lại tiện lợi nên hiện được sử dụng rất phổ biến.
Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật chụp X-quang này, hi vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn và có sự chuẩn bị nếu được chỉ định chụp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!